Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnThị trườngViệt Nam - Algeria: Cần biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hậu đại dịch

Việt Nam - Algeria: Cần biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hậu đại dịch

3329 algerian economy

Algeria là một thị trường đầy tiềm năng, là cửa ngõ đối với hàng hóa Việt Nam nhằm thâm nhập vào thị trường châu Phi. Tuy nhiên, hiện kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang nước này vẫn còn khiêm tốn. Thậm chí, nửa đầu năm 2021 đã chứng kiến sự sụt giảm trong kim ngạch xuất khẩu sang Algeria do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Xuất khẩu Việt Nam sang Algeria giảm

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang Algeria chỉ đạt 55,31 triệu USD, giảm 19,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu khiến kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này giảm là do tác động của tình hình dịch bệnh Covid-19 và những biện pháp hạn chế nhập khẩu của Algeria (cấm nhập khẩu một số sản phẩm, tăng thuế nhập khẩu).

Những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam hiện nay vẫn chỉ là cà phê, kim ngạch đạt 32,50 triệu USD, kim loại thường 3,4 triệu USD, sản phẩm hóa chất 2,82 triệu USD, thủy sản 648.634 USD, hạt tiêu 375.400 USD…

Một nguyên nhân khác có thể là do chính sách cắt giảm nhập khẩu hàng hóa để giảm thâm hụt cán cân thương mại của nước này. Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu của nước này chỉ đạt 15,2 tỷ USD, giảm gần 20% so với cùng kỳ năm 2019. Thâm hụt thương mại nước này đã giảm 68% còn 1,3 tỷ USD so với 3,9 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Điều này cũng đồng nghĩa, hàng hóa của các nước xuất khẩu sang quốc gia này đã bị cắt giảm đáng kể.

Mặt khác, vẫn còn tồn tại nhiều rào cản để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường này. Thứ nhất, hàng hóa của Việt Nam khi nhập khẩu vào quốc gia này phải chịu mức thuế trung bình lên đến 50% do Algeria chưa phải thành viên của WTO. Hơn nữa, gần đây, do thâm hụt thương mại tăng cao, chính phủ nước này đã ban hành các biện pháp hạn chế nhập khẩu như chế độ giấy phép, rào càn kỹ thuật, lệnh cấm nhập khẩu các mặt hàng, áp dụng thuế phòng vệ bổ sung,…

Những tín hiệu tích cực

Tuy nhiên, mặc cho dịch bệnh, kinh tế Algeria đang trên đà phục hồi. Chính phủ Algeria dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 vào khoảng 4,2% nhờ xuất khẩu dầu khí tăng 10,1%. Ngay cả lĩnh vực phi dầu khí cũng tăng 3,2%. Lĩnh vực xây dựng tăng 3,8% và dịch vụ hàng hóa tăng 3,6%. Việc phục hồi hoạt động kinh tế tại Algeria được phản ánh bằng mức thu thuế cuối tháng 4/2021 tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Các ngân hàng của nhà nước cũng đã tăng các khoản cho vay, đặc biệt dành cho khu vực tư nhân.

Nhập khẩu hàng hóa của Algeria trong năm 2021 dự tính đạt 30,4 tỷ USD. Có thể thấy, hàng hóa của Việt Nam nhập khẩu sang thị trường này còn rất nhỏ so với thị phần. Là một quốc gia xuất khẩu dầu mỏ, Algeria luôn có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa vô cùng lớn từ các quốc gia khác. Hiện, các nước cung cấp hàng hóa chính cho Algeria vẫn là Trung Quốc, Pháp, Đức, Italia và Tây Ban Nha.

Algeria có thể coi là một thị trường tiềm năng và quan trọng đối với Việt Nam khi quốc gia này được coi là cửa ngõ giúp các doanh nghiệp tiếp cận vào thị trường châu Phi khi Hiệp định Thương mại của lục địa này đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Bên cạnh đó, Algeria cũng là quốc gia có cơ sở hạ tầng khá tốt để các doanh nghiệp Việt Nam có thể xem xét đầu tư trong các lĩnh vực như công nghiệp chế biến, du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghệ…

Bên cạnh đó, dù kinh tế Algeria nói riêng và kinh tế châu Phi nói chung bị ảnh hưởng đáng kể vì dịch bệnh nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế này sẽ sớm phục hồi, đặc biệt là các dấu hiệu cho thấy nguồn vốn FDI sắp quay trở lại.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Algeria, nhu cầu về hàng hóa, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng, dự kiến sẽ tăng khi nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh trong nửa cuối năm 2021, sẽ dẫn đến đầu tư tìm kiếm tài nguyên cao hơn. Tiếp đó, việc tái cấu trúc chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) và tầm quan trọng ngày càng tăng của chuỗi giá trị khu vực (RVC) sẽ mở ra cơ hội mới cho các nước châu Phi. Mặt khác, việc triển khai một số dự án trọng điểm được công bố từ năm 2021 trở về trước, bao gồm cả những dự án bị đình trệ do đại dịch, có thể hỗ trợ FDI. Cuối cùng, việc hoàn thiện Nghị định thư đầu tư bền vững trong khuôn khổ Hiệp định Khu vực thương mại tự do lục địa châu Phi (AfCFTA) có thể tạo động lực cho đầu tư nội lục địa.

Nhằm thúc đẩy trao đổi thương mại giữa hai nước trong bối cảnh dịch Covid-19, trong 6 tháng cuối năm, Thương vụ Việt Nam tại Algeria dự kiến sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan thúc đẩy việc thành lập Hội đồng kinh doanh Việt Nam - Algeria, hoàn thiện khung pháp lý về thương mại và đầu tư với các địa bàn phụ trách. Đồng thời, một số hội nghị, diễn đàn giao thương trực tuyến với Algeria, Tunisia sẽ được tổ chức nhằm kết nối doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác nước bạn.

Nguồn: Công Thương

Từ khoá: tín hiệu tích cực, cửa ngõ, FDI, động lực, đầu tư nội lục địa

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007386796
Go to top