Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếẤn Độ có thể cân bằng giữa giảm phát thải và tăng trưởng kinh tế

Ấn Độ có thể cân bằng giữa giảm phát thải và tăng trưởng kinh tế

Tiếp tục áp dụng năng lượng sạch giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang net zero đồng thời cứu sống nhiều người, tăng doanh thu tài chính và thúc đẩy an ninh năng lượng.

Ấn Độ đang chuyển đổi mạnh mẽ sang sản xuất năng lượng tái tạo và quyết tâm cải thiện các vấn đề về khả năng tiếp cận, khả năng chi trả và an ninh năng lượng. Nước này sẵn sàng trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong những năm tới, mục tiêu trên sẽ tăng cao nhu cầu về năng lượng. Cho dù Ấn Độ dự định đáp ứng những nhu cầu đó bằng nhiên liệu hóa thạch hay các giải pháp thay thế xanh thì đều có khả năng thay đổi quỹ đạo phát thải nhà kính trong nhiều năm tới.

Ấn Độ đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc đáp ứng mục tiêu giảm khí thải theo Thỏa thuận Paris, nhưng với các chính sách hiện nay tổng lượng phát thải nhà kính sẽ vẫn tăng hơn 40% trước năm 2030. Mặc dù mức tăng phát thải trong ngắn hạn là cần thiết để đáp ứng mục tiêu giảm nghèo và an ninh năng lượng, song việc mở rộng quy mô các chính sách hiện nay có thể giúp giảm lượng phát thải đáng kể trong trung hạn và đưa Ấn Độ đến gần với net zero trước năm 2070 hơn.

transition path v3

Như ở hầu hết các quốc gia, việc đạt được net zero sẽ yêu cầu các điều chỉnh đối với cách sống, làm việc và đi lại- và một số những thay đổi này sẽ rất tốn kém. Nhưng hành động thận trọng có thể giúp giảm chi phí. Thứ nhất, Ấn Độ dự kiến tăng đầu tư vào các nhà máy nhiệt điện than, nhưng bằng cách hạn chế những khoản đầu tư này, các khoản chi phí cố định đáng kể có thể được tiết kiệm. Thứ hai, việc sớm mở rộng quy mô năng lượng tái tạo cho phép điều chỉnh chính sách dần dần, điều đó có thể ít tốn kém hơn về mặt chính trị và cho phép áp dụng liên tục các công nghệ mới. Chi phí cũng có thể được trả dần trong giai đoạn dài hơn.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có thể đạt được một quỹ đạo thay thế bằng cách mở rộng các chính sách hiện tại. Một trong những đề xuất của chúng tôi bao gồm tăng dần trợ cấp trong sử dụng năng lượng tái tạo cùng với đánh thuế phát thải cao hơn bên cạnh nhiều chính sách mục tiêu mà Ấn Độ đã tập trung vào. Điều này sẽ giúp giảm dần sự phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu, đảm bảo khả năng tiếp cận năng lượng chung và giảm bớt những ảnh hưởng sức khỏe tiêu cực do ô nhiễm. Tài trợ khí hậu bên ngoài và chuyển giao công nghệ sẽ giúp tối thiểu chi phí và đảm bảo tính bền vững.

Trong mô hình của chúng tôi, việc kết hợp các khoản trợ cấp năng lượng tái tạo và thuế cho than đá cao hơn (gần tương đương với việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt hiện tại của Ấn Độ đối với than). Trong kịch bản này, nhu cầu năng lượng ngày càng tăng được đáp ứng thông qua tăng dần năng lượng tái tạo và cho phép giảm dần năng lượng than, cuối cùng, vượt mục tiêu 50% công suất điện không sử dụng nhiêu liệu hóa thạch. Theo chính sách như vậy, không chỉ tỷ lệ năng lượng tái tạo sẽ tăng đáng kể mà tổng nguồn cung điện tổng thể cũng sẽ tăng.

electricity mix in india v5

Mặc dù chính sách này có những lợi ích môi trường rõ ràng, chúng tôi ước tính chính sách sẽ làm giảm nhẹ tổng sản phẩm quốc nội thực tế (so với dự báo dựa trên các chính sách hiện tại) khi các công ty và người tiêu dùng trả thuế cao hơn. Tuy nhiên, doanh thu tài chính sẽ được huy động đủ để bù đắp cho những công dân nghèo nhất ở mức độ mà chính sách hướng tới. Thêm vào đó, những khoản chi phí nhỏ của chính sách này ít thay đổi hơn những lựa chọn khác.

Phát thải thấp hơn sẽ có những lợi ích đáng kể. Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và giảm dần sử dụng than đá trong kịch bản chính sách này sẽ giúp giảm ô nhiễm 2.5%, cứu sống nhiều người và giúp giảm số ngày phải nghỉ học và nghỉ làm. Kịch bản cũng sẽ giảm nhập khẩu than xuống 14% vào năm 2030, do đó tăng khả năng phục hồi trước những thay đổi toàn cầu về giá năng lượng và cải thiện an ninh năng lượng.

Nguồn: IMF

Từ khóa: Ấn Độ, phát thải nhà kính, net zero, tăng trưởng kinh tế

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007386565
Go to top