Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếĐồng nhân dân tệ của Trung Quốc giảm giá tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu, ổn định tỷ giá hối đoái giúp giữ vững đà phục hồi kinh tế quốc gia

Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc giảm giá tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu, ổn định tỷ giá hối đoái giúp giữ vững đà phục hồi kinh tế quốc gia

ae9bc27e 09a0 4b71 8a0e 03ad88b5d6d3Chuyên gia: Sự ổn định tỷ giá hối đoái góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc gia

Hôm thứ sáu, Yang Lihua, Tổng giám đốc từ Chuwi, một công ty điện tử tiêu dùng hoạt động tại các thị trường nước ngoài, trả lời trong một cuộc phỏng vấn với Global Times: “Việc giảm giá đồng nhân dân tệ trong ngắn hạn là một lợi ích rõ ràng cho công ty của tôi. Ví dụ, nếu tôi bán một cái laptop giá 1,000 đô la, tôi chỉ có thể nhận được 6,300 nhân dân tệ (tương đương 945.02 đô la) nếu tôi nhận khoản thanh toán ở mức tỷ giá hối đoái trước đây, nhưng hiện giờ công ty tôi nhận được tới 6,700 nhân dân tệ. Do đó, dòng tiền của toàn bộ công ty đã tăng và mang lại lợi nhuận nhiều hơn.”

Hôm 19/4, đồng nhân dân tệ đã bắt đầu giảm giá nhanh chóng so với đồng đô la, mất giá gần 5% trong vòng nửa tháng qua. Việc đồng nội tệ Trung Quốc đột ngột trượt giá mạnh đã mang lại nhiều lợi ích rõ ràng cho các công ty thương mại nước ngoài như công ty Chuwi.

Các chuyên gia lưu ý rằng một tỷ giá hối đoái ổn định sẽ có lợi cho nền kinh tế tổng thể của Trung Quốc hơn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát lại và bất ổn địa chính trị.

Lợi nhuận cao hơn

Theo ông Yang, hoạt động kinh doanh của công ty đã chịu tác động đáng kể trong bối cảnh nhu cầu thị trường nước ngoài thu hẹp, giá nguyên liệu thô tăng và giá cước vận tải quốc tế tăng cao do đại dịch.

Ông Yang cho biết ban đầu ông không để ý đến tỷ giá hối đoái, nhưng khi lợi nhuận biên bị siết chặt và khoản lỗ tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận công ty, ông đã bắt đầu theo dõi tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ mỗi ngày.

Ông Yang cho biết: “Đồng nhân dân tệ giảm 5% tương đương lợi nhuận biên của công ty tăng 5 điểm, nghĩa là các công ty sẽ bắt đầu có lãi.”

Trong số các đồng tiền chính trên toàn cầu, đồng euro và đồng yên Nhật tiếp tục giảm giá so với đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, điều này đã có tác động rõ ràng đến các thị trường của công ty Chuwi ở châu Âu và Nhật Bản.

Ông Yang nói thêm “Đồng yên đã mất giá thêm 10% kể từ đầu năm nay đồng thời công ty phải tăng giá bán hàng tại cảng Nhật Bản dựa trên mức lãi và lỗ, việc này có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Tuy nhiên, kể cuối tháng 4, đồng yên tăng giá do đồng nhân dân tệ suy yếu và ông Yang không còn cần điều chỉnh giá bán hàng nữa, “Hiện tại, ngành ngoại thương cần đồng nội tệ Trung Quốc giảm giá hợp lý, và nếu đồng nhân dân tệ có thể được định giá thấp hơn trên cơ sở này thì sẽ tốt hơn.”

Ngoài công ty ông Yang, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cũng hưởng lợi từ việc giảm giá nhanh chóng của đồng nhân dân tệ, kết hợp với các yếu tố thuận lợi khác như các quy tắc ưu đãi trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Wada Taro, nhà sáng lập Công ty Thương mại Gouba, công ty tập trung vào kinh doanh xuyên biên giới giữa Trung Quốc và Nhật Bản, đã trả lời phỏng vấn với Tờ Global Times: Công ty đang hưởng lợi nhờ vào hiệp định RCEP và những thay đổi trong tỷ giá hối đoái.

Hiện tại, thuế suất của Trung Quốc dành cho rượu sake Nhật Bản là 40% và sẽ được xóa bỏ hoàn toàn vào năm thứ 21 kể từ khi hiệp định RCEP có hiệu lực. Trong khi đó, xuất khẩu của Trung Quốc sang Nhật Bản như mặt hàng quần áo cũng sẽ giảm dần về 0% trong vòng 16 năm.

So với lợi ích dài hạn từ RCEP, tác động của việc thay đổi tỷ giá hối đoái gần đây đối với hoạt động kinh doanh của công ty là rõ ràng hơn. Ông Yang cho biết: “Với sự mất giá nhanh chóng của đồng nhân dân tệ Trung Quốc, hàng may mặc và nhu yếu phẩm xuất khẩu sang Nhật Bản có lợi thế về giá hơn, điều này sẽ giúp mở rộng doanh số bán hàng tại thị trường nước ngoài của chúng tôi.”

Ổn định là ưu tiên hàng đầu

Việc mất giá dài hạn của đồng yên và đồng won Hàn Quốc đã khiến một số thể chế thị trường tin rằng thị trường tài chính châu Á dường như có dấu hiệu của một cuộc chiến tranh tiền tệ.

Đồng nhân dân tệ mất giá đã kích thích xuất khẩu, đồng thời cũng khiến giá trị đồng tiền và hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc đối mặt với môi trường phức tạp hơn.

Huo Jianguo, Phó chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Tổ chức Thương mại Thế giới tại Bắc Kinh phát biểu trên Global Times: “Trung Quốc không chỉ là nhà xuất khẩu lớn mà còn là nhà nhập khẩu chính thu mua số lượng lớn các sản phẩm năng lượng và nguyên liệu thô từ khắp nơi trên thế giới hàng năm. Do vậy, mặc dù đồng nhân dân tệ giảm giá kích thích xuất khẩu, nhưng nó cũng làm tăng chi phí nhập khẩu và lạm phát thông qua hoạt động nhập khẩu.”

Ông Huo lưu ý rằng việc phá giá đồng nhân dân tệ, nhìn chung có những mặt hạn chế và lợi ích riêng dành cho Trung Quốc, vì vậy việc giữ tỷ giá đồng nhân dân tệ ổn định sẽ có ảnh hưởng đối với nền kinh tế nói chung.

Theo chuyên gia này, nguyên nhân đồng nhân dân tệ phá giá chủ yếu đến từ áp lực giảm sút kinh tế tại Trung Quốc do sự bùng phát của đại dịch Covid- 19, trong khi đồng đô la Mỹ lại tăng giá trên thị trường toàn cầu.

Ông Huo cho rằng: “Tuy nhiên, tôi nghĩ đây chỉ là tình huống tạm thời bởi lẽ đồng đô la đang được kiềm hãm đà tăng. Thêm vào đó, kỳ vọng phục hồi của thị trường sau đại dịch cũng được kiểm soát cùng với sự phục hồi hoạt động xuất khẩu, sẽ giúp đồng nhân dân tệ Trung Quốc ở mức tỷ giá 6.7 so với đồng đô la.”

Ông Huo cho biết thêm tỷ giá hối đoái đồng nhân dân tệ sẽ vẫn ổn định trong tương lai: “Nền kinh tế Trung Quốc và hoạt động xuất khẩu sẽ quyết định giá trị đồng tiền nước này.”

Hôm thứ năm, Hội đồng Nhà nước, Nội các Trung Quốc đã đề xuất “duy trì sự ổn định cơ bản của tỷ giá hối đoái đồng nhân dân tệ” nhằm tránh cho các doanh nghiệp ngoại thương đối mặt với rủi ro hối đoái quá mức.

Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc, Sheng Qiuping cũng cho biết trong một cuộc phỏng vấn: Bộ sẽ tập trung cải thiện khả năng đối phó với rủi ro tỷ giá hối đoái của doanh nghiệp ngoại thương.

Số liệu từ Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước (SAFE) công bố hôm thứ bảy: Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đạt 3.12 nghìn tỷ đô la vào cuối tháng 4, giảm 2.14% so với thời điểm cuối tháng 3.

Người phát ngôn SAFE cho biết trong tháng 4, cung và cầu trong thị trường hối đoái nội địa về cơ bản vẫn cân bằng.

Nguồn: Global Times

Từ khóa: tỷ giá hối đoái, phá giá đồng nhân dân tệ, Trung Quốc

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007371591
Go to top