Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếVì sao Việt Nam cần xây dựng chiến lược tiêu chuẩn hoá?

Vì sao Việt Nam cần xây dựng chiến lược tiêu chuẩn hoá?

chien luoc tieu chuan hoa quoc gia

Việc xây dựng chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia đến năm 2030 là hết sức cần thiết, là chính sách quan trọng mang tính định hướng, nền tảng để triển khai thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong hoạt động tiêu chuẩn.

Những rào cản về tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với hàng hoá Việt Nam

Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới (từ khi trở thành thành viên của WTO, ASEAN, APEC), nhất là khi nước ta đã ký kết các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (như CPTPP, EVFTA, RCEP) dẫn đến việc thực thi các Hiệp định này cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ngày càng đối mặt nhiều quy định, yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tại các thị trường nước ngoài.

Trên thực tế, thời gian qua, nhiều lần hàng hoá của Việt Nam bị cảnh báo tại nước ngoài do không đáp ứng đủ quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật thương mại của nước sở tại. Dư luận hẳn vẫn chưa quên việc Cơ quan An toàn thực phẩm Ireland (FSAI) ra thông báo thu hồi sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo và miến Good của Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam vì chứa chất Ethylene Oxide (EO) có khả năng gây ung thư. Tương tự, Liên minh Châu Âu (EU) cũng ra cảnh báo đối với sản phẩm mì khô vị bò gà của Công ty cổ phần Thực phẩm Thiên Hương vì chứa chất cấm này.

Thậm chí, theo Văn phòng SPS Việt Nam, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam nhận 504 thông báo liên quan đến an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, bao gồm biện pháp thay đổi mức dư lượng, phương pháp kiểm dịch. So với cùng kỳ năm 2021, số thông báo tăng khoảng 9%. Nhật Bản là quốc gia có nhiều thông báo nhất với 83 thông báo, chiếm 16,47%. Tiếp sau là Brazil, EU, Canada, Mỹ.

SPS Việt Nam cho biết, mỗi thị trường sẽ có một bộ tiêu chuẩn cũng như đối tượng quan tâm khác nhau. Ví dụ, Nhật Bản có 5 bộ luật, 3 quy định về chất lượng an toàn thực phẩm, Mỹ có 4 quy định khung, còn ASEAN lại chủ yếu quan tâm đến các vấn đề kiểm dịch động vật. 

Theo ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, những cảnh báo như trường hợp mì ăn liền Hảo Hảo hay mì khô vị bò gà hầu như năm nào Văn phòng cũng nhận được. Thậm chí, hàng tháng có khoảng 100 thông báo và văn bản pháp lý có hiệu lực về các biện pháp SPS (biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động - thực vật) mà các thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) áp dụng.

Theo thống kê sơ bộ, một năm Văn phòng SPS Việt Nam nhận được khoảng 50 cảnh báo của EU và các nước liên quan đến các biện pháp SPS, có cảnh báo nghiêm trọng, có cảnh báo không nghiêm trọng. EU được coi là một thị trường có tiêu chuẩn khắt khe về độ an toàn của thực phẩm. Những tiêu chuẩn này là một rào cản, thách thức lớn để các doanh nghiệp Việt Nam tiến ra thị trường thế giới. 

Nhìn vào những sự việc trên có thể thấy, trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, ngoài lợi thế về mở rộng thị trường, giao thương, xuất khẩu hàng hoá, doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là việc thực thi các cam kết cũng như tiêu chuẩn, quy chuẩn khắt khe về sản phẩm hàng hoá mà các quốc gia sở tại đặt ra. Việc không đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn rất dễ khiến hàng hoá của Việt Nam bị cảnh báo, mất uy tín trên thị trường quốc tế.

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để hạn chế các vụ việc hàng hoá Việt Nam bị cảnh báo vi phạm tiêu chuẩn? Giải pháp nào mang tính dài hạn để Việt Nam ứng phó với các hàng rào kỹ thuật thương mại mà các quốc gia cùng tham gia hiệp định thương mại tự do đặt ra? Làm sao để nâng cao mức độ hài hoà của hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam với hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế?

Một số chuyên gia cho rằng, việc hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam hài hoà với thông lệ quốc tế; cập nhật các tiêu chuẩn, quy chuẩn hàng hoá quốc tế thành cơ sở dữ liệu để doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm hiểu, ứng dụng sẽ là những hướng đi, giải pháp hữu ích nhằm giúp hàng hoá Việt Nam dễ dàng vượt qua các rào cản về tiêu chuẩn, quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật thương mại khi sang thị trường thế giới. Tuy nhiên, vấn đề cần lưu tâm là làm sao để các tiêu chuẩn, quy chuẩn này trở thành một hệ thống hoàn thiện, xuyên suốt, phù hợp với tình hình thực tiễn. Điều này chắc chắn đòi hỏi Việt Nam phải có chiến lược mang tính dài hạn về xây dựng tiêu chuẩn.

Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược tiêu chuẩn hoá quốc gia

Theo TS. Hà Minh Hiệp, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL), nếu Việt Nam không có chiến lược, định hướng rõ ràng để phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia làm nền tảng cho sản xuất, kinh doanh thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó tồn tại cũng như giành lợi thế trong cuộc cạnh tranh trên trường quốc tế. Để đáp ứng mục tiêu của Chính phủ, phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển công nghiệp hiện đại, Việt Nam cần xây dựng và ban hành chiến lược tiêu chuẩn hóa.

"Mục tiêu nhằm đưa hoạt động tiêu chuẩn hóa trở thành động lực quan trọng, có vai trò dẫn dắt, thúc đẩy sự phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia (NQI), nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, năng lực đổi mới sáng tạo của quốc gia trong tiến trình hội nhập quốc tế và hình thành nền tảng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia phù hợp với tình hình mới, xác lập định hướng dài hạn, xác định nhu cầu và các đối tượng cần ưu tiên trong các ngành/lĩnh vực, qua đó tập trung các nguồn lực để triển khai thành công các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội”, TS. Hà Minh Hiệp nhận định.

Trong dự thảo chiến lược tiêu chuẩn hoá đến năm 2030, Bộ KH&CN cũng nêu rõ sự cần thiết phải xây dựng chiến lược. Thực tế cũng cho thấy, hoạt động xây dựng tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam thời gian qua chưa được hoạch định và thực hiện một cách tổng thể đủ tầm chiến lược. Các bộ ngành hiện nay xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) chưa có định hướng dài hạn vì vậy, dẫn đến tình trạng một số bộ, kế hoạch xây dựng TCVN bổ sung còn nhiều hơn kế hoạch TCVN hằng năm và đôi khi vẫn trùng đối tượng TCVN; ngoài Bộ KH&CN đã xây dựng Quy hoạch xây dựng TCVN thì chưa có bộ, ngành nào xây dựng kế hoạch TCVN trong thời gian 5 năm theo đúng quy định tại Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Trong khi đó, các Nghị quyết, Quyết định gần đây của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ đều nêu rõ là các mục tiêu, định hướng của các ngành, lĩnh vực phải theo phù hợp với quy định của các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, công nghiệp 4.0... Ví dụ:Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 định hướng: Phát triển nhiệt điện than ở mức hợp lý theo hướng ưu tiên những tổ máy công suất lớn, hiệu suất cao, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại như công nghệ siêu tới hạn trở lên; bảo đảm thực hiện đầy đủ pháp luật về an toàn môi trường sinh thái, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế; Hoàn thiện khung chính sách, xây dựng và bổ sung hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về khí thải và chất thải trong ngành năng lượng theo hướng tiệm cận với tiêu chuẩn của các nước phát triển.

Như vậy, có thể thấy hoạt động tiêu chuẩn hiện nay của Việt Nam chưa phát huy được tính dẫn dắt, chủ đạo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội do phần lớn việc xây dựng tiêu chuẩn căn cứ theo nhu cầu thực tại. Theo kinh nghiệm quốc tế, các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế như Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC), Liên minh viễn thông quốc tế (ITU), Ủy ban Tiêu chuẩn Châu Âu CEN/CENELIC hoặc các quốc gia như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc… việc ban hành chiến lược tiêu chuẩn hóa sẽ xác định rõ nguyên tắc, định hướng cơ bản, thiết lập chương trình hành động tổng thể, phát triển hệ thống tiêu chuẩn trung và dài hạn trên phạm vi toàn cầu hoặc quốc gia.

Ngoài ra, trong các lĩnh vực khác như tài nguyên, môi trường, trồng trọt… thì các chiến lược đã được quy định cụ thể trong Luật để làm căn cứ xây dựng, triển khai áp dụng chiến lược trong các giai đoạn tới (ví dụ: Điều 22 Luật Bảo vệ môi trường quy định về Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia; Điều 5 Luật Trồng trọt quy định về Chiến lược phát triển trồng trọt).

Do vậy, việc xây dựng chiến lược quốc gia về tiêu chuẩn hóa đến năm 2030 là hết sức cần thiết, là chính sách quan trọng mang tính định hướng, nền tảng để triển khai thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong hoạt động tiêu chuẩn một cách tổng thể đồng bộ và thống nhất từ trung ương đến địa phương và các doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động tiêu chuẩn có tầm nhìn, kế hoạch tổng thể rõ ràng, xuyên suốt, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững, tuân thủ cam kết hội nhập quốc tế, phù hợp xu thế phát triển tiêu chuẩn quốc tế và các nước tiên tiến trong khu vực.

Nguồn: VietQ

Từ khóa: chiến lược tiêu chuẩn hóa

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007387971
Go to top