Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếThúc đẩy kinh tế tuần hoàn để tăng năng lực chống chịu của nền kinh tế

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn để tăng năng lực chống chịu của nền kinh tế

kte tuan hoan

Các chỉ tiêu quản trị vĩ mô, kinh tế - tài chính đều mở mức cao nhưng năng lực chống chịu và tính tự cường của nền kinh tế Việt Nam chỉ được đánh giá là trung bình – khá, do chỉ tiêu về môi trường và xã hội thấp.

Covid-19, biến động địa chính trị, đứt gãy chuỗi cung ứng là những thách thức “chưa từng có tiền lệ”, cũng là phép thử cho năng lực thích ứng, chống chịu của các nền kinh tế trên thế giới. Sức chống chịu này không tỷ lệ thuận với quy mô của nền kinh tế, bằng chứng là nhiều quốc gia phát triển hàng đầu thế giới lại phải chịu những thiệt hại nặng nề hơn cả.

Duy trì được mức tăng trưởng dương trong 2 năm dịch bệnh diễn biến căng thẳng, tiếp tục giữ vững tỷ lệ lạm phát không vượt quá mức trần 4% dù lạm phát thế giới tăng cao, dù có độ mở rất lớn, Việt Nam được đánh giá cao về “sức đề kháng” của nền kinh tế.

Tuy nhiên, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2022 do Quốc hội tổ chức, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, nhận định, xét về năng lực chống chịu và tính tự cường, kinh tế Việt Nam chỉ ở mức trung bình khá.

Lý giải cho điều này, ông Lực cho biết, tuy có nền tảng vĩ mô ổn định, các chỉ tiêu về quản trị vĩ mô, kinh tế, tài chính đều ở mức cao nhưng xét về các chỉ tiêu môi trường và xã hội, Việt Nam lại bị đánh giá thấp.

Thực tế, đánh giá này không phải là điều đáng ngạc nhiên. Trong báo cáo Năng lực quản trị công cấp tỉnh (PAPI) được công bố vào tháng 4 vừa qua, toàn bộ các tỉnh, thành phố của Việt Nam đều có điểm quản trị môi trường ở mức dưới trung bình, tức là dưới 5/10 điểm.

Trong đó, 2 thành phố lớn nhất và là đầu tàu kinh tế của cả nước là Hà Nội và TP.HCM là 2 địa phương bị đánh giá thấp nhất. Điều này cho thấy, dường như Việt Nam vẫn chưa thể giải quyết được mâu thuẫn giữa bảo vệ môi trường và tăng trưởng kinh tế.

Kinh tế tuần hoàn là giải pháp?

Vai trò của kinh tế tuần hoàn trong năng lực chống chịu thực tế đã được ghi nhận tại Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 687 vào tháng 6 vừa qua.

Đề án nhấn mạnh kinh tế tuần hoàn là phù hợp với yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu, thích ứng trước các cú sốc bên ngoài.

Xây dựng năng lực chống chịu cho nền kinh tế, theo như đề xuất của TS. Cấn Văn Lực, cần phải đảm bảo được cả 3 yếu tố là kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa việc phát triển các yếu tố này khó có thể xóa nhòa bởi những phương thức sản xuất, mô hình kinh tế truyền thống.

Kinh tế tuần hoàn được xem là giải pháp để tháo gỡ nút thắt này. Bằng việc kéo dài vòng đời sản phẩm, kinh tế tuần hoàn giảm thiểu rác thải ra môi trường cũng như giảm tiêu thụ tài nguyên và năng lượng. Mô hình kinh tế tuần hoàn nếu được áp dụng hiệu quả cũng sẽ vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa tạo thêm cơ hội kinh tế được chia sẻ với các bên liên quan, bao gồm cả những nhóm yếu thế và lao động phi chính thức.

Mặt khác, nếu nhìn khả năng chống chịu của nền kinh tế qua tác động của đại dịch Covid-19, có thể thấy một vai trò đặc biệt quan trọng khác của kinh tế tuần hoàn là làm tinh gọn chuỗi cung ứng, thông qua thiết lập những chuỗi giá trị mang tính “vòng lặp” và “tại chỗ”.

Vai trò nâng cao năng lực chống chịu của kinh tế tuần hoàn đã được minh chứng qua hoạt động thực tế của nhiều doanh nghiệp, điển hình như Nestlé Việt Nam, một thành viên của Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam).

Cụ thể, Nestlé Việt Nam cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề đến chuỗi cung ứng, công ty vẫn đảm bảo được nguồn nguyên vật liệu đầu vào nhờ thiết lập chuỗi cung ứng tuần hoàn ngay tại Việt Nam, liên kết với những người nông dân Việt Nam, thay vì phụ thuộc vào nguồn cung từ phía nước ngoài.

Nguồn: The Leader

Từ khóa: kinh tế tuần hoàn

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007386870
Go to top