Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnThị trườngXuất khẩu tăng cao kỷ lục nhưng gạo Việt Nam vẫn thiếu những thương hiệu lớn

Xuất khẩu tăng cao kỷ lục nhưng gạo Việt Nam vẫn thiếu những thương hiệu lớn

gao

Theo dự báo, trong ngắn hạn giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao khi những bất ổn về kinh tế, chính trị toàn cầu làm cho nhu cầu lương thực tăng cao. Chính vì thế mà các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần phải nắm bắt cơ hội trong việc tiếp cận cũng như mở rộng các thị trường mới.

Trong Diễn đàn trực tuyến kết nối cung cầu chuỗi lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra vào  ngày 19/11/2022 theo hình thức trực tuyến và trực tiếp, nhận được nhiều sự quan tâm của giới chuyên môn với sự quan tâm của giới chuyên môn  với nhiều dự báo cũng như khuyến cáo từ các chuyên gia cho hoạt động sản xuất và kinh doanh lúa gạo ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. 

Giảm sản lượng, tăng giá bán: Nên hay không?

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, giá chào bán gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đang ở mức 428 USD/tấn còn gạo 25% tấm ở mức 408 USD/tấn, nếu so với thời điểm trước khi Ấn Độ ban hành chính sách hạn chế xuất khẩu gạo thì giá xuất khẩu của mặt hàng này của Việt Nam cũng tăng trung bình khoảng 30 USD/tấn. 

Nếu tính đến hết tháng 10/2022, xuất khẩu gạo của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đạt mức hơn 6 triệu tấn với trị giá khoảng 3 tỷ USD. Cũng trong thời điểm này, những đồng lúa đông xuân sớm ở đồng bằng sông Cửu Long đang vào vụ thu hoạch, nếu như duy trì sản lượng xuất khẩu trên 400.000 tấn/tháng trong thời gian 2 tháng cuối năm, xuất khẩu của ngành gạo năm 2022 cũng có thể đạt từ 6,8 tới 7 triệu tấn.

Trưởng Văn phòng đại diện Cục trồng trọt tại TP.HCM - ông Nguyễn Văn Đoa cho biết, so với năm 2015, diện tích sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long từ mức 4,3 triệu ha hiện nay đã giảm xuống chỉ còn 3,8 triệu ha còn sản lượng đạt gần 3,8 triệu tấn. Nguyên nhân là vì chuyển đổi cây trồng từ lúa sang cây ăn trái và nuôi thủy sản. 

Trong những năm gần đây, xuất khẩu gạo đã giảm về số lượng nhưng lại tăng về giá trị. Các thị trường truyền thống vẫn giữ được và phát triển thêm về thị trường mới, thị trường khó tính như EU, Nhật Bản,... Cụ thể, năm 2021 đã xuất khẩu hơn 6,2 triệu tấn gạo nhưng đạt đến 3,28 tỷ USD, so với các năm trước cao hơn nhiều. 

Đưa ra đề cập về kế hoạch sản xuất lúa gạo trong năm 2023, ông Đoa cho biết, Đồng bằng sông Cửu Long vẫn sẽ duy trì diện tích khoảng 3,9 triệu ha và sản lượng đạt 24 triệu tấn, thời vụ còn tùy thuộc vào mùa nước nhưng ưu tiên xuống giống nhanh và kịp thời vụ. 

Còn về cơ cấu con giống sẽ ưu tiên các giống lúa ngắn ngày chất lượng cao, giống lúa thơm phù hợp với yêu cầu của thị trường, giảm tỷ lệ các giống lúa chất lượng trung bình và lúa nếp. Cũng theo đó đẩy mạnh sử dụng cấp giống có năng suất, chất lượng khá và cứng cây, chống đổ ngã. 

Tổng giám đốc Công ty TNHH lương thực Phương Đông - ông Nguyễn Việt Anh nhận định: “Những năm gần đây, sản xuất lúa gạo của chúng ta cũng đã có những bước tiến vượt bậc và đó là áp dụng khoa học kỹ thuật với mục đích nâng cao sản lượng lúa gạo, chất lượng giống, quy trình với mục tiêu quan trọng là nâng cao giá trị xuất khẩu”. 

Tuy nhiên, ông Việt Anh cũng quan ngại rằng: “Về ý kiến giảm sản lượng, tăng thu nhập cho nông dân, cái này tôi hơi nghi ngờ, vì thực tế chúng ta chưa có đề án nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Từ hơn một tháng nay, chúng ta không đủ gạo để xuất khẩu. Gạo chúng ta hiện giờ có giá cao nhất thế giới, vậy thì tại sao phải giảm sản lượng?". 

Lúa gạo Việt Nam đang gặp tình trạng “thiếu” thương hiệu mạnh

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang - ông Trương Kiến Thọ cho biết, hiện nay đang có nhiều doanh nghiệp thực hiện việc liên kết chuỗi giá trị lúa gạo tốt như Tập đoàn Lộc Trời, Tập đoàn Tân Long,… Đến thời điểm hiện tại, riêng diện tích của Lộc Trời cũng đã tăng lên 40.000 ha, dự kiến sẽ có thể tăng lên hơn 100.000 ha, chiếm hơn 50% diện tích sản xuất lúa của tỉnh.

Mặc dù vậy, ông Thọ cho biết, chuyện liên kết trong chuỗi giá trị lúa gạo là khó nhất trong sản xuất lúa gạo hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long. Để có thể liên kết đạt kết quả, sau mỗi mùa vụ thì ngành nông nghiệp An Giang đều mời các bên liên quan đến với nhau, cùng kết nối và lắng nghe, chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn và vướng mắc. 

Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - ông Lê Thanh Hòa cho biết, mỗi năm, Việt Nam sản xuất từ 43 - 44 triệu tấn lúa (tương đương với 22- 23 triệu tấn gạo) với trách nhiệm đảm bảo an ninh lương thực trên toàn cầu và 15% sản lượng gạo của Việt Nam đã được xuất khẩu đi các nước. 

Còn về thị trường, ông Hòa cho rằng các doanh nghiệp cũng cần đặc biệt quan tâm đến Trung Quốc. Đây vốn dĩ là thị trường lớn và tiềm năng của nông sản Việt cả trong quá khứ lẫn đến hiện tại. Quốc gia đông nhất ở trên thế giới đang có nhiều thay đổi lớn về các yêu cầu nhập khẩu từ kiểm dịch thực vật, quy định đóng gói, nhãn mác,... Hiện tại có 22 doanh nghiệp Việt Nam đang được cấp phép xuất khẩu với hạn mức nhất định. 

Để có thể tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do cũng như hạn ngạch xuất khẩu thì các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cà có sự liên kết với các đơn vị thu mua, chế biến để có thể đáp ứng các chứng nhận và tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường nhập khẩu.

Nguồn: Meeyland

Từ khóa: xuất khẩu gạo

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007386837
Go to top