Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnKiên quyết thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế

Kiên quyết thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tham dự cuộc họp thường niên năm 2017 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos Thụy Sĩ, và trong phiên khai mạc ngày 17 tháng 1 năm 2017, ông đã có bài phát biểu quan trọng với tựa đề “Cùng nhau chia sẻ trách nhiệm trong thời đại của chúng ta, thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu.” Ông Tập Cận Bình đã đưa ra lời kêu gọi kiên quyết thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế và “vạch ra lộ trình phù hợp cho toàn cầu hóa kinh tế”.

515709e3 c390 4e15 9579 edaaae930249

Trong 5 năm qua, thế giới có những thay đổi sâu sắc.

Đầu tiên, chính phủ Hoa Kỳ đã thay đổi. Khi Chủ tịch Tập Cận Bình tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2017, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị nhậm chức, trong khi Joe Biden giữ chức Phó chủ tịch khi đó. Đối nội và đối ngoại của Mỹ có những chuyển biến rõ rệt - Trump ủng hộ mục tiêu “Nước Mỹ trên hết”, sau đó Biden nhấn mạnh chiến lược “Nước Mỹ đã trở lại”.

Thứ hai là đại dịch Covid-19. Trước đây, toàn cầu hóa kinh tế gặp phải những mâu thuẫn nổi bật như không đủ động lực tăng trưởng, phát triển không cân đối và tụt hậu, nhưng quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia vẫn có thể được đảm bảo. Giờ đây, đại dịch đã kéo dài hơn hai năm, các hoạt động ngoại giao trực tiếp đã phần lớn được giảm thiểu, trong khi hầu hết các hoạt động ngoại giao đều được thực hiện qua nền tảng trực tuyến. Trong bối cảnh đó, việc thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế phải đối mặt với những khó khăn ngày càng gia tăng.

Toàn cầu hóa có tiến triển trong 5 năm qua không? Câu trả lời là có - nó không được thúc đẩy bởi chính phủ các nước, mà phần lớn được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ. Sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số đã tăng tốc độ liên kết toàn cầu, trong khi biến đổi khí hậu buộc cộng đồng quốc tế phải tăng cường hợp tác toàn cầu.

Toàn cầu hóa không thể đảo ngược do sự thúc đẩy của công nghệ, thay vì chính sách. Trong quá khứ, các cuộc đàm phán của WTO là động lực chính cho toàn cầu hóa. Nhưng ngày nay, vai trò của nền kinh tế kỹ thuật số và internet là không thể thay đổi, không thể tách rời. Các quốc gia có mối quan hệ không thể tách rời. Đây là nhân tố lớn nhất không thể đảo ngược của toàn cầu hóa. Vì vậy, mặc dù trong năm 2021 xuất hiện nhiều yếu tố bất lợi cho toàn cầu hóa, nhưng thế giới vẫn đang tiến tới toàn cầu hóa với tốc độ chậm hơn.

Lý do thứ hai khiến quá trình toàn cầu hóa không đảo ngược là do biến đổi khí hậu. Mỹ đã ký Nghị định thư Kyoto, nghị định thư quốc tế đầu tiên nhằm giảm tác động của con người đến khí hậu, nhưng đã dẹp bỏ thỏa thuận vào năm 2001. Trong Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 26 tại Glasgow năm ngoái, Trung Quốc và Mỹ đã ra tuyên bố chung nhằm thúc đẩy hợp tác khí hậu đóng vai trò quyết định trong tuyên bố cuối cùng của hội nghị. Nó có vẻ là một vấn đề về khí hậu, nhưng về bản chất, nó là một vấn đề thực tế đối với sự phát triển bền vững, nền kinh tế carbon thấp, đổi mới công nghệ và chuyển đổi kinh tế. Biến đổi khí hậu là một nhiệm vụ cấp bách khác trong bối cảnh toàn cầu hóa, và việc giảm thiểu biến đổi khí hậu phụ thuộc vào quản trị toàn cầu và quan hệ đối tác toàn cầu.

Trong 5 năm qua, toàn cầu hóa đã xuất hiện một vấn đề mới - hội nhập khu vực, hội nhập song phương và đa phương đang thay thế hội nhập đa phương. CPTPP được kích hoạt và RCEP có hiệu lực, cả hai đều bổ sung cho quá trình toàn cầu hóa. Mặc dù WTO đã thiếu một hiệp định thống nhất giữa 164 nền kinh tế trong 5 năm qua, nhưng nhiều hiệp định đa phương vẫn đang được tiến hành. Ví dụ, cuộc đàm phán đa phương giữa 67 nước thành viên WTO về quy định dịch vụ trong nước đã kết thúc thành công.

Có thể thấy, toàn cầu hóa hiện nay khác với trước đây, và không thể đảo ngược. Đúng như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát biểu cách đây 5 năm: “Bất kỳ nỗ lực nào nhằm cắt đứt dòng vốn, công nghệ, sản phẩm, công nghiệp và con người giữa các nền kinh tế và giống như việc chuyển nước từ đại dương quay trở lại hồ và các vũng nước là không thể thực hiện được. Thật vậy, nó đi ngược với xu hướng lịch sử.” Toàn cầu hóa kinh tế sẽ tiếp tục phát triển, mặc dù nó sẽ phải đối mặt với những vấn đề mới.

Những cải cách về cơ chế đa phương của WTO cần phải kịp thời. Mọi người đều thừa nhận rằng mô hình thế giới hiện nay khác với mô hình trước đây. Trước đây, toàn cầu hóa bị chi phối bởi các nước phương Tây theo hệ thống Bretton Woods. Nhưng hiện nay, Trung Quốc và nhiều nền kinh tế châu Á khác đang trỗi dậy. Phần lớn trong số 164 thành viên của WTO là các nước đang phát triển. WTO ra quyết định dựa trên sự đồng thuận. Tuy nhiên, vì mọi thành viên đều có lợi ích riêng nên rất khó để đạt được sự đồng thuận hoàn toàn và bắt buộc phải cải tổ WTO.

Thách thức lớn nhất mà toàn cầu hóa phải đối mặt là làm thế nào để giải quyết sự gia tăng các cuộc khủng hoảng, đòi hỏi phải tăng cường hợp tác giữa các cơ chế đa phương như Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế và Tổ chức thương mại thế giới. Ngoài ra toàn cầu hóa cần có sự phối hợp từ Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển, nhóm G20 và các nền tảng khác để thúc đẩy hợp tác trong Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Các nước phát triển nên đảm nhận trách nhiệm hỗ trợ các nước kém phát triển.

Một thách thức khác là sự thiếu hụt nghiêm trọng hàng hóa công cộng trên toàn cầu. Trong bối cảnh đại dịch, Mỹ và một số nước khác đã tăng cường chủ nghĩa bảo hộ, dẫn đến sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng và công nghiệp toàn cầu. Mỹ phải gánh vác trách nhiệm của mình với tư cách là nền kinh tế phát triển lớn nhất. Hoa Kỳ và các nước phát triển khác không nên chỉ quan tâm đến bản thân họ.

Nguồn: Global Times

Từ khóa: WTO, chi phối, nhóm G20, Chương trình nghị sự

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007390004
Go to top