Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnNhững yếu điểm lớn nhất của Mỹ trước Trung Quốc

Những yếu điểm lớn nhất của Mỹ trước Trung Quốc

Chinas control over certain industries worries the US 21621

Năm ngoái, tổng thống Mỹ, Joe Biden đã chiến thắng trong cuộc tranh cử với Donald Trump. Nhưng cả Biden và Trump điều có chung một quan điểm: Mỹ cần đánh giá lại mối quan hệ của mình với một Trung Quốc lớn mạnh.

Biden đã duy trì mức thuế mà Trump áp lên hàng hóa Trung Quốc và mở rộng “danh sách đen” các công ty Trung Quốc mà người Mỹ bị cấm đầu tư.

Ba tháng trước, Biden đã ra lệnh rà soát lại để xác định các điểm yếu và lỗ hổng trong chuỗi cung ứng của Mỹ. Báo cáo đánh giá được công bố vào ngày 8/6, không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng đã đề cập đến nước này 566 lần (trên 250 trang) và xác định rõ ràng Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Mỹ trong các ngành công nghiệp chủ chốt. (Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc cũng được nhắc đến thường xuyên nhưng ít hơn 100 lần.) Cảnh báo chính mà báo cáo này dành cho chính quyền Biden là: các chuỗi cung ứng quan trọng của Mỹ không đủ an toàn hoặc không đủ dẻo dai, và việc khắc phục điều đó sẽ đòi hỏi “sự tập trung và đầu tư liên tục”. Điều này có nghĩa là khuyến khích phát triển năng lực sản xuất trong nước, hợp tác với các đồng minh để đảm bảo và đa dạng hóa chuỗi cung ứng, đồng thời đầu tư vào nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực trong và ngoài nước.

Mỹ và Trung Quốc cạnh tranh trong những ngành công nghiệp nào?

Biden đã giao nhiệm vụ cho các chuyên gia đánh giá tính dễ bị tổn thương của chuỗi cung ứng đối với 4 mặt hàng chủ chốt ở Mỹ:

    1. Sản xuất chất bán dẫn và bao bì tiên tiến
    2. Pin dung lượng lớn
    3. Khoáng sản và vật liệu quan trọng
    4. Dược phẩm và các thành phần dược phẩm hoạt tính

Như báo cáo nêu rõ, Mỹ đã chú trọng đầu tư đúng cho cho cả năng lực sản xuất trong nước và nỗ lực phối hợp với các đồng minh để giải quyết vấn đề gây gián đoạn trong chuỗi cung ứng. Điều này phản ánh rằng Mỹ đã chậm chạp trong việc xác định và bảo vệ các ngành công nghiệp quan trọng đối với an ninh quốc gia và tăng trưởng kinh tế, cũng như ứng phó với những điểm yếu hiện có trong chuỗi cung ứng.

Ví dụ, 75% tổng số chip bán dẫn được sản xuất ở Đông Á. Đại dịch và căng thẳng Mỹ-Trung dẫn đến tình trạng thiếu hụt toàn cầu, vì thế các nước đổ xô tìm kiếm hoặc tạo ra các nhà cung cấp thay thế. Báo cáo nhấn mạnh rằng, 30 năm trước, Mỹ sản xuất 37% chất bán dẫn toàn cầu và ngày nay, chỉ đạt 12%. Vào năm 2019, sáu nhà máy bán dẫn mới đã được xây dựng trên toàn cầu — bốn nhà máy ở Trung Quốc và không có nhà máy nào ở Mỹ. Điều đó mang lại cho Trung Quốc một lợi thế tiềm năng trong tương lai trong việc sản xuất công nghệ thiết yếu này, lĩnh vực mà trước đây Mỹ có vị thế lớn hơn.

Phần hai của báo cáo đánh giá sẽ được xuất bản vào tháng 2 năm 2022, bao gồm sáu ngành công nghiệp khác, trong đó có quốc phòng, giao thông vận tải và nông nghiệp.

Mỹ nên làm gì trong mối quan hệ thương mại với Trung Quốc?

Năm 2019, tổng giá trị thương mại Mỹ-Trung là 634,8 tỷ USD, và Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Mỹ. Vì vậy, thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc sẽ không thay đổi trong tương lai.

Tuy nhiên, Báo cáo đánh giá đã đề xuất các khuyến nghị để chính phủ Mỹ thay đổi các điều khoản của mối quan hệ này. Một trong số đó là thành lập “lực lượng đặc trách về thương mại” do đại diện thương mại Mỹ, Katherine Tai, dẫn đầu để xác định các quốc gia có hành vi thương mại không công bằng, và xây dựng các chiến lược để giải quyết vấn đề này. Theo báo cáo, những chiến lược bao gồm việc đưa khả năng phục hồi chuỗi cung ứng trở thành một yếu tố cốt lõi trong mối quan hệ thương mại của Mỹ với Trung Quốc.

Các khuyến nghị khác bao gồm khởi động một chương trình chuỗi cung ứng trị giá 50 tỷ USD trong phạm vi quản lý của Bộ Thương mại để theo dõi và giải quyết các điểm yếu của chuỗi cung ứng, thu mua nguyên liệu và khoáng sản quan trọng để tăng nguồn dự trữ của chính phủ Mỹ, đồng thời giúp khu vực tư nhân bảo vệ nguồn dự trữ của doanh nghiệp.

Các nước khác đang làm gì với Trung Quốc?

Đại dịch đã cho thấy tất cả các nền kinh tế trên thế giới đều phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, và có thể bị gián đoạn khi các chuỗi cung ứng của Trung Quốc ngừng hoạt động. Vào tháng 2 năm 2020, chính phủ Trung Quốc đã quốc hữu hóa việc sản xuất và phân phối tất cả các vật tư y tế để đối phó với đại dịch đang nổi lên, bao gồm cả thiết bị bảo hộ cá nhân hay còn gọi là PPE. Vì Trung Quốc là nước xuất khẩu PPE lớn nhất thế giới, điều này “dường như làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nguồn cung ở Mỹ và các thị trường khác”, theo báo cáo của Quốc hội.

Các tác nhân từ thiên nhiên như sóng thần hoặc đại dịch chỉ là một nguồn gây ra các cú sốc cho chuỗi cung ứng. Các mối đe dọa địa chính trị như trừng phạt hoặc chiến tranh hiện đang trở nên phổ biến hơn, và căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc với các nước phương Tây đồng nghĩa với việc những gián đoạn trong chuỗi cung ứng ngày càng gia tăng. Ví dụ, cuộc chiến tranh thương mại đã diễn ra giữa Úc và Trung Quốc kể từ năm 2020, dẫn đến tình trạng khó khăn của các nhà sản xuất rượu và khai thác than. Canberra đã tiến hành một cuộc rà soát tương tự như của Mỹ vào đầu năm 2021, và nhận thấy rằng hầu hết hàng hóa nhập khẩu của họ “dễ bị gián đoạn” khi có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Nguồn cơn thứ hai gây ra căng thẳng giữa Trung Quốc và các đối tác thương mại ở phương Tây là nỗ lực giảm vi phạm nhân quyền và các hoạt động góp phần gây ra biến đổi khí hậu trong chuỗi cung ứng. Gần đây, chính phủ Anh cam kết sẽ thắt chặt kiểm soát xuất khẩu đối với hàng hóa đến từ Tân Cương, một khu vực của Trung Quốc, nơi mà Anh đã cáo buộc chính phủ Trung Quốc vi phạm nhân quyền đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ “trên quy mô sản xuất công nghiệp”. (Trung Quốc phủ nhận điều này)

Tuy nhiên, một số chính trị gia nói rằng việc cam kết của Anh là chưa đủ. Iain Duncan Smith là thành viên của Quốc hội Vương quốc Anh, và là đồng chủ tịch của Liên minh Liên nghị viện về Trung Quốc (IPAC), một nhóm các nhà lập pháp toàn cầu quan tâm về sự tăng trưởng của Trung Quốc.

Đánh giá về đợt rà soát chuỗi cung ứng của Mỹ, Duncan Smith cho rằng Washingtion “đã quyết tâm làm đến cùng vấn đề lao động cưỡng bức của người Duy Ngô Nhĩ”. “Thật đáng tiếc, sự do dự của Vương quốc Anh đã cản trở quá trình này, và chúng tôi vẫn chưa thấy bất kỳ hành động nào của Anh để hiện thực hóa các cam kết. Tình trạng này không thể tiếp diễn mãi”.

Nguồn: Quartz

Từ khóa: chiến tranh Mỹ- Trung

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007387542
Go to top