Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phòng vệ thương mạiPhòng vệ thương mại - trụ cột không thể tách rời quá trình hội nhập quốc tế

Phòng vệ thương mại - trụ cột không thể tách rời quá trình hội nhập quốc tế

pvtm

Các biện pháp phòng vệ thương mại là một phần tất yếu không thể tách rời quá trình hội nhập quốc tế, là công cụ đảm bảo cho quá trình hội nhập kinh tế cũng như xuất nhập khẩu bền vững....

Số lượng vụ kiện do nước ngoài khởi xướng điều tra gia tăng đáng kể

Phòng vệ thương mại (PVTM) là công cụ chính sách được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho phép các nước thành viên sử dụng nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của hàng hóa nhập khẩu như bán phá giá hay nhận trợ cấp từ Chính phủ hoặc trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh gây ảnh hưởng tới ngành sản xuất nội địa.

Đến nay, Việt Nam đã tham gia, ký kết 15 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) và đang đàm phán 02 FTA nữa. Điều này một mặt mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, tuy nhiên, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro như số lượng các vụ việc PVTM gia tăng, gian lận nguồn gốc xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp, lẩn tránh thuế PVTM.

Nhận thức được tầm quan trọng của công cụ PVTM, thời gian qua, Chính phủ và Bộ Công Thương đã ban hành nhiều Đề án, Chương trình nhằm nâng cao năng lực của Việt Nam. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ", Đề án "Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại" với mục đích ngăn ngừa và ứng phó với các vụ kiện PVTM của nước ngoài, hướng tới xuất khẩu bền vững.

Ông Đinh Quốc Thái, Tổng thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, đối với ngành thép, những năm gần đây (giai đoạn 2016-2021), xuất khẩu thép của Việt Nam đã đạt kết quả đáng rất đáng mừng, tăng trưởng bình quân XK thép và bán thành phẩm thép (thép thô, ferro...) khoảng hơn 20%/năm, trong đó tính riêng XK thép thành phẩm tăng trưởng khoảng 12%/năm. Mặc dù phải đối phó với đại dịch Covid 19, ngành thép Việt Nam vẫn có những bước bứt phá ngoạn mục.

Trong 10 tháng đầu năm 2021, Việt Nam đã xuất khẩu được khoảng 6,5 triệu tấn thép, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020. Việc hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài bị điều tra về các vụ việc PVTM là điều dễ hiểu và hết sức bình thường. Nhất là đối với những ngành quan trọng, đóng vai trò xương sống của ngành công nghiệp như ngành thép, một ngành có truyền thống trên thế giới phải đối mặt với các vụ việc PVTM.

Trong 10 năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về quy mô và chất lượng, sản phẩm thép Việt Nam là một trong những mặt hàng có số lượng vụ kiện do nước ngoài khởi xướng điều tra gia tăng đáng kể. Trong giai đoạn đầu khi đối mặt với các vụ kiện về PVTM, các doanh nghiệp sản xuất thép gặp nhiều khó khăn, thách thức. Có thể nói giai đoạn đầu chúng ta rất lúng túng, thiếu chủ động trong việc chuẩn bị tham gia kháng kiện.

Nguyên nhân sâu xa là vấn đề nhận thức của doanh nghiệp về PVTM còn hạn chế, đồng thời năng lực tham gia kháng kiện yếu, mức độ hiểu biết về các biện pháp này của nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn chưa đầy đủ, dẫn đến sự lúng túng nhất định khi phải đối mặt giải quyết tranh chấp.

Tiếp theo phải kể đến khó khăn như khả năng về ngôn ngữ (có những vụ việc cơ quan điều tra yêu cầu ngôn ngữ bản địa chứ không phải tiếng Anh quốc tế); kiến thức về luật pháp quốc tế, tranh tụng thương mại quốc tế, trình tự thủ tục giải quyết vụ kiện còn hạn chế; năng lực tài chính và nguồn nhân lực đủ trình độ và kinh nghiệp để theo đổi các vụ kiện kéo dài của doanh nghiệp còn yếu. Một điều cũng cần nhắc là trong giai đoạn đầu thì sự phối hợp, hợp tác và truyền thông giữa các doanh nghiệp thép với nhau, doanh nghiệp với Hiệp hội và các cơ quan quản lý chưa thực sự hiệu quả.

"Theo thống kê, trong thời gian kể từ 2004 – 10/2021, nước ngoài kiện thép xuất khẩu của Việt Nam là 66 vụ. Trong lúc khó khăn, đối mặt với các vụ việc PVTM, chúng tôi đã nhận đươc sự chỉ đạo, hỗ trợ, tư vấn của các cơ quan nhà nước rất có hiệu quả đặt biệt là Cục PVTM, Bộ Công thương. Nhờ đó, giờ đây các doanh nghiệp ngành thép, Hiệp hội thép đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, kiến thức về PVTM.

Có thể nói, nhận thức của doanh nghiệp trong ngành về PVTM cải thiện rất nhanh, đã có những doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Hòa Phát, Tập đoàn Hoa Sen, Tôn Đông Á… xuất khẩu sang thị trường lớn như Mỹ, EU thường xuyên bị áp dụng biện pháp PVTM, nhưng những doanh nghiệp này đã dành nguồn lực thích đáng cho việc ứng phó với các biện pháp PVTM, thu được kết quả ban đầu tích cực", ông Đinh Quốc Thái cho hay.

Công cụ để đảm bảo cho quá trình hội nhập kinh tế

Ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho hay, PVTM là công cụ rất quan trọng có từ rất sớm, xuất hiện từ cách đây hàng trăm năm, đặc biệt với các nước có nền kinh tế phát triển như Canada, Hoa Kỳ… Trong quá trình mở cửa, hội nhập, đặc biệt là quá trình tự do hóa của Tổ chức thương mại thế giới, tham gia Hiệp định FTA thì Tổ chức Thương mại thế giới và các thành viên đều tổ chức công cụ phòng vệ thương mại, chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ để tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng.

Thứ hai là khuyến khích bảo vệ các ngành sản xuất trong nước, tránh hiện tượng nhập khẩu tăng bất thường gây thiệt hại sản xuất trong nước. Thứ 3, để tăng hiệu quả, tạo điều kiện sản xuất cho các nền kinh tế hội nhập thành công. Trong thời gian qua, theo thống kê trên thế giới đến nay có 4.500 biện pháp phòng vệ thương mại được áp dụng. Các ngành bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại nhiều nhất là ngành sắt thép, kim loại cơ bản, hóa chất (phân bón) và các mặt hàng khác cũng đa dạng.

Tại Việt Nam, nhờ tác động của quá trình hội nhập nên kim ngạch xuất khẩu gia tăng nhanh chóng. Cụ thể năm 2001, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 30 tỷ USD. Đến năm 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 100 tỷ xuất nhập khẩu. Với tốc độ phát triển này, dự kiến năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu trên 600 tỷ USD. Như vậy, năng lực sản xuất, năng lực xuất khẩu của Việt Nam gia tăng nhanh chóng. Đây có thể là lý do chính khiến các biện phòng vệ thương mại đối với mặt hàng xuất khẩu gia tăng nhanh chóng.

Theo đó, các biện pháp phòng vệ thương mại là một phần tất yếu không thể tách rời với quá trình hội nhập quốc tế, là công cụ để đảm bảo quá trình hội nhập kinh tế nói chung cũng như xuất nhập khẩu bền vững. Trong bối cảnh gần đây xuất hiện một xu thế lớn, cùng quá trình hội nhập thì tính cạnh tranh, bảo hộ gia tăng nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt là bối cảnh dịch Covid-19, các nước tập trung tăng cường hỗ trợ một số ngành sản xuất trong nước.

Đặc biệt, đảm bảo chuỗi cung ứng trong mặt hàng chiến lược, đây là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo chuỗi cung ứng, cũng như bảo vệ xuất nhập khẩu bền vững của mình. Nhiều nước hiện nay đã gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với các mặt hàng chiến lược như sắt thép, phân bón, cho thấy các biện pháp phòng vệ có thể đảm bảo sản xuất, ít nhất là một phần mặt hàng chiến lược trong nước. Từ đó, các ngành sản xuất trong nước có khả năng chống chọi tốt hơn rất nhiều trước diễn biến nhanh trên thị trường quốc tế. Yếu tố thứ 3: Nhận thức được tầm quan trọng, vai trò của các biện pháp phòng vệ thương mại, Nhà nước đã có những chủ trương đúng đắn để triển khai công tác phòng vệ thương mại trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.

Đến nay, Việt Nam đã ứng phó tổng cộng là 208 vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với các mặt hàng sản xuất của nước ta. Nhiều nhất trong số này là mặt hàng sắt thép và mặt hàng thế mạnh khác như thủy sản, dệt may, gỗ… Cục Phòng vệ Thương mại đã phối hợp ứng phó kịp thời, hiệu quả, đảm bảo tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, giữ những thị trường xuất khẩu quan trọng. Việt Nam cũng đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng vệ thương mại.

Cụ thể, chúng ta đã điều tra, áp dụng 23 biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng nhập khẩu vào Việt Nam với nhiều mặt hàng như sắt thép, đường, sợi, phân bón… Các biện pháp đã tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần phát triển các ngành sản xuất trong nước, đặc biệt là với các ngành cơ bản. Theo ước tính, các ngành chiếm khoảng 6% GDP, bảo vệ việc làm hàng trăm nghìn lao động. Bộ Công Thương đã tổng hợp, tính tới quyền lợi của các bên liên quan như nhà sản xuất trong nước, nhà nhập khẩu, bên sử dụng… đảm bảo việc áp dụng các biện pháp đảm bảo đúng quy định cam kết các biện pháp quốc tế, góp phần nâng cao hiệu quả quá trình hội nhập.

Ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cũng đưa ra khuyến cáo, trong bối cảnh nước ta hội nhập sâu rộng, tham gia hiệp định thương mại tự do và hàng hóa của chúng ta đang được ưu đãi, với tác động rất tích cực của tiến trình hội nhập kinh tế của nước ta, chúng ta đã đạt được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu rất cao, kim ngạch xuất khẩu năm nay kì vọng nhiều khả năng sẽ đạt được trên 300 tỷ đô la. Và tiếp tục duy trì khả năng xuất siêu của chúng ta.

Các doanh nghiệp, ngành sản xuất xuất khẩu kể cả các ngành cạnh tranh thực tế trong nước, cạnh tranh hàng nhập khẩu cần coi công cụ, biện pháp bảo vệ thương mại là yếu tố tất yếu trong môi trường kinh doanh, các môi trường xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu lớn. Xu thế này còn gia tăng trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.

Từ nhận thức đó chúng ta sẽ đề ra được các chiến lược, từ kinh nghiệm của những ngành đã tham gia hội nhập sâu rộng, ngành đã có việc ứng phó bảo vệ thương mại thì cho rằng từ nhận thức của chúng ta sẽ có chiến lược về sản phẩm, thị trường, chiến lược về sản xuất, ứng phó.

"Trong thời gian sắp tới chúng tôi cũng sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên quan để triển khai ứng phó có hiệu quả công tác phòng vệ thương mại. Tiếp tục góp phần thực hiện nhiệm vụ về đảm bảo tăng trưởng xuất nhập khẩu, như là đảm bảo hội nhập hiệu quả của chúng ta.

Hiện tại các hiệp định thương mại truyền thống cũng như thế hệ mới đều có những điều khoản về phòng vệ thương mại, vì vậy công cụ phòng vệ thương mại cũng sẽ trở thành trụ cột đảm bảo công bằng và ngành sản xuất trong nước. Do đó hơn lúc nào hết đây chính là thời điểm cần nâng cao nhận thức về phòng vệ thương mại. Qua đó bảo vệ nền kinh tế doanh nghiệp thị trường phát triển xuất nhập khẩu ổn định và bền vững", ông Lê Triệu Dũng nhấn mạnh.

Nguồn: VietQ

Từ khóa: phòng vệ thương mại

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007390401
Go to top