Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngThị trường EUEU tìm kiếm biện pháp phòng vệ thương mại mới

EU tìm kiếm biện pháp phòng vệ thương mại mới

eu

Công cụ chống áp bức (ACI) được kỳ vọng sẽ là một phương thức hiệu quả, có tính răn đe cao của Liên minh châu Âu (EU) nhằm bảo vệ các nước thành viên trước hành vi “áp bức” về kinh tế từ bên thứ ba.

Tân Hoa xã đưa tin, ngày 8-12, tại thủ đô Brussels của Bỉ, Ủy ban châu Âu (EC) đã thảo luận kế hoạch trả đũa những quốc gia gây sức ép thương mại với EU thông qua việc đề xuất xây dựng ACI. Động thái này xuất phát từ nhận định của khối về xu hướng căng thẳng địa chính trị thường “lan sang” lĩnh vực thương mại trong thời gian gần đây.

Đề xuất sẽ tiếp tục được Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu thảo luận. “Khi căng thẳng địa chính trị gia tăng, thương mại ngày càng bị “vũ khí hóa”. EU cùng với các nước thành viên đang trở thành mục tiêu bị đe dọa kinh tế. Chúng ta cần các công cụ thích hợp để đối phó”, Phó chủ tịch EC Valdis Dombrovskis nhấn mạnh tại hội nghị.

Theo dự thảo đề xuất, ACI sẽ nhắm tới các quốc gia cố gắng can thiệp vào “những lựa chọn chủ quyền hợp pháp” của EU hoặc một trong số 27 nước thành viên EU bằng cách hạn chế hoặc đe dọa hạn chế thương mại hay đầu tư để từ đó dẫn đến sự thay đổi chính sách ở trong nội khối về các lĩnh vực như: Biến đổi khí hậu, thuế hoặc an toàn thực phẩm.

Một số ví dụ về áp bức kinh tế được EC đề cập bao gồm áp thuế nhập khẩu bổ sung, kiểm tra mang tính phân biệt đối xử với hàng hóa xuất khẩu từ một nước thành viên EU, tẩy chay hàng hóa hay nhà đầu tư từ EU.

Dự thảo đề xuất cũng đưa ra một loạt phản ứng nhanh chóng, hiệu quả mà EU có thể thực hiện nếu xác định một hành vi kinh tế, thương mại nào đó có tính chất “cưỡng ép, bắt nạt”. Cụ thể, tùy từng trường hợp mà EU sẽ xem xét áp đặt hàng rào thuế quan, hạn chế nhập khẩu, cho đến hạn chế đầu tư và khả năng tiếp cận thị trường của khối.

Thời gian qua, áp bức kinh tế là một trong những chủ đề “nóng”, được quan tâm hàng đầu trong các chương trình nghị sự của EU, bên cạnh công tác phòng, chống dịch và phục hồi hậu Covid-19. Một ví dụ điển hình đó chính là tranh chấp thương mại giữa EU và Mỹ do cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động.

Dưới thời Tổng thống Donald Trump, Washington áp thuế bổ sung đối với thép, nhôm và nhiều hàng hóa khác của châu Âu, trong khi Brussels cũng “ăn miếng trả miếng”. Phải đến khi ông Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ, hai bên mới bắt đầu có những động thái thiện chí hợp tác giải quyết các mâu thuẫn.

Cuối tháng 10 vừa qua, hai bên đã đạt được thỏa thuận, trong đó Mỹ dừng áp thuế quan bảo hộ thương mại đối với thép và nhôm của EU, ngược lại EU hủy bỏ những biện pháp trả đũa đã áp dụng lâu nay đối với một số dòng sản phẩm của Mỹ.

Chính vấn đề xung khắc thương mại giữa Brussels và Washington đã đặt ra yêu cầu cấp thiết EU phải có một công cụ nhất quán mới như ACI để tạo “lớp phòng vệ” cho khối. Dù vậy, đề xuất trên sẽ ưu tiên cách tiếp cận mềm dựa trên đàm phán sau khi EU tiến hành đánh giá kỹ lưỡng liệu đối phương có hành vi áp bức kinh tế hay không. Các biện pháp trả đũa sẽ chỉ được áp đặt nếu cách giải quyết “bằng biện pháp hòa bình” thất bại.

Việc gia tăng các biện pháp tự vệ hay bảo hộ thương mại được nhiều quốc gia xem xét sử dụng hoặc đang sử dụng nhằm bảo vệ các ngành sản xuất trong nước, đặc biệt là khi dịch bệnh làm hoạt động sản xuất đình đốn. Đề xuất ACI rõ ràng là thông điệp cho thấy EU sẽ quyết tâm bảo vệ lợi ích của khối trong môi trường thương mại quốc tế đầy biến động khó lường.

Nguồn: Quân đội nhân dân

Từ khóa: EU, biện pháp phòng vệ thương mại 

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007389967
Go to top