Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnLà tin vui cho thương mại toàn cầu nhưng liệu rằng Hiệp định RCEP có chịu được thử thách theo thời gian?

Là tin vui cho thương mại toàn cầu nhưng liệu rằng Hiệp định RCEP có chịu được thử thách theo thời gian?

rcep

Ở cuối bộ phim Charlie Wilson’s War năm 2007 với chủ đề về chiến tranh lạnh, khi người Mỹ ăn mừng chiến thắng trước Liên Xô ở Afghanistan, một sĩ quan tình báo Mỹ điềm tĩnh kể lại câu chuyện về một nhà hiền triết đã trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống, thường lặp đi lặp lại câu nói “Chúng ta cứ chờ đợi xem sao”. Qua câu chuyện, người sĩ quan ngụ ý về thái độ phấn khích quá sớm của người Mỹ trước chiến thắng này. Nói thẳng ra, đây chỉ tạm thời là sự thành công về mặt địa chính trị.

Câu chuyện như trên cũng có thể áp dụng đối với Hiệp định RCEP mới đi vào thực thi gần đây. Hiệp định này bao gồm 15 nền kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương và trở thành hiệp định thương mại tự do thế hệ mới lớn nhất.

Hiệp định này không có sự tham gia của Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới. Hiệp định được kỳ vọng sẽ giúp củng cố vai trò đầu tàu kinh tế của châu Á của Trung Quốc, nếu không muốn nói là của thế giới. Một hãng truyền thông phương Tây đã mô tả hiệp định RCEP không khác gì một cơ hội để Trung Quốc vươn lên giành vị thế đầu tàu kinh tế thế giới.

Tuy nhiên, trên thực tế thì hiệp định RCEP phản ánh sự suy giảm ảnh hưởng của Mỹ hơn là tham vọng bá chủ trong khu vực của Trung Quốc.

Sau cùng, hiệp định RCEP là một cơ chế thuận lợi hóa thương mại, hạn chế những rào cản như các hàng rào phi thuế quan mới, các điều khoản thương mại dưới mức tối ưu đối với các nước xuất khẩu tài nguyên và làm suy giảm tầm quan trọng của thương mại hàng hóa trong một quốc gia ngày càng được số hóa và có chủ nghĩa bảo hộ thương mại.

Công bằng mà nói, hiệp định này là sự kiện toàn cầu hóa tuyệt vời trong suốt thời gian qua, nếu không muốn nói là trong nhiều thập kỷ. Trong hai thập kỷ qua, “Vòng đàm phán thương mại Doha” của Tổ chức Thương mại Thế giới đã gặp bế tắc về vấn đề an ninh lương thực và giao thương nông sản.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2007 - 2008, một làn sóng chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa dân tộc cũng đã chiếm lấy các nền dân chủ hàng đầu từ Anh, Pháp đến Mỹ. Do đó, cựu tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định không tiếp tục tham gia vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được thúc đẩy bởi người tiền nhiệm. Hiệp định này không được biết đến nhiều ở trong nước, phản ánh một xu hướng ngược lại với toàn cầu hóa cũng như làm suy giảm ảnh hưởng của nước Mỹ.

Hiện nay, chính quyền Tổng thống Biden vẫn đang tìm cách để đảo ngược xu hướng này, tuy nhiên họ tuyên bố rằng cần thiết phải có một “khuôn khổ kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương toàn diện” để chống lại sức ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Hiệp thương mại điện tử do Mỹ dẫn dắt cũng là minh chứng cho một cuộc chiến gay go, gây chia rẽ nội bộ trong chính quyền Tổng thống Biden.

Trong bối cảnh đó, hiệp định RCEP - được cho là do Trung Quốc dẫn dắt, có vẻ sẽ là yếu tố làm thay đổi cuộc chơi địa chính trị và mang lại bất lợi cho Mỹ. Hiệp định thương mại này có quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới và có GDP khoảng 26 nghìn tỷ USD.

Trong hiệp định RCEP, thuế quan được cắt giảm đến 90% theo thời gian, cho thấy rõ sự gia tăng thương mại ngày càng mạnh mẽ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.

Tuy nhiên, có ba lý do để hoài nghi về tác động về lâu dài của RCEP khi đi vào thực thi. Thứ nhất, vai trò trung tâm của Trung Quốc và mối liên hệ giữa thương mại hàng hóa toàn cầu đối với sự tăng trưởng của khu vực đều suy giảm.

Cho đến gần đây, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu, sự trỗi dậy của Trung Quốc về thương mại là nhân tố quyết định. Điều này đặc biệt xảy ra tại Đông Á, nơi tỷ trọng của Trung Quốc trong GDP khu vực chỉ tăng từ 8% lên 51% trong giai đoạn 1990 - 2014. Trong cùng thời kỳ, tỷ trọng thương mại của Trung Quốc trong khu vực chỉ tăng từ 8% lên 39%.

Nhờ cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ và sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu do đại dịch gây ra, cộng thêm sự phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực số hóa, Trung Quốc giảm bớt phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa và các nước láng giềng cũng giảm bớt phụ thuộc vào thương mại hàng hóa với cường quốc châu Á.

Tỷ trọng xuất khẩu trong GDP của Trung Quốc đã giảm từ 35% trong những năm 2000 xuống dưới 20%, trong khi doanh thu từ lĩnh vực số hóa ở những nơi như Indonesia đã tăng gấp ba lần trong bốn năm qua. Nền kinh tế tập trung vào thị trường nội địa và đang giảm tốc của Trung Quốc cho thấy rõ hơn sự tách biệt giữa cường quốc châu Á và các nước láng giềng đang phát triển thần tốc.

Thứ hai, hiệp định RCEP không thể giải quyết các vướng mắc quan trọng như hàng rào phi thuế quan, vốn đang làm suy yếu các hiệp định thương mại tự do hiện có. Từ các quy định về vệ sinh, quy cách đóng gói hàng hóa cho đến các thủ tục hải quan đặc biệt, nhiều quốc gia đã sử dụng hàng loạt các biện pháp phi thuế quan để ngăn chặn nhập khẩu và bảo vệ các ngành sản xuất trong nước.

Gần đây nhất, Việt Nam lên tiếng về chính sách “zero-Covid” của Trung Quốc và việc hạn chế thương mại ở khu vực biên giới là “quá mức cần thiết”, làm cản trở hoạt động thương mại vốn rất sôi nổi giữa hai nước láng giềng.

Hiệp định RCEP cũng không thể giải quyết được sự gián đoạn chuỗi cung ứng do chiến tranh lạnh về công nghệ giữa Trung Quốc và phương Tây mang lại.

Cuối cùng, các hiệp định thương mại tự do như RCEP cũng ít đề cập đến những vấn đề đang phát triển và ngày càng vượt ra ngoài các điều khoản thương mại, không đề cập đến tiêu chuẩn “thương mại công bằng” giữa một bên là các quốc gia ngày càng công nghiệp hóa và một bên là các quốc gia ngày càng gia tăng xuất khẩu tài nguyên.

Ví dụ, ở Đông Nam Á, phần lớn các nước công nghiệp mới trước đây đã trở thành nước xuất khẩu tài nguyên sang Trung Quốc - trung tâm về công nghệ và là thị trường tiêu dùng cao cấp mới nổi lên ở châu Á.

Như nhiều nhà kinh tế hàng đầu đã nói, các thị trường mới nổi không thể chỉ dựa vào xuất khẩu nguyên liệu thô và dịch vụ - các lĩnh vực có xu hướng bị chi phối bởi các đối tác, mà thay vào đó, cần phải phát triển chuỗi giá trị và mở rộng cơ sở sản xuất để giải quyết tình trạng thất nghiệp và bất bình đẳng thu nhập trong nước.

Vì mục tiêu này, Indonesia - nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đã áp đặt các hạn chế đối với xuất khẩu nguyên liệu thô chưa qua chế biến, thu hút các khoản đầu tư công nghệ cao từ nước ngoài và mở rộng sản xuất cùng với các tập đoàn Nhật Bản và phương Tây.

Chính phủ các nước khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang chịu áp lực ngày càng tăng trong vấn đề phục hồi của chuỗi cung ứng, tăng cường năng lực sản xuất trong nước để tạo việc làm, giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu quý và công nghệ cao, đồng thời tập trung đầu tư vào các công ty khởi nghiệp nổi bật và các tập đoàn công nghiệp hàng đầu.

Nhìn chung, hiệp định RCEP đã thổi luồng gió mới vào quá trình toàn cầu hóa và theo đó, tái khẳng định vị thế thống trị về thương mại của Trung Quốc trong bối cảnh nước Mỹ đang suy giảm ảnh hưởng tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Nhưng hiệp định này cũng còn nhiều thiếu sót như các hiệp định thương mại truyền thống khác, đang ngày càng lạc hậu với các xu hướng mới nổi lên như hàng rào phi thuế quan, quá trình số hóa nền kinh tế và xung đột bảo hộ giữa các quốc gia mới nổi.

Nguồn: SCMP

Từ khóa: RCEP, toàn cầu hóa

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007387280
Go to top