Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếẤn Độ sẽ rút ra khỏi sáng kiến “Tầm nhìn Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương”?

Ấn Độ sẽ rút ra khỏi sáng kiến “Tầm nhìn Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương”?

indo

Là một phần của cuộc đàm phán cấp bộ trưởng và quan chức cấp cao được khởi động trong chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thống Hoa Kỳ - Joe Biden hồi tháng 5, Hoa Kỳ sẽ tổ chức cuộc họp trực tiếp cấp bộ trưởng đầu tiên của các quốc gia ký kết “Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương” (IPEF) vào thứ Năm và Thứ sáu (ngày 08 và 09/09/2022).

Dẫn đầu bởi Đại diện Thương mại Hoa Kỳ - Katherine Tai và Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ - Gina Raimondo, trong 3 tháng 07 – 09 năm 2022 đã chứng kiến ​​một số cuộc họp trực tuyến và kết hợp cả hai hình thức trực tuyến và trực tiếp, nhằm “xác định phạm vi” các “dàn xếp” cho bốn trụ cột của khuôn khổ kinh tế IPEF, bao gồm các quy tắc thương mại, năng lượng sạch, chuỗi cung ứng - thuế và chống tham nhũng.

Bất chấp tốc độ đàm phán nhanh, khuôn khổ IPEF vẫn đang trong quá trình làm việc và cho đến nay chưa có tuyên bố chung nào nêu rõ khuôn khổ đã đạt được những gì. Mặt khác, Hoa Kỳ muốn hoàn thiện các nguyên tắc cơ bản của khuôn khổ IPEF trước khi tổ chức Hội nghị các nhà lãnh đạo APEC vào tháng 11 năm 2023.

Nhưng trong 18 tháng, tính từ tháng 05 năm 2022 đến tháng 11 năm 2023, đây không phải là thời gian thử thách duy nhất của khuôn khổ.

Đầu tiên, Ấn Độ đã nổi lên như một quốc gia đáng lo ngại, làm dấy lên những suy đoán về khả năng nước này có thể rút khỏi khuôn khổ IPEF. Việc Ấn Độ từ chối tố cáo “hoạt động quân sự đặc biệt” của Nga ở Ukraine và tăng nhập khẩu dầu của Nga trong sáu tháng qua đã cho thấy những bất lợi ngày càng tăng, có thể cản trở việc Ấn Độ trở thành thành viên thường trực của IPEF.

Trường hợp của Ấn Độ cũng đã làm sáng tỏ những bất đồng tương tự có thể thấy giữa Hoa Kỳ và các quốc gia ký kết khuôn khổ IPEF khác. Trên thực tế, quyết định vào phút chót của Ấn Độ khi rút khỏi hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới - hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) - vào năm 2019 càng làm tăng thêm lo ngại về việc Ấn Độ cũng sẽ có quyết định tương tự với khuôn khổ IPEF. Và việc Ấn Độ tham gia các cuộc đàm phán thương mại của khuôn khổ IPEF chỉ với tư cách là “quan sát viên” vào tháng 8 năm 2022, càng làm tăng thêm độ tin cậy cho những suy đoán như vậy.

Ngoài ra, Ấn Độ gần đây đã tiến hành ký kết các thỏa thuận thương mại. Họ đã ký các thỏa thuận thương mại với Úc và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, và đang tiến hành các cuộc đàm phán nhanh chóng với Canada, Israel, Liên minh Châu Âu và Anh. Tuy nhiên, hiệp định thương mại tự do Ấn Độ - Hoa Kỳ vẫn đang bị đình chỉ hoạt động với những tác động đối với việc Ấn Độ vĩnh viễn tham gia IPEF do Hoa Kỳ dẫn đầu.

Sự linh hoạt của khuôn khổ kinh tế IPEF được Mỹ công bố ở Tokyo có thể đã khiến New Delhi thấy phù hợp. Khuôn khổ IPEF được diễn giải như một khuôn khổ để “nâng cao khả năng phục hồi, tính bền vững, tính bao trùm, tăng trưởng kinh tế, công bằng và khả năng cạnh tranh” bằng cách tạo ra các thỏa thuận linh hoạt, trong đó các quốc gia thành viên được tự do tham gia hoặc không tham gia các sáng kiến ​​theo bất kỳ trụ cột nào đã được quy định; cả vấn đề trụ cột kinh tế và các thành viên đều có thể được mở rộng thêm, ngoài bốn trụ cột kinh tế và 14 thành viên ban đầu.

Không giống như hiệp định RCEP, khuôn khổ IPEF không được kỳ vọng giống như các hiệp định thương mại tự do (FTA) khác là bao gồm các điều khoản liên quan đến việc cắt giảm thuế quan, tiếp cận thị trường nhiều hơn hoặc các cơ chế giải quyết tranh chấp. Nhưng giờ đây, sau khi quay tầm nhìn về với thực tế thì việc tạo ra một cơ chế quản lý, xây dựng các chuỗi cung ứng thay thế và chống tham nhũng mới là điều cần thiết, Ấn Độ có thể phải đối mặt với một số thách thức cũ từ hiệp định RCEP.

Bên cạnh đó, nhận thức về cơ sở hạ tầng và thâm hụt kết nối giữa các quốc gia “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” ngày càng nghiêm trọng hơn, đặc biệt là do sự hình thành của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Hoa Kỳ lãnh đạo dưới thời chính quyền Barack Obama và cách mà Tổng thống Mỹ tiền nhiệm - Donald Trump tuyên bố rút khỏi hiệp định vào năm 2017. Trong khi đó, từ năm 2017 đến nay, đã chứng kiến ​​một số quốc gia trong khu vực này phù hợp với Sáng kiến ​​“Vành đai và Con đường” do Trung Quốc khởi xướng.

Điều đó làm cho tầm nhìn của khuôn khổ IPEF quá tập trung vào Trung Quốc, điều này sẽ gây khó khăn vô cùng, nếu không muốn nói là không thể, đối với các quốc gia thành viên trong việc lựa chọn các bên nếu có sự thúc ép xảy ra. Trung Quốc không chỉ giúp thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á, ngân hàng này hiện có 105 nền kinh tế là thành viên và trở thành lá cờ đầu tiên của toàn cầu hóa kinh tế và về mặt kỹ thuật là “đầu tàu” của FTA lớn nhất thế giới – hiệp định RECP. Trung Quốc cũng đã nộp đơn xin gia nhập sự tái sinh của TPP - Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương.

Đây là nơi mà sự tham dự song song của Ấn Độ với Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng làm phức tạp thêm các cuộc đàm phán của họ trong khuôn khổ IPEF. Trung Quốc vẫn là đối thủ cạnh tranh gần gũi của Hoa Kỳ và là đối tác thương mại lớn nhất và là nhà đầu tư lớn của Ấn Độ. Điều này đã khiến những người đối thoại của Hoa Kỳ nhìn ra những động cơ không tồn tại. Ví dụ, trong bối cảnh biên giới tiếp tục bế tắc với Trung Quốc, tại sao Ấn Độ từ chối chấp nhận hòa giải từ Hoa Kỳ?

Thêm vào đó, quan hệ đối tác thương mại Ấn Độ - Hoa Kỳ đã có những trục trặc, trong đó Ấn Độ kiên quyết nội địa hóa dữ liệu và Hoa Kỳ mong đợi Ấn Độ cải thiện các tiêu chuẩn về môi trường và lao động của mình. Tất cả những điều này có thể khiến khuôn khổ IPEF không thể giải quyết những lo ngại của New Delhi.

Cuối cùng, nhiều thành viên của khuôn khổ IPEF cũng là thành viên của hiệp định RCEP. Ấn Độ vẫn nhạy cảm với thâm hụt thương mại, để bảo vệ các ngành công nghiệp vừa và nhỏ của mình và tìm kiếm cơ hội cho nhân lực có tay nghề cao. Nhưng hơn cả lo lắng về hiệp định RCEP hay khuôn khổ IPEF còn có thêm nhiều vấn đề cần được giải quyết: Washington mong muốn tìm kiếm các con đường sản xuất giá rẻ cho các thiết kế cao cấp của mình nhưng lại chưa thể tin tưởng vào công nghệ tiên tiến của Ấn Độ.

Hoa Kỳ là bậc thầy trong việc xây dựng các liên kết chính trị kiểu cũ với tầm nhìn nắm bắt các thị trường toàn cầu cho hàng hóa và dịch vụ cũng như xuất khẩu vũ khí của mình. Điều này giải thích cho những thông báo gần đây của họ về việc mở các đại sứ quán mới ở Kiribati và Tonga và tổ chức hội nghị thượng đỉnh đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chủ nghĩa đa phương về kinh tế liên quan đến việc chung sống phức tạp, phối hợp và giải quyết các xung lực đối lập có thể kéo Hoa Kỳ vào ngõ cụt và đẩy Ấn Độ vào những lựa chọn khó khăn mà nước này đang muốn tránh.

Nguồn: China Daily

Từ khóa: Hoa Kỳ; Ấn Độ; IPEF; RCEP; rút khỏi; sáng kiến; tầm nhìn; kinh tế; Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007371606
Go to top