Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
HẬU COVID-19Doanh NghiệpẢnh hưởng của dịch Covid-19 đến thị trường xuất khẩu cà phê Tây Nguyên

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến thị trường xuất khẩu cà phê Tây Nguyên

ca phe tay nguyen 23.3.21

Cà phê là loại hàng hóa được giao dịch nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau dầu mỏ. Đây cũng là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn, đứng đầu trong số các mặt hàng xuất khẩu nông nghiệp tại nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, cà phê là ngành hàng quan trọng, chiếm 3% GDP cả nước, kim ngạch xuất khẩu nhiều năm đạt trên 3 tỷ USD. Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến thị trường cà phê thế giới cũng như trong nước đang khiến cho ngành Cà phê gặp nhiều khó khăn và thách thức. Bài viết sẽ tập trung phân tích về những ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 đến thị trường xuất khẩu xà phê Tây Nguyên.

1. Dịch Covid-19 ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu cà phê Tây Nguyên

- Diện tích trồng cà phê mở rộng trong thời gian trước đây

Theo kế hoạch, mặc dù giảm diện tích, nhưng thực hiện đồng bộ các giải pháp, các địa phương trong vùng trọng điểm của cả nước sẽ đạt sản lượng từ 1 triệu tấn cà phê nhân/năm trở lên (gần bằng sản lượng hiện nay).

Từ năm 2008 đến nay, các địa phương vùng trọng điểm cà phê của cả nước đã bắt đầu triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm diện tích để phát triển cà phê theo quy hoạch. Tuy nhiên, thực tế ở nhiều địa phương, khi giá cà phê tăng, một bộ phận nông dân, doanh nghiệp vẫn tự phát mở rộng diện tích ngoài vùng quy hoạch dẫn đến diện tích cà phê vượt quá quy mô theo định hướng của Chính phủ. Các địa phương hiện vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để giảm diện tích cà phê theo đúng quy hoạch.

Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hiện nay các địa phương trong vùng trọng điểm đã có tổng diện tích cà phê trên 539.800ha; trong đó tỉnh Đắk Lắk có trên 201.340ha, Lâm Đồng có 145.700ha, Đắk Nông có trên 116.350ha,…

Cũng do mở rộng diện tích ồ ạt, không theo quy hoạch, hàng năm cứ đến mùa khô, các địa phương trong vùng trọng điểm cà phê liên tục bị khô hạn, thiếu nước tưới làm chết khô, hoặc giảm năng suất hàng chục ngàn ha cà phê, làm thiệt hại nhiều tỷ đồng cho nông dân. Chỉ riêng mùa khô năm nay, tỉnh Đắk Lắk đã có trên 26.000 ha cà phê bị khô hạn, thiếu nước tưới làm giảm năng suất hoặc chết khô.

Đắk Lắk là tỉnh có diện tích, sản lượng cà phê nhiều nhất nước. Cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của tỉnh (chiếm hơn 80% kim ngạch xuất khẩu hàng năm), tạo việc làm ổn định cho trên 300.000 người trực tiếp sản xuất và gần 200.000 người có liên quan đến cây cà phê. Hiện tại và trong nhiều năm tới, cây cà phê vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh.

Từ năm 2008, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã có Nghị quyết chuyên đề về phát triển cây cà phê bền vững trong thời kỳ mới. Mục đích của Nghị quyết là ổn định từ 150.000-170.000 ha cà phê trong vùng sinh thái thuận lợi để thâm canh, tăng năng suất đạt sản lượng mỗi năm từ 400.000 tấn cà phê nhân trở lên. Thế nhưng, từ khi có Nghị quyết chuyên đề về phát triển cây cà phê bền vững, đến nay diện tích cà phê ở Đắk Lắk chẳng những không giảm mà mỗi năm lại một tăng.

- Ảnh hưởng của dịch Covid

Cà phê là một trong những loại nông sản chủ lực của nước ta và bị ảnh hưởng lớn nhất bởi dịch Covid-19 khi phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ nước ngoài như: Trung Quốc, Châu Âu, Mỹ. Điều đó khiến việc xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp gần như tê liệt. Người dân phải bán dần cà phê với giá rẻ để chi tiêu, trả nợ và tái đầu tư cho vườn cà phê. Với giá cả như hiện nay, người trồng cà phê thiệt hại nhiều. Phân bón, vật tư cao, nhân công cũng cao, mọi chi phí đều tăng nhưng giá cà phê lại giảm. Tình trạng này khiến người nông dân rất khó khăn.

Cùng với nông dân, các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu cà phê cũng đang lao đao vì ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ông Nguyễn Minh Đường, Giám đốc Công ty Xuất khẩu nông sản Tây Nguyên (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) cho biết, giá cà phê đang sụt giảm nghiêm trọng, hiện chỉ khoảng 30.000đ/kg, thấp hơn so với giá thành là 32.000 - 33.000đ/kg. Giá thấp khiến nông dân hạn chế bán ra, doanh nghiệp thiếu nguồn cung cho xuất khẩu.

Giá cà phê liên tục sụt giảm những năm qua và thời điểm này đang ở mức thấp kỷ lục trong vòng 10 năm trở lại đây. Điều này khiến nông dân có xu hướng chặt bỏ cà phê để thay thế bằng loại cây khác. Dự báo, các doanh nghiệp khẩu nói riêng, ngành Cà phê nói chung sẽ bị ảnh hưởng rất lớn trong thời gian tới.

2. Giải pháp

Trước tình hình khó khăn này, thứ nhất, Chính phủ nếu hỗ trợ thì hỗ trợ cho nông dân vay một mức lãi ưu đãi tương đối để nông dân có vốn đầu tư. Đồng thời, cần quản lý tốt một số khâu đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vật tư sản xuất, tránh vật tư giả, kém chất lượng làm thiệt hại đến năng suất cây trồng của nông dân.

Thứ hai, do việc xuất khẩu cà phê dạng thô và sơ chế vẫn khá phổ biến, các doanh nghiệp đầu tư vào chế biến sâu mới trong khoảng 3 năm trở lại đây. Ngay lập tức, các doanh nghiệp đều nhận được những tín hiệu thuận lợi từ việc kinh doanh nông sản chế biến sâu. Ví dụ, việc đầu tư chế biến cà phê từ năm 2007 tại khu công nghiệp Hòa Phú đến nay, các sản phẩm cà phê bột, cà phê hòa tan của doanh nghiệp đã có mặt tại 20 nước. Thị trường châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Sigapore gia tăng mạnh cộng với sức tăng tiêu thụ nội địa là lý do để năm 2021 doanh nghiệp quyết định mở rộng nhà máy, tăng công suất chế biến lên gấp 2 lần, là 4000 tấn/năm. Việc tăng chế biến sâu sẽ là cơ sở để liên kết mạnh theo chuỗi với nông dân.

Thứ ba, từng bước thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu trong sản xuất nông sản xuất khẩu (SXNS XK) bằng các mô hình sản xuất tiên tiến, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Thúc đẩy tích tụ và tập trung sản xuất để từng bước tiến lên sản xuất lớn hiện đại.

Thứ tư, mở rộng và đa dạng hóa thị trường, cải thiện khả năng xâm nhập trực tiếp vào thị trường nước ngoài. Tạo lập chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới. Tích cực tham gia hợp tác khu vực và toàn cầu trong phát triển NSXK.

Thứ năm, thực hiện chính sách hoàn thiện chuỗi giá trị theo hướng bền vững của ngành sản xuất nông sản xuất khẩu vùng Tây Nguyên. Đó là phải có một quy hoạch vùng hiệu quả, xây dựng kế hoạch liên kết vùng nhằm tạo không gian thống nhất giữa các địa phương để thúc đẩy hợp tác trong từng công đoạn và toàn bộ chuỗi giá trị xuất khẩu nông sản. Cần có những ưu đãi về thời gian thuê đất; hỗ trợ tích tụ đất đai, thuế, vốn vay, bảo hiểm rủi ro, đào tạo nguồn nhân lực để giúp nông dân và các doanh nghiệp ở Tây Nguyên yên tâm đầu tư lớn, tập trung chuyên canh, lựa chọn công nghệ phù hợp.

Tăng cường vai trò của doanh nghiệp trong khâu chế biến và tạo dựng thương hiệu để nâng cao sự tham gia của hàng nông sản Tây Nguyên trong chuỗi giá trị xuất khẩu. Các doanh nghiệp Tây Nguyên cần hợp tác chặt chẽ với nhau trong các khâu của chuỗi, tập trung tháo gỡ các nút thắt trong khâu chế biến, tạo dựng thương hiệu. Các doanh nghiệp cũng cần đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường liên kết giữa “4 nhà” để đầu tư công nghệ hiện đại phục vụ chế biến sâu các nông sản xuất khẩu của khu vực.

Thứ sáu, thành công của một doanh nghiệp hay rộng hơn là một ngành phụ thuộc lớn vào hiệu quả hợp tác của các chuỗi cung ứng, từ việc mua nguyên-vật liệu, bán thành phẩm, quản lý hàng tồn kho đến phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng còn gặp khá nhiều hạn chế. Điều này thể hiện rõ ở chỗ các doanh nghiệp còn thiếu quy hoạch và tầm nhìn chiến lược trong các mối quan hệ, còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên-vật liệu nhập từ bên ngoài, từ đó làm giảm sức cạnh tranh. Do đó, các doanh nghiệp cần lên kế hoạch cụ thể trong việc thiết kế và điều hành hoạt động của chuỗi cung ứng, đầu tiên là quyết định lựa chọn đối tác. Hoạt động hợp tác phải dựa trên lợi ích, nhược điểm và sự kỳ vọng cũng như phù hợp với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, nên xác định các hoạt động hợp tác cụ thể trong chuỗi cung ứng để đảm bảo mức độ hợp tác phù hợp và cần thiết. Đồng thời, cần thiết lập và duy trì bền vững các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng nhằm đảm bảo lợi ích giữa các thành viên, lợi ích chuỗi, cũng như chia sẻ rủi ro trên thị trường. Thêm nữa, các doanh nghiệp cần tìm kiếm, mở rộng nhiều quan hệ hợp tác và có kế hoạch đồng bộ hóa các hoạt động hợp tác trong chuỗi cung ứng nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác trong chuỗi cung ứng.

Thứ bảy, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết hợp lý vấn đề sở hữu kinh tế; tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực mà trọng tâm là đào tạo nghề cho nguồn nhân lực nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số; kết hợp giữa tăng thu nhập nhờ tăng hiệu quả sản xuất và các chính sách ưu đãi của Nhà nước để ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.

Thứ tám, quản lý chặt chẽ đất đai; đổi mới chính sách hạn điền; sử dụng đất đai hợp lý nhằm bảo vệ đất, bảo vệ rừng và đa dạng sinh học của vùng. Giải quyết dứt điểm tình trạng phá rừng để làm nương rẫy. Coi bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học là vấn đề không thể tách rời trong phát triển bền vững NSXK.

THS. LÊ MINH THÀNH (Khoa Kế toán - Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp)

Nguồn: Tạp chí Công Thương

Từ khóa: chính sách, kết quả nghiên cứu, xuất khẩu cà phê, châu Âu, thị trường cà phê, Covid- 19

Hậu Covid-19

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007371584
Go to top