Năm 2018, ngành nông nghiệp đặt ra mục tiêu phấn đấu đạt 40 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu này không dễ dàng khi mà các thị trường nhập khẩu có xu hướng gia tăng bảo hộ đối với sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trong nước.
Năm 2017, trước việc thịt lợn rớt giá mạnh, Bộ NN&PTNT đã phải đề nghị xem xét dừng hoạt động nhập khẩu thịt lợn, nội tạng về Việt Nam theo hình thức tạm nhập, tái xuất. Đầu năm 2018, câu chuyện tượng tự, một lần nữa lại xảy ra với ngành mía đường…
ĐBSCL và vùng xuất khẩu nông - thủy hải sản lớn nhất nước. Để hàng hóa ra được thế giới, lâu nay các doanh nghiệp trong khu vực phải "mượn đường" vòng qua các tỉnh miền Đông.
Theo Reuters, nhu cầu tiêu thụ thịt heo giá rẻ trong nước đang tăng lên, song người chăn nuôi Mỹ lo ngại tranh chấp thương mại với các thị trường xuất khẩu quan trọng như Trung Quốc, Mexico, và Canada có thể ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh thịt heo của họ.
Với nhiều lợi thế, Việt Nam đang là ngôi sao đang lên trong khu vực về đầu tư FDI.
Việc Mỹ giảm thuế “sốc” với doanh nghiệp (DN), rồi sau đó là quyết định miễn thuế đánh vào lợi nhuận nhà đầu tư ngoại ở Trung Quốc khiến các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam quan ngại dòng vốn FDI sẽ bịảnh hưởng. Vấn đề giữ chân nhà đầu tư nước ngoài lại được đặt ra. Và liệu có nên giảm thuế để vừa giữ chân vừa thu hút vốn FDI nhiều hơn?
Việc xây dựng, khai thác và quản lý càng nhiều sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý (CDĐL) càng mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho hàng nông sản, đặc biệt đối với Việt Nam, một trong các nước hàng đầu trên thế giới về xuất khẩu nông sản.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phát triển thị trường nông sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chiều 31/1, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam yêu cầu, thời gian tới, các đơn vị cần triển khai có hiệu quả việc xúc tiến thương mại, đặc biệt là xúc tiến thương mại kết hợp tháo gỡ rào cản với quảng bá đẩy mạnh tiêu thụ nông sản.
Chiều ngày 30/01, Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ đã đến làm việc với Bộ Công Thương về thực trạng hoạt động và khung chính sách liên quan đến thương mại trong nước và thương mại điện tử. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải và Lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước, Vụ Kế hoạch, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT và KTS) đã tham gia buổi làm việc cùng Tổ tư vấn.
Với tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) đạt gần 18 tỉ USD trong năm 2017 (tăng 10,7% so với năm 2016), ngành da giày - túi xách VN đứng thứ 3 trên thế giới. XK da giày - túi xách tiếp tục đứng trong Top 10 mặt hàng XK chủ lực của VN. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức đặt ra đối với XK da giày - túi xách ngay trong năm 2018...
Trang 224 trong 273 trang