Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngThị trường khácXuất khẩu sang Hàn Quốc: Tận dụng hiệu quả C/O ưu đãi

Xuất khẩu sang Hàn Quốc: Tận dụng hiệu quả C/O ưu đãi

c o hq 28.4.21

Những năm gần đây, Hàn Quốc liên tục là một trong những thị trường dẫn đầu về tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu có sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi. Năm 2020, tỷ lệ này đạt 52% với kim ngạch hàng hóa xuất khẩu được cấp C/O gần 10 tỷ USD.

Nông - thủy sản tận dụng tốt C/O ưu đãi

Hiện, nhóm hàng xuất khẩu đi Hàn Quốc có tỷ lệ sử dụng C/O cao nhất là nhóm nông - thủy sản, đều ở mức trên 90%. Ngoài ra, các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực cũng có mức sử dụng C/O cao như gỗ và sản phẩm gỗ (80%); giày dép (gần như 100%); hàng dệt may (94%).

Việc sử dụng ưu đãi từ Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) được lý giải có được là do doanh nghiệp đã nắm vững quy tắc xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu đi thị trường Hàn Quốc. Bên cạnh đó, quy tắc xuất xứ của AKFTA và VKFTA tương đối linh hoạt; hàng hóa sản xuất, xuất khẩu có thể đáp ứng tiêu chí để được cấp C/O mẫu AK và VK. Đáng chú ý, các doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc tại Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu từ Hàn Quốc và áp dụng nguyên tắc cộng gộp xuất xứ đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu sang Hàn Quốc.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Hàn Quốc là sản phẩm dệt may, điện thoại và linh kiện điện tử, thủy sản, gỗ và các sản phẩm gỗ, giày da… Nhiều mặt hàng của Việt Nam có chất lượng cao và chiếm được cảm tình của người tiêu dùng Hàn Quốc đã góp phần tăng trưởng kim ngạch buôn bán hai chiều trong những năm qua.

Chú trọng đáp ứng tốt quy tắc xuất xứ

Theo Bộ Công Thương, để tận dụng tốt cơ hội từ thị trường, doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ và đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa đã được Bộ Công Thương ban hành tại Thông tư số 40/2015/TT-BCT quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định VKFTA. Theo đó, trong phạm vi Hiệp định VKFTA, hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ của một nước thành viên được coi là có xuất xứ và đủ điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan nếu hàng hóa đó đáp ứng một trong các quy định về xuất xứ sau: Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu; không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu, nhưng đáp ứng quy định về hàng hóa có xuất xứ không thuần túy; quy tắc cụ thể mặt hàng; quy định đối với hàng hóa đặc biệt và cộng gộp; được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu chỉ từ những nguyên liệu có xuất xứ Việt Nam hoặc Hàn Quốc.

Hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan cần đáp ứng đầy đủ các quy định của thông tư này và được vận chuyển trực tiếp giữa các lãnh thổ của các nước thành viên.

Trường hợp hàng hóa đang trong quá trình vận chuyển từ nước thành viên xuất khẩu đến nước thành viên nhập khẩu phải quá cảnh qua một hay nhiều nước không phải là thành viên Hiệp định VKFTA, bên ngoài lãnh thổ của các nước thành viên, vẫn được coi là vận chuyển trực tiếp, với điều kiện: Việc quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lý hoặc do yêu cầu có liên quan đặc biệt đến vận tải; hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại nước quá cảnh đó; hàng hóa không trải qua bất kỳ công đoạn nào khác, trừ việc dỡ hàng và bốc lại hàng hoặc những công đoạn cần thiết để bảo quản hàng hóa trong điều kiện tốt.

Để được hưởng ưu đãi thuế quan, hàng hóa phải có C/O theo mẫu quy định. Mỗi nước thành viên duy trì việc đăng ký, cập nhật danh sách tên và mẫu con dấu của Tổ chức cấp C/O của nước thành viên đó. Hiện nay, các tổ chức cấp C/O của Việt Nam, bao gồm: Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Hải Phòng, Bình Dương, Vũng Tàu, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Tiền Giang, Cần Thơ, Hải Dương, Bình Trị Thiên, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Ninh Bình và Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội.

Tiềm năng để phát triển thương mại giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc rất lớn. Hiệp định thương mại tự do song phương đã và đang góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ chính trị, kinh tế và văn hóa giữa hai nước, thắt chặt hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc.

Nguồn: Công Thương

Từ khóa: xuất khẩu, thị trường Hàn Quốc, tận dụng hiệu quả C/O ưu đãi

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007386666
Go to top