Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnThị trườngFTA đã tạo đòn bẩy cho Ấn Độ để phát triển mô hình tăng trưởng theo định hướng xuất khẩu

FTA đã tạo đòn bẩy cho Ấn Độ để phát triển mô hình tăng trưởng theo định hướng xuất khẩu

38 nga 24.07.2024

Với các cuộc đàm phán nhằm nâng cấp hiệp định thương mại tự do (FTA) Ấn Độ-Hàn Quốc sắp diễn ra, các quan chức cao cấp của cả hai quốc gia sẽ tham dự vòng đàm phán tiếp theo từ thứ Tư 17-07-2024, PTI thông tấn xã Ấn Độ báo cáo, trích dẫn từ một quan chức.

Đây thực sự là một bước đi tích cực của Ấn Độ. Tuy nhiên, vẫn chưa đủ. Nếu quốc gia này muốn thực hiện hoài bão trở thành trung tâm sản xuất khu vực, phải hội nhập sâu hơn chuỗi cung ứng châu Á và mở rộng các thị trường nước ngoài.

Hoạt động sản xuất ở Ấn Độ phát triển mạnh mẽ trong những tháng gần đây. Theo tờ Hindustan Times báo cáo Chỉ số quản lý mua hàng sản xuất cuối cùng Ấn Độ của HSBC, do S&P Global tổng hợp, đã tăng 58,3% vào tháng 6-2024. Đã đạt ở mức 50 ranh giới giữa tăng trưởng và thu hẹp trong một thời gian dài.

Ngành công nghiệp sản xuất ở Ấn Độ đã tăng trưởng vững mạnh. New Delhi có thể cố gắng biến lĩnh vực sản xuất của Ấn Độ thành một động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế và việc làm, nhưng giới tinh hoa chính trị của Ấn Độ phải trả lời câu hỏi: Làm thế nào để giúp các công ty nội địa mở rộng thị trường nước ngoài tại thời điểm khi quốc gia này liên tục đầu tư vào năng lực sản xuất mới?

Một số nền kinh tế châu Á đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng trong lĩnh vực sản xuất trong những thập kỷ gần đây. Mô hình tăng trưởng dựa vào sản xuất theo định hướng xuất khẩu và thâm dụng lao động đã mang lại tăng trưởng cùng với việc làm. Câu hỏi lớn đặt ra là: Liệu Ấn Độ có sao chép kinh nghiệm thành công về kinh tế của các quốc gia châu Á khác, tăng cường hội nhập vào chuỗi cung ứng công nghiệp châu Á và xúc tiến sự phát triển của các doanh nghiệp theo định hướng xuất khẩu?

Ấn Độ và Hàn Quốc đã ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn Diện (CEPA) vào tháng 8-2009, có hiệu lực vào năm 2010 và được cho là tác động tích cực vào thương mại song phương.

Nỗ lực của Ấn Độ nhằm nâng cấp CEPA hiện tại đưa ra tín hiệu tích cực rằng New Delhi có thái độ cởi mở đối với thương mại tự do và đang tích cực mở rộng thị trường nước ngoài cho các sản phẩm made-in-India. Đây rõ ràng là tin tốt đối với nền kinh tế Ấn Độ. Hy vọng rằng Ấn Độ có thể đàm phán FTA với nhiều quốc gia, nhiều khu vực hơn nữa và đẩy nhanh tốc độ.

Từ lâu, Ấn Độ đã do dự về việc ký FTA. Việc Ấn Độ rời khỏi các cuộc đàm phán trong những hiệp định thương mại lớn nhất thế giới vào năm 2019 – Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) – đồng nghĩa với những mất mát to lớn không chỉ đối với nền kinh tế Ấn Độ. Nếu Ấn Độ trở lại bàn đàm phán của RCEP, quốc gia này không chỉ có lợi từ việc tiếp cận thị trường hơn nữa mà còn mở rộng hội nhập vào chuỗi cung ứng châu Á.

Ấn Độ đã liên tục đánh bại sự mong đợi của thị trường và được xếp hạng là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Thị trường tiêu dùng nội địa Ấn Độ tăng trưởng nhanh chóng cũng như các ưu đãi đầu tư đáng kể của chính phủ Ấn Độ đã giúp Ấn Độ trở thành điểm đến đầu tư ngày càng hấp dẫn đối với các nhà sản xuất toàn cầu. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào thị trường nội địa của Ấn Độ không xem Ấn Độ như là cơ sở sản xuất và trung tâm xuất khẩu. Điều này được coi là một trong những thách thức lớn đối với lĩnh vực sản xuất của Ấn Độ.

Có vẻ như Ấn Độ vẫn còn một chặng đường dài phía trước để phát triển nền kinh tế theo định hướng xuất khẩu. Quốc gia này đang bị tụt lại phía sau trong các cuộc đua về tăng cường quan hệ kinh tế với các quốc gia khác thông qua sáng kiến FTA khu vực. Ấn Độ cần nỗ lực hơn nữa trong vấn đề này.

Xét từ góc độ có lợi cho nền kinh tế Ấn Độ, quốc gia này cần cân nhắc việc quay trở lại đàm phán RCEP. Triển khai việc thực thi RCEP đóng một vai trò tích cực trong xúc tiến hợp tác thương mại kể từ khi có hiệu lực vào năm 2022, bất chấp các nguy cơ chủ nghĩa bảo hộ thương mại toàn cầu ngày càng gia tăng. Ấn Độ nên suy nghĩ về thái độ đối với RCEP và tích cực đón nhận thương mại tự do

Nguồn: Global Times

Từ khóa: Ấn Độ, FTA, RCEP, định hướng xuất khẩu kinh tế

 

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007600084
Go to top