Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnThị trườngHàn Quốc, Trung Quốc rò rỉ công nghệ, tranh chấp chống bán phá giá gia tăng

Hàn Quốc, Trung Quốc rò rỉ công nghệ, tranh chấp chống bán phá giá gia tăng

6 nga 06.08.2024

Số lượng doanh nghiệp Hàn Quốc nộp đơn khiếu nại hành vi chống bán phá giá và vi phạm bản quyền có khả năng đạt đến mức chưa từng thấy vào năm 2024.

Công ty Hàn Quốc ngày càng khó khăn trong các vụ kiện chống bán phá giá, vi phạm bản quyền và cảm thấy bị đe dọa bởi sự cạnh tranh giá cả ngày càng gay gắt và thu hẹp khoảng cách công nghệ với đối thủ cạnh tranh Trung Quốc ngay cả lĩnh vực công nghệ cao.

Trước đây, tranh chấp thương mại giữa hai quốc gia tập trung vào việc bảo vệ bản quyền nhãn hiệu và thiết kế chống lại hàng giả, liên quan các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hiện nay, các công ty xuất khẩu công nghiệp nặng của Hàn Quốc, bao gồm POSCO Holiding Inc., Hyundai Steel Co. và các công ty hóa dầu, đang dẫn đầu trong việc đưa ra các cáo buộc liên quan đến vi phạm bản quyền và bí mật thương mại chống lại đối thủ Trung Quốc với chính phủ Hàn Quốc.

Theo Bộ Thương mại, công nghiệp và năng lượng (MOTIE) vào thứ Năm ngày 1-8-2024, trong nửa đầu năm nay, các công ty Hàn Quốc đã nộp 6 đơn khiếu nại về hành vi chống bán phá giá đối với các công ty nước ngoài, yêu cầu chính phủ áp đặt thuế đối với hàng hóa nước ngoài hoặc có hành động ngăn chặn hành vi vi phạm giá thấp.

Phần lớn các doanh nghiệp đã chống lại các công ty Trung Quốc trong các lĩnh vực thép, hóa dầu, công nghệ sinh học, pin và nguyên vật liệu mới, trong đó Trung Quốc đã nhanh chóng thu hẹp khoảng cách hoặc vượt qua Hàn Quốc về công nghệ hoặc sản lượng.

Một viên chức của tập đoàn kinh doanh Hàn Quốc cho biết: “Các tập đoàn trong nước chủ yếu dựa vào xuất khẩu thường hạn chế nộp đơn khiếu nại chống bán phá giá, xem xét về mối quan hệ với các quốc gia mục tiêu.”

“Tuy nhiên, sự gia tăng các vụ kiện chống bán phá và vi phạm bản quyền cho thấy khủng hoảng nghiêm trọng mà các công ty hiện nay phải đối mặt.”

Nếu xu hướng vẫn tiếp diễn, số vụ kiện về chống bán phá giá chống lại Trung Quốc dự kiến vượt qua 11 vụ đã được nôp đơn vào năm 2002, một năm sau khi Trung Quốc gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới.

Đầu tư trực tiếp

Ngoài việc vi phạm bản quyền, một số công ty Trung Quốc còn bị phát hiện làm rò rỉ công nghệ chủ chốt sau khi đầu tư vào các công ty Hàn Quốc.

Trong nửa đầu năm nay, Trung Quốc đã thực hiện 421 khoản đầu tư trực tiếp vào Hàn Quốc, lên đến 2,99 tỷ USD. Con số này chiếm 25% đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hàn Quốc trong cùng thời kỳ.

Con số này đã vượt mức cao nhất 2,74 tỷ USD đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Hàn Quốc vào năm 2018 trong cơ sở năm và gần gấp đôi mức 1,58 tỷ USD cho cả năm 2023.

Tính theo ngành công nghiệp, 76% đầu tư của Trung Quốc vào Hàn Quốc được rót vào khu vực sản xuất, trong đó ngành điện và điện tử điển hình như chất bán dẫn và công nghiệp hóa chất như pin sạc chiếm khoảng 80%.

Các nhà quan sát ngành cho biết nhiều khoản đầu tư của Trung Quốc vào Hàn Quốc được xem như là mục tiêu rò rỉ công nghiệp.

Theo Cơ quan Cảnh sát Quốc gia, Trung Quốc chiếm 10 trong 12 vụ vi phạm rò rỉ công nghệ nước ngoài xảy ra trong năm 2024.

Nguồn: The Korea Economic Daily

Từ khóa: Trung Quốc, Hàn Quốc, đầu tư, chống bán phá giá, vi phạm bản quyền

 

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007600075
Go to top