Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếĐông Nam Á phải mất hơn 10 năm để thay Trung Quốc làm “công xưởng thế giới”

Đông Nam Á phải mất hơn 10 năm để thay Trung Quốc làm “công xưởng thế giới”

Một cách để giảm thiểu rủi ro cho chuỗi cung ứng là chuyển một số năng lực sản xuất sang các thị trường khác, chủ yếu là Việt Nam, Indonesia…

voi chu de mot the gioi khong chac chandoan ket va hop tac de phat trien giua nhung thach thuc bfa 2023 thu hut su tham gia cua khoang 2000 dai bieu den tu hon 50 quoc gia khu vuc anh bfa website

Trước những phức tạp địa chính trị căng thẳng, các công ty đa quốc gia và Trung Quốc cần lập kế hoạch dự phòng (kế hoạch B) cho hoạt động sản xuất của họ tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Nhưng ngay cả khi điều đó xảy ra, Trung Quốc sẽ tiếp tục là một trung tâm sản xuất toàn cầu.

Những nhận xét trên được đưa ra tại Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) 2023, khai mạc hôm 30/3 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở Bác Ngao, tỉnh Hải Nam (miền Nam Trung Quốc).

Mặc dù khai mạc hôm 30/3, nhưng Diễn đàn đã bắt đầu một loạt cuộc hội thảo nhóm từ hôm 28/3 và sẽ kéo dài đến ngày 31/3. Với chủ đề “Một thế giới không chắc chắn: Đoàn kết và hợp tác để phát triển giữa những thách thức”, BFA 2023 thu hút sự tham gia của khoảng 2.000 đại biểu đến từ hơn 50 quốc gia và khu vực.

Kế hoạch B dự phòng

Được coi là câu trả lời của Trung Quốc cho Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos (Thụy Sĩ), hội nghị kinh tế ở Bác Ngao đóng vai trò là nền tảng chính để Trung Quốc tái kết nối với thế giới kinh doanh sau 3 năm áp dụng chính sách zero-Covid, vốn đã khiến nhiều công ty phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ bên ngoài đất nước.

Đáng chú ý, Diễn đàn lần này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ.

Ông George Zhu, CEO của Vital Thin Film Materials, cho biết công ty của ông đang tìm cách thành lập liên doanh ở các quốc gia khác và chuyển một phần chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc để ngăn chặn những rủi ro tiềm ẩn khi xu hướng tách rời (decoupling) về mặt kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn đang tiếp diễn,

Công ty có trụ sở tại Trung Quốc, chuyên sản xuất vật liệu cho các sản phẩm điện tử, đặc biệt chú ý đến sự phân nhánh của việc tách rời kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc, vì một nửa số khách hàng của công ty là ở nước ngoài.

“Chúng ta đang phải đối mặt với những thay đổi không thể ngăn cản mỗi ngày”, ông Zhu cho biết. “Tôi cho rằng, hiện tại, sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng không phải do nền kinh tế thị trường tự nhiên thúc đẩy. Do đó, chúng ta phải có một kế hoạch B”.

Ông Zhu cho biết, một số khách hàng sẵn sàng chịu chi phí cao hơn, nhưng nếu xu hướng tách rời ngày càng gia tăng, công ty của ông có kế hoạch thành lập một công ty con hoàn chỉnh với phần lớn cổ phần được nhượng lại cho khách hàng nước ngoài trong vòng 3 năm tới, trong khi trung tâm R&D chính vẫn ở Trung Quốc.

Ông cũng cho biết, chính quyền một số tỉnh thậm chí đang giúp các công ty Trung Quốc đa dạng hóa quy trình sản xuất của họ ở nước ngoài, đến những nơi như Việt Nam và Mexico, để giúp họ duy trì khả năng cạnh tranh với các đối thủ phương Tây đồng thời giảm thiểu bất kỳ hậu quả địa chính trị nào.

Trung tâm sản xuất toàn cầu

Mối quan hệ Trung-Mỹ căng thẳng và các biện pháp kiểm soát Covid-19 cứng rắn của Bắc Kinh trong những năm gần đây đã cản trở hoạt động kinh tế ở Trung Quốc, buộc nhiều công ty phải áp dụng chiến lược Trung Quốc+1 nhằm giảm sự phụ thuộc vào nền kinh tế số 2 thế giới.

Theo ông Benjamin Simpfendorfer, một đối tác tại công ty tư vấn quản lý Oliver Wyman (Mỹ), ngay cả khi đại dịch và những vướng mắc về địa chính trị đang làm căng thẳng chuỗi cung ứng của Trung Quốc, quốc gia này vẫn sẵn sàng tiếp tục là một trung tâm sản xuất toàn cầu trong tương lai gần.

Ông cho rằng sẽ mất hơn một thập kỷ để các khu vực như Đông Nam Á thay thế Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất.

“Trung Quốc sẽ vẫn là trung tâm sản xuất của thế giới”, ông Simpfendorfer nói. “Quốc gia này chiếm 80% tổng lượng xuất khẩu điện thoại thông minh. Giả sử 3 năm đóng cửa vì đại dịch khiến điều này suy giảm nhẹ, nhưng không có khả năng nó sẽ trở lại con số 0, bởi vì không có thị trường nào khác có quy mô sản xuất tương tự như Trung Quốc”.

Tuy nhiên, các công ty đa quốc gia vẫn cần phải làm nhiều hơn nữa để chuẩn bị cải thiện khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng và công nghiệp trong khi tiếp tục đầu tư vào Trung Quốc, theo ông Simpfendorfer.

Ông cho biết, một cách để giảm thiểu rủi ro cho chuỗi cung ứng là chuyển một số năng lực sản xuất sang các thị trường khác, chủ yếu là Việt Nam, cũng như Ấn Độ và Indonesia.

Một bước chiến lược khác mà các công ty đa quốc gia phải thực hiện liên quan đến việc chuyển các yếu tố thiết yếu của sản xuất trở lại thị trường nội địa của họ, tương tự như những gì Mỹ đã và đang thực hiện với các sáng kiến để thu hút các công ty của họ trở lại, ông nói thêm.

Trong khi đó, các công ty đa quốc gia cần xem xét hợp tác kinh doanh cùng có lợi hơn, vì nền kinh tế toàn cầu sẽ liên kết chặt chẽ hơn ở cấp độ đa phương trong tương lai, ông Simpfendorfer nói.

“Đây không phải là về sản xuất ở Trung Quốc cho phần còn lại của thế giới”, ông nói. “Các công ty Mỹ vẫn có thể đầu tư vào sản xuất của Trung Quốc, các công ty Trung Quốc cũng có thể đầu tư vào sản xuất của Mỹ hoặc ở Việt Nam, Ấn Độ hoặc Indonesia. Nó thực sự là về sự hợp tác thương mại và đảm bảo rằng đó là một kịch bản đôi bên cùng có lợi”.

Nhịp đập kinh tế mạnh mẽ

Tại BFA 2023, hội nghị quốc tế lớn nhất của Trung Quốc kể từ khi nước này từ bỏ chính sách zero-Covid cứng rắn vào cuối năm 2022, điều duy nhất nhắc nhở về đại dịch là khẩu trang mà nhân viên đeo và các gian hàng cung cấp giấy tẩm cồn sát khuẩn và khẩu trang mà các đại biểu tham gia diễn đàn phần lớn phớt lờ.

Ngay cả từ “Covid-19” cũng hầu như không xuất hiện trong chương trình nghị sự của diễn đàn kéo dài 4 ngày, vốn tập trung vào các thách thức phát triển của châu Á. Các đại biểu tại BFA 2023 cũng được trấn an bởi nhịp đập kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc.

Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 5% cho năm 2023. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2023 lên 5,2%.

Ông Ahmed M. Saeed, Phó Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, châu Á sẽ là động lực chính cho tăng trưởng toàn cầu. ADB dự đoán tốc độ tăng trưởng của châu Á sẽ là 4,6% vào năm 2023. Ông nói: “Châu Á sẽ tiếp tục làm tốt, ít nhất là trong tương lai gần”.

Tổng thư ký BFA Li Baodong cho biết, tăng trưởng và phát triển của châu Á là điểm sáng lớn nhất trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái. Ông nói: “Nền kinh tế châu Á đang tăng trưởng ổn định và sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc đã gửi đi một tín hiệu rất mạnh mẽ, đó là sự ổn định trong bối cảnh bất ổn”.

Với chủ đề “Một thế giới không chắc chắn: Đoàn kết và hợp tác để phát triển giữa những thách thức”, BFA 2023 thu hút sự tham gia của khoảng 2.000 đại biểu đến từ hơn 50 quốc gia và khu vực. Ảnh: BFA Website

Tiến sĩ Xu Xiujun, Giám đốc Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Chính trị Quốc tế tại Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, một cơ quan cố vấn của chính phủ, nói rằng cam kết của Bắc Kinh trong việc thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu là một “ví dụ về cách Trung Quốc đặt mục tiêu trở thành một lực lượng cho sự chắc chắn trong bối cảnh những thách thức đã cản trở sự phục hồi toàn cầu”.

Hồi tháng 1, IMF đã dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu là 2,9% cho năm 2023, cao hơn một chút so với dự báo vào tháng 10/2022.

“Tình hình năm nay đã diễn ra lạc quan cho đến nay”, ông Zhao Chenxin, phó chủ tịch Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC), cơ quan hoạch định kinh tế hàng đầu của Trung Quốc, cho biết.

Ông Zhao lưu ý rằng vẫn còn một số điều không chắc chắn, bao gồm cả việc liệu các nền kinh tế lớn như Mỹ và châu Âu có thể chế ngự lạm phát một cách hiệu quả hay không, cũng như những mặt trái chống lại toàn cầu hóa kinh tế và những rủi ro như nợ chính phủ.

“Đối mặt với những khó khăn và thách thức kinh tế lớn này, chúng ta phải giữ vững niềm tin”, ông Zhao nói, nhấn mạnh rằng “con đường dẫn đến phục hồi và phát triển kinh tế thế giới có thể quanh co, nhưng tương lai tươi sáng”.

Nguồn: SCMP, Xinhua, Straits Times/ Người đưa tin

Từ khóa: ASEAN, Trung Quốc, chuỗi cung ứng toàn cầu

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007387455
Go to top