Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếCác tranh chấp thương mại ít được đưa ra tòa án quốc tế

Các tranh chấp thương mại ít được đưa ra tòa án quốc tế

27 tin 09.07.2024Cho rằng các tranh chấp thương mại ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động XNK của doanh nghiệp, trao đổi với báo chí, ông Trần Việt Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM đã đưa ra nhiều khuyến nghị đối với doanh nghiệp.

Xin ông cho biết các tranh chấp về thương mại giữa doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài trong thời gian qua như thế nào?

Các tranh chấp về ngoại thương và rõ hơn là lĩnh vực XNK, trong đó tranh chấp về xuất khẩu là nhiều nhất, đa số liên quan đến chất lượng hàng hóa; thời gian giao hàng; sự không trung thực của người bán hoặc người mua. Sự không trung thực xảy ra rất nhiều, có nghĩa là khách hàng muốn hủy đơn hàng, đưa ra lý do thiên về quy định của đất nước của người mua, tạo ra khó khăn cho người bán.

Một tranh chấp nữa thường xảy ra là tranh chấp do thất thoát hàng hóa trong quá trình lưu chuyển từ cảng nước bán đến cảng nước mua cũng là lý do khiến đối tác từ chối nhận hàng, yêu cầu bồi thường. Một tranh chấp rất phổ biến nữa, đó là hàng được lấy ra khỏi cảng nhưng chứng từ gốc vẫn nằm ở người bán, chưa được gửi đi.

Những nội dung tranh chấp trên không mới, nhưng trong nhiều năm qua thường xảy ra, hoạt động ngoại thương của doanh nghiệp chưa rành rẽ về vấn đề này, nên thường mắc phải. Một điều hết sức khó khăn đó là tất cả những tranh chấp đó, gần như chúng ta đều không đưa ra tòa án quốc tế, bởi vì xử lý pháp lý mang tính quốc tế chi phí quá cao và rủi ro khá lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam.

Vậy doanh nghiệp cần làm gì để hạn chế rủi ro pháp lý khi thực hiện hoạt động XNK, thưa ông?

Trước tiên, doanh nghiệp cần tìm hiểu, xác định được đối tác trong hoạt động liên quan đến XNK của mình, như: logistics, ngân hàng. Bản thân doanh nghiệp không phải hiểu về pháp lý đối ngoại, về LC,… nên phải thông qua ngân hàng. Bên cạnh đó, tất cả chứng từ thanh toán, đặt cọc... doanh nghiệp phải thực hiện qua ngân hàng. Hiện nay, nhiều người Việt Nam mua bán với nước ngoài thường làm việc trực tiếp với đối tác, có thể họ đặt một ít tiền cọc, sau đó chúng ta thực hiện giao hàng luôn; sau đó, gửi thẳng bộ chứng từ hoặc ra những lệnh để cho đối tác nhận hàng, mà gần như không thực hiện qua ngân hàng.

Điều quan trọng là hãng tàu, hiện nay thực sự nhiều nhà xuất khẩu Việt Nam đang ship hàng qua các đại lý rất nhỏ, văn phòng chỉ có 1-2 nhân viên, họ chính là nhân viên của các hãng tàu lớn ra ngoài làm việc; nên chọn hãng tàu lớn ở từng khu vực và có uy tín, bởi vì họ không bao giờ đánh mất uy tín, thương hiệu của mình chỉ vì 1-2 container hàng hóa.

Một lưu ý nữa là đối tác. Đối tác rất quan trọng, nếu là đối tác ban đầu chúng ta phải có những thỏa thuận, cam kết chặt chẽ; chúng ta phải có thăm dò và biết được đối tác đó như thế nào. Đặc biệt, khi là đối tác ban đầu phải lưu ý về pháp lý. Pháp lý ở đây không quan trọng bằng thanh toán, để làm sao chúng ta nhận được đủ tiền khi khách hàng lấy hàng ra. Khi khách hàng là đối tác truyền thống, đã làm ăn với nhau 10-20 năm, hầu như các thủ tục pháp lý họ đặt hết qua một bên, có thể cho thanh toàn LC (Thanh toán bằng thư tín dụng) 60 ngày, thanh toán TT (Thanh toán bằng điện chuyển tiền) 100 ngày và không cần một chứng từ gì cả, đó là sự tin cậy. Do đó, chúng ta xây dựng đội ngũ những người mua hàng nước ngoài thực sự ổn định, thực sự bền vững, truyền thống, điều đó là quan trọng nhất.

Vậy nếu doanh nghiệp vướng vào một vài tranh chấp thương mại, lời khuyên của ông với doanh nghiệp là gì?

Khi bị vướng vào tranh chấp thương mại, doanh nghiệp cần làm việc lại với đối tác tín dụng, ngân hàng của mình, tại sao tranh chấp ấy xảy ra mà phía ngân hàng lại không biết. Tốt nhất, doanh nghiệp phải thông qua hiệp hội doanh nghiệp của mình. Ví dụ, doanh nghiệp xuất khẩu điều bị thất thoát hàng hóa xuất khẩu thì Hiệp hội Điều phải lên tiếng; Hiệp hội cũng sẽ làm việc với đại diện Việt Nam ở khu vực xảy ra vụ việc. Cùng với đó, doanh nghiệp phải tập hợp những người đã có rủi ro như mình để xem có thể tiến hành biện pháp pháp lý được không.

Nhưng theo tôi biết, việc tiến hành pháp lý với đối tác nước ngoài rất khó và chi phí tài chính có khi còn gấp nhiều giá trị lô hàng. Đặc biệt, về bản thân pháp lý của doanh nghiệp Việt Nam còn rất yếu. Trong khi đó, đối tác nước ngoài luôn có văn phòng luật sư rất chuyên nghiệp. Chúng ta lại không có luật sư, đến khi xảy ra chuyện mới làm hồ sơ từ đầu. Do đó, doanh nghiệp phải thông qua hiệp hội, cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài. Quan trọng là đối tác và thị trường, nhà xuất khẩu phải hiểu rất kỹ, phải đánh giá đầy đủ rủi ro. Trên thực tế, có những vùng mà các nhà xuất khẩu Việt Nam không muốn làm ăn vì rủi ro rất cao. Nhưng có những thị trường rất văn minh, rất ít khi xảy ra tranh chấp.

Trong thời gian qua, có nhiều tranh chấp về chất lượng hàng hóa, doanh nghiệp cần nghiêm túc xem lại mình, bởi vì vấn đề này không những ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, mà còn ảnh hưởng đến uy tín quốc gia. Còn tranh chấp về tài chính, doanh nghiệp phải có bộ phận pháp lý, phải hiểu về luật quốc tế, có kinh nghiệm trong việc xử lý các tranh chấp quốc tế tại nước sở tại.

Xin cảm ơn ông!

Nguồn: Hải quan

Từ khoá: tranh chấp thương mại, rủi ro pháp lý, hoạt động xuất nhập khẩu

 

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007649312
Go to top