Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngThị trường ASEANTiềm năng xuất khẩu nông sản vào thị trường Malaysia

Tiềm năng xuất khẩu nông sản vào thị trường Malaysia

t2dt

Malaysia là thị trường khá lớn, với dân số hơn 32 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người cao. Malaysia có chính sách thương mại thoáng, cởi mở và là một nền kinh tế có khả năng cạnh tranh cao trên thế giới. Do đó, nơi đây được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu nông sản, đặc biệt là các DN của tỉnh An Giang.

Tiềm năng xuất khẩu nông sản

Theo số liệu thống kê năm 2019 cho thấy, sản lượng công nghiệp của Malaysia chiếm 21,3%, dịch vụ chiếm 57,9% trong GDP (khoảng 364 tỷ USD), nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 7,2%, còn lại là xây dựng và nhập khẩu. Trong sản xuất nông nghiệp, cây cọ dầu là sản phẩm đóng góp chính vào GDP, tiếp theo là các ngành nông nghiệp khác, như: chăn nuôi, đánh bắt thủy sản, lâm nghiệp, khai thác và chế biến gỗ…

Ông Phạm Quốc Anh (Tham tán thương mại Việt Nam tại Malaysia) cho biết, đây là quốc gia công nghiệp phát triển nên Malaysia có nhu cầu nhập khẩu lớn các mặt hàng thực phẩm, như: gạo, cà phê, rau, củ, quả, thủy sản, bánh kẹo… với giá trị hơn 50 tỷ Ringgit mỗi năm. Hiện nay, Việt Nam là một trong những đối tác thương mại, là nhà cung cấp lớn nhất cho thị trường Malaysia các mặt hàng, như: gạo, cà phê, thủy sản, dệt may, da giày, đồ gỗ… Theo dự báo thời gian tới, các DN Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường này với các mặt hàng như: rau, củ, quả, hải sản, đồ ăn uống, bánh kẹo, phụ phẩm thức ăn chăn nuôi...

Theo báo cáo của Bộ nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm Malaysia, nhập khẩu nông sản của nước này tăng trưởng trung bình 6,5% mỗi năm, từ 30 tỷ Ringgit năm 2010 lên 50 tỷ Ringgit năm 2018. Ngoài ra, theo số liệu của Văn phòng các vấn đề nông nghiệp của Mỹ tại Kuala Lumpur (Malaysia), tổng giá trị nhập khẩu của Malaysia năm 2019 đạt gần 18,3 tỷ USD. Trong đó, phần lớn lương thực nhập từ các quốc gia: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, New Zealand, Mỹ, Việt Nam…

Thống kê của chính phủ Malaysia cho thấy, lượng nhập khẩu cao nhất trong năm 2018 là ngũ cốc với 7,1 tỷ Ringgit, tiếp theo là cà phê, ca cao, trà và gia vị trị giá 7 tỷ Ringgit; nguyên liệu thô giá trị 5,9 tỷ Ringgit, rau quả đạt 4,6 tỷ Ringgit; cá và động vật giáp sát 4,1 tỷ Ringgit, trái cây 3,9 tỷ Ringgit, thịt 3,9 tỷ Ringgit, đường 3,8 tỷ Ringgit, sữa và các sản phẩm từ sữa đạt 3,8 tỷ Ringgit…

Cũng theo ông Phạm Quốc Anh, căn cứ vào khả năng tự cung cấp các loại nông phẩm trên của Malaysia, có thể nhận thấy nhu cầu nhập khẩu của Malaysia là rất lớn và các DN Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản thời gian tới, như: gạo, cà phê; các loại rau, quả… Đối với mặt hàng gạo, Malaysia chỉ sản xuất được lượng gạo đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu tiêu thụ cả nước. Do đó, nhu cầu nhập khẩu từ 0,9-1 triệu tấn gạo mỗi năm để phục vụ nhu cầu trong nước và dự trữ với giá trị 400 triệu USD. Đây là mặt hàng mà những năm gần đây, Việt Nam là đối tác cung cấp gạo hàng đầu của Malaysia và An Giang là một trong những tỉnh sản xuất lúa gạo hàng đầu cả nước. Ngoài gạo thì nông sản cũng là một trong những thế mạnh của tỉnh An Giang để xuất vào thị trường Malaysia.

Nhiều thách thức cho doanh nghiệp

Hiện nay, thị trường nhập khẩu của Malaysia có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước, nhất là các cường quốc về nông nghiệp, như: Australia, New Zealand, Mỹ, Trung quốc và một số nước trong khối ASEAN, như: Thái Lan, Indonesia, Myanmar… Để thâm nhập và có chỗ đứng vững chắc ở thị trường Malaysia, các DN, đặc biệt là các DN của An Giang cần chú ý đến những chứng nhận, đạo luật và các yêu cầu khắt khe của thị trường này.

Đầu tiên là chứng nhận Halal. Mặc dù đây là chứng nhận không bắt buộc, nhưng Malaysia là quốc gia mà người theo đạo Hồi giáo chiếm đa số, sản phẩm có chứng nhận Halal sẽ có nhiều cơ hội thâm nhập thị trường hơn. Bên cạnh đó, hoạt động nhập khẩu thực phẩm vào Malaysia cần tuân thủ đạo luật thực phẩm của Malaysia năm 1983 và quy định về thực phẩm năm 1985 với các quy định về: tiêu chuẩn thực phẩm, vệ sinh thực phẩm và xuất, nhập khẩu thực phẩm, quảng cáo thực phẩm. Ngoài ra, cần phải tuân thủ yêu cầu về bao bì, đóng gói, dán nhãn hàng hóa…

Thời gian qua, Sở Công thương An Giang đã tăng cường công tác kết nối với các tham tán thương mại Việt Nam tại nước ngoài, trong đó có Malaysia để hỗ trợ giới thiệu thông tin DN xuất khẩu của tỉnh đến DN nhập khẩu của nước sở tại. Bên cạnh đó, cung cấp thông tin DN có nhu cầu nhập khẩu gạo và thủy sản, rau, quả của nước sở tại cho Sở Công thương để thông tin đến DN xuất khẩu của tỉnh.

Ngoài ra, Sở Công thương còn tiếp chuyển thông tin của Tham tán thương mại Việt Nam tại Malaysia và Singapore về nhu cầu lương thực, rau, quả đông lạnh đến DN của tỉnh. Đồng thời, có văn bản gửi đến Phòng Thương mại và Hiệp hội DN nước ngoài tại Việt Nam đề xuất hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu ngành thủy sản của tỉnh… góp phần không nhỏ trong việc đưa kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng 4,29% so năm 2019.

Nguồn: Báo An Giang 

Từ khóa: thách thức cho doanh nghiệp, cạnh tranh mạnh mẽ, cường quốc về nông nghiệp, yêu cầu khắt khe, hỗ trợ thúc đẩy

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007390373
Go to top