Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếNigeria – bài học về Vành đai và Con đường của Trung Quốc

Nigeria – bài học về Vành đai và Con đường của Trung Quốc

nigeria

Mỗi quốc gia phải có cơ quan quản lý để kịp thời nắm bắt đầy đủ các lợi ích của Sáng kiến BRI. Cho đến nay, Nigeria thì không.

Sự hiện diện của Trung Quốc ở châu Phi đã làm dấy lên cuộc tranh luận rộng rãi về việc liệu Bắc Kinh có phải là đối tác phát triển hay xâm chiếm kiểu mới. Phần lớn, một cuộc tranh luận liên quan đến vai trò của chính các quốc gia châu Phi trong mối quan hệ này.

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nươc châu Phi là điều cần thiết cho cả hai bên. Các nền kinh tế châu Phi nhận được các khoản đầu tư và viện trợ của Trung Quốc, thông qua Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI). Đồng thời, Trung Quốc được tiếp cận với các nguồn lực quan trọng, thị trường xuất khẩu và thực hiện hỗ trợ của quốc tế -vôn được đánh giá là những vấn đè nhạy cảm của Trung Quốc, như là chính sách “Một Trung Quốc”, vi phạm nhân quyền ở Tân Cương và đàn áp các thể chế dân chủ ở Hồng Kông. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Trung Quốc và bất kỳ quốc gia châu Phi hiện đang mất cân bằng nghiêm trọng,  khuynh hướng có lợi thuộc về phía Bắc Kinh.

Trung Quốc đã là đối tác ưa thích của nhiều quốc gia châu Phi do có nguồn vốn đầu tư lớn, thực hiện nguyên tắc “không can thiệp” và sự hùng biện về ý định lành mạnh của họ. Điều này đã được thể hiện trong Sách trắng Châu Phi năm 2021 do Trung Quốc công bố, trong đó tuyên bố rằng mục tiêu của Bắc Kinh trên lục địa này là “cho nhiều hơn và nhận ít hơn, cho trước khi nhận và cho đi mà không đòi hỏi gì được đáp lại. [Trung Quốc] sẵn sàng chào đón các nước châu Phi mở rộng và phát triển cùng Trung Quốc”

Mặc dù những điều đó thật đáng ngưỡng mộ, nhưng vẫn có những thắc mắc: “Làm thế nào các quốc gia châu Phi có thể thu được lợi ích tối đa từ một mối quan hệ không cân bằng như vậy? Các lợi ích mang lại phải vượt ra ngoài việc chấp nhận viện trợ, đầu tư, vốn và công nghệ của Trung Quốc cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn.

Điều cần thiết là hoạt động của cơ quan địa phương, tức là tìm cách gây ảnh hưởng để thu được lợi ích tối đa. Điều này sẽ kêu gọi chính phủ nhấn mạnh đến việc bản địa hóa các dự án BRI, như các chủ thể chính trị, xã hội và kinh tế là những đối tượng tham gia tích cực.

Nigeria là một nghiên cứu điển hình về những gì sẽ xảy ra khi một chính phủ châu Phi không phát huy được vai trò của mình trong việc định hình mối quan hệ với Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương.

Bắc Kinh và Abuja đã là đối tác chiến lược từ năm 2006, và thiết lập quan hệ kinh tế “đôi bên cùng có lợi”. Về thương mại và đầu tư, Trung Quốc đã trở thành đối tác đóng vai trò quan trọng ở Nigeria, và trong vai trò hỗ trợ cho sự phát triển, Trung Quốc đã trở thành đối tác ưu tiên của Nigeria.

Cụ thể như Trung Quốc chính là nguồn tài trợ của Nigeria trong việc khôi phục cơ sở hạ tầng đổ nát của nước này, đồng thời Abuja cũng chính thức tham gia BRI vào năm 2018 trong Diễn đàn Cấp cao về Hợp tác Trung Quốc-Châu Phi (FOCAC) tại Bắc Kinh. Trung Quốc và các doanh nghiệp của Trung Quốc, đặc biệt là Tổng công ty Xây dựng Công trình Dân dụng Trung Quốc (CCECC), đã trở “thành trái tim và linh hồn” của chiến lược tái thiết cơ sở hạ tầng của Abuja. Bắc Kinh đã đóng vai trò đầu tàu trong việc xây dựng tuyến đường sắt Kaduna-Kano (với chi phí 1,7 tỷ USD), tuyến đường sắt Lagos-Kano (6,7 tỷ USD) và tuyến đường sắt Lagos-Ibadan (1,5 tỷ USD). Vai trò của Trung Quốc không chỉ giới hạn trong việc đầu tư các tuyến đường sắt; ngay cả trong việc xây dựng sân bay và cơ sở hạ tầng ICT, các công ty Trung Quốc đã đảm nhận vị trí dẫn đầu.

Những lợi ích là rõ ràng. Nigeria được hỗ trợ hàng hóa công cộng (Public goods) cần thiết  sẽ kích thích hoạt động kinh tế. Trong nhiều trường hợp, chính quyền của Nigeria đã cảm ơn sự hỗ trợ của Trung Quốc. Tuy nhiên, không phải mọi thứ đều tuyệt vời như vậy.

Ngoài vấn đề về nợ bền vững, hoạt động của BRI ở Nigeria là “một hộp đen” đối với các chính quyền địa phương, ngăn cản họ tham gia vào quá trình ra quyết định và thực hiện dự án. Ví dụ, theo một cuộc khảo sát của Afrobarometer, chỉ 28% người Nigeria nhận thức được “các khoản vay / hỗ trợ phát triển” của Trung Quốc ở nước họ, tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với mức trung bình của 33 quốc gia là 47%.

Ngay cả cơ quan lập pháp quốc gia của Nigeria cũng than phiền về sự thiếu minh bạch liên quan đến các thỏa thuận cho vay được ký giữa cơ quan hành pháp và các ngân hàng nhà nước Trung Quốc. Theo dự đoán của AidData chỉ ra rằng: các thỏa thuận cho vay của Trung Quốc luôn có “các điều khoản bảo mật sâu rộng”. Do đó, năng lực thể chế yếu kém của Nigeria góp phần cho các dự án của BRI luôn không có sự minh bạch, tham nhũng và không quan tâm luật pháp trong nước.

Kết quả là, đối với tất cả các dự án lớn mà Trung Quốc đã thực hiện ở Nigeria, thiếu các liên kết toàn diện đến nền kinh tế trong nước. Nhìn chung, sự hỗ trợ phát triển của Trung Quốc gắn liền với các công ty, công nghệ và vốn của Trung Quốc, điều này có nguy cơ lấn át các tác nhân kinh tế bản địa.

các công ty xây dựng của Nigeria cho rằng bị tẩy chay khỏi các dự án BRI. Rotimi Amaechi, Bộ trưởng Giao thông vận tải của Nigeria, đã đáp lại bằng cách kêu gọi các công ty này nâng cao năng lực để thực hiện các dự án quy mô lớn như vậy. Thực tế, các công ty trong nước đang hoạt động trong một hệ thống như vậy khiến cho hoạt động kinh doanh gặp nhiều bất lợi.

Như Temitope Runsewe, Giám đốc điều hành của Công ty TNHH Dutum, một công ty xây dựng và kỹ thuật của Nigeria, lưu ý: “Các công ty Trung Quốc cùng với “nguồn vốn rẻ” được hỗ trợ từ Trung Quốc… Họ sẽ nói với chính phủ của chúng tôi rằng chỉ cần cho chúng tôi xem các dự án và chúng tôi sẽ tự vận động và bắt đầu xây dựng. Điều này là cực kỳ hấp dẫn và hầu hết các quan chức chính phủ của chúng tôi chỉ sa vào điều đó trong khi tác động đó lại gây thiệt hại cho việc xây dựng năng lực địa phương ”.

Xu hướng này đôi khi mâu thuẫn trực tiếp với Đạo luật Mua sắm công năm 2007 của Nigeria, trong đó quy định rằng đấu thầu phải cạnh tranh, công khai và minh bạch. Gần đây, một tình huống đã phát sinh khi ông Amaechi, Bộ trưởng Giao thông vận tải và ông Abubakar Malami, Bộ trưởng Tư pháp và Tổng chưởng lý của liên đoàn Nigeria, và CCECC đã bị đưa ra tòa về những bất thường trong mua sắm liên quan đến việc trao hợp đồng cho CCECC để xây dựng một đường khổ hẹp 190 km tiếp theo từ Minna ở Bang Niger đến Baro với trị giá 91,7 tỷ đồng naira Nigeria (khoảng 210 triệu USD). Cho đến nay, chính phủ cũng tỏ ra không sẵn sàng thực thi yêu cầu của địa phương trong các dự án BRI. Ví dụ: Ủy ban của Hạ viện Nigeria về các hiệp ước, Nghị định thư và Thỏa thuận lập luận rằng trong các thỏa thuận cho vay đang được xem xét, không có thỏa thuận nào đề cập đến yêu cầu thiết yếu của địa phương.

Điều này cho thấy rằng cơ quan quản lý của chính phủ Nigeria, như Ian Taylor mô tả có thể xem như “cơ quan tham nhũng”. Những hành động và sự không hành động của những người nắm quyền chỉ mang lại lợi ích nhóm nhưng quốc gia lại phải trả giá rất nhiều. Điều này được thể hiện thông qua lời yêu cầu của ông Amaechi rằng “không nên xem xét kỹ các hợp đồng cho vay của Trung Quốc”, vì “chúng rất nhạy cảm với những gì bạn nói”. Ông cho rằng bất kỳ lời chỉ trích nào cũng có thể làm mất đi sự hỗ trợ phát triển của Trung Quốc. Thái độ như vậy tượng trưng cho việc chính phủ thiếu ý chí chính trị cần thiết để thực hiện địa phương hóa các dự án của BRI.

Câu hỏi đặt ra là liệu người Nigeria có đang đạt được thỏa thuận tốt nhất từ mối quan hệ của chính phủ Nigeria với Trung Quốc hay không. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới về BRI đã lưu ý, những rủi ro liên quan đến BRI – các vấn đề vè nợ bền vững, cơ sở hạ tầng bị đình trệ , và những gánh nặng của cộng đồng địa phương và vấn đề về môi trường - càng trở nên trầm trọng hơn do các thể chế yếu kém trong nước và tham nhũng cản trở tăng trưởng đi kèm. Do đó, để đạt được lợi ích tối đa từ BRI, điều cần thiết là các thông lệ quản trị tốt ủng hộ tính công khai, minh bạch, tuân thủ luật mua sắm trong nước và cần nhấn mạnh các yêu cầu về nội dung của địa phương.

Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp của riêng Nigeria. Việc thiếu tham vấn cộng đồng và xu hướng sử dụng các “kênh cửa hậu” để phê duyệt các dự án đã dẫn đến các dự án cơ sở hạ tầng phần lớn rời rạc “phần lớn không thể tiếp cận được với công chúng trong khi cũng không hoạt động theo cách mà các tiện ích công cộng dự định vận hành”.

Việc Trung Quốc kiên quyết không chỉ trích cách quản trị tồi và trong các trường hợp khác, việc trở thành đồng phạm với những thực thi đó đòi hỏi chúng ta phải đặt câu hỏi thực sự về đối tác Trung Quốc. Tuy nhiên, như phân tích ở trên cho thấy, đây không phải là con đường một chiều – nhóm chính trị gia ở các nước như Nigeria cũng phải chịu trách nhiệm về sự thiếu tự chủ của họ.

Nguồn: The Diplomat

Từ khóa: BRI, Trung Quốc - Nigeria, 

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007371821
Go to top