Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngThị trường Hoa KỳDệt may có thể giành thêm thị phần của Trung Quốc tại Mỹ

Dệt may có thể giành thêm thị phần của Trung Quốc tại Mỹ

detmay1504

Việt Nam nổi lên là lựa chọn hàng đầu của các công ty thời trang Mỹ để thay thế một phần nguồn hàng từ Trung Quốc.

Báo cáo về triển vọng ngành dệt may của Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa công bố cho biết đại dịch COVID-19 và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung khiến môi trường kinh doanh thêm bất ổn đối với các công ty thời trang của Mỹ, dẫn đến những thay đổi trong chiến lược tìm nguồn cung ứng của các nước này.

Việt Nam có nhiều thế mạnh để thu hút đơn hàng, nhưng Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp hàng đầu trong ngắn hạn. Tuy nhiên, vấn đề nguồn cung từ Tân Cương sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam giành thêm nhiều thị phần may mặc từ Trung Quốc.

Theo phân tích của VDSC xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang Mỹ giảm thấp nhất trong tất cả các nguồn cung cấp trong năm 2020 nhờ các lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Cụ thể, Trung Quốc giảm 39,2%, Ấn Độ giảm 25,6%, Bangladesh giảm 11,7% hay Indonesia giảm hơn 20% nhưng Việt Nam chỉ giảm 7,2%.

Đáng chú ý, trong số những nhà cung cấp dệt may hàng đầu như Trung Quốc, Việt Nam, Bangladesh, Indonesia, Ấn Độ thì Trung Quốc tiếp tục mất thị phần, từ 33% năm 2019 xuống 28% năm 2020 trong khi Việt Nam có mức tăng thị phần mạnh nhất từ 13% lên 15%.

VDSC cho biết việc tái phân bổ thị phần đã tăng tốc kể từ năm 2019, do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Việt Nam nổi lên là lựa chọn hàng đầu của các công ty thời trang Mỹ để thay thế một phần nguồn hàng từ Trung Quốc. Nguyên nhân là Việt Nam có chi phí thấp hơn Trung Quốc và Ấn Độ trong khi có hiệu quả cao hơn Bangladesh.

Với hàng rào thuế quan cao từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, việc chuyển hướng tìm nguồn cung từ Trung Quốc sang các nước khác đã khiến chi phí của các công ty thời trang Mỹ tăng lên 63% vào năm 2020.

Theo báo cáo của VDSC, Chính phủ Mỹ đã thực thi một loạt các hành động, bao gồm cả việc Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ ban hành lệnh cấm lưu thông các sản phẩm chứa bông có nguồn gốc từ Tân Cương, nhằm đối phó với vấn đề lao động cưỡng bức ở Tân Cương (Trung Quốc).

Do đó, nhập khẩu hàng dệt may từ bông của Mỹ từ Trung Quốc đã giảm gần 40% trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may Trung Quốc của Mỹ giảm 30,7% vào năm 2020.

"Việt Nam chủ yếu nhập khẩu bông để sản xuất sợi từ Mỹ và Brazil, do đó, việc Mỹ cấm bông Tân Cương sẽ mở ra nhiều cơ hội cho sản xuất và xuất sợi bông và vải của Việt Nam", VDSC nhận định.

Số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, ngành dệt may trong quý 1/2021 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm trước. Dù dịch bệnh vẫn còn, tuy nhiên đến thời điểm hiện nay các doanh nghiệp đã tìm được hướng đi phù hợp, thị trường dệt may, da giày thế giới đã dần sôi động trở lại.

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc quý I ước đạt 7,2 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại tăng 31%; kim ngạch xuất khẩu vải mành, vải kỹ thuật khác tăng 8,8%.

Ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, để đạt được mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 2021 tương đương với 2019 (đạt 39 tỷ USD), mục tiêu trung bình là 38 tỷ USD, bên cạnh quyết tâm của doanh nghiệp thì doanh nghiệp dệt may xin kiến nghị Chính phủ tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, tỷ giá, lãi suất; tiếp tục giảm lãi suất vay dài hạn cũng như đầu tư sản xuất nguyên liệu phục vụ, đáp ứng quy tắc xuất xứ của các hiệp định thương mại tự do. Ngoài ra, Chính phủ có chính sách cụ thể cho phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt may.

Nguồn: Diễn đàn Doanh nghiệp

Từ khóa: hướng đi phù hợp, xuất sợi bông và vải, chính sách cụ thể, nguyên liệu phục vụ, quy tắc xuất xứ

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007370963
Go to top