Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếNga, Trung Quốc tìm kiếm động lực tăng trưởng mới tại diễn đàn kinh tế quan trọng trong bối cảnh bá quyền của Mỹ

Nga, Trung Quốc tìm kiếm động lực tăng trưởng mới tại diễn đàn kinh tế quan trọng trong bối cảnh bá quyền của Mỹ

nga trung 2BRICS dự kiến ​​sẽ đưa ra các biện pháp cụ thể trong việc thúc đẩy thương mại với trọng tâm là thanh toán nội tệ.

Diễn đàn Kinh tế quốc tế St.Petersburg (SPIEF) lần thứ 25, còn được gọi là “Diễn đàn kinh tế Davos của Nga” đã khai mạc vào hôm thứ Tư. Hợp tác Nga-Trung mang chủ đề “Cơ hội mới trong thế giới mới” là tâm điểm với việc Điện Kremlin chuyển hướng quan tâm sang khu vực phía Đông trong bối cảnh Nga đang đối mặt với các biện pháp trừng phạt và áp lực từ phương Tây.

Là đối tác “không giới hạn” của Điện Kremlin, Bắc Kinh nhận thấy được khoản đầu tư của mình có thể thay thế cho các doanh nghiệp phương Tây đã rút khỏi thị trường Nga do căng thẳng chính trị. Dự kiến trong khuôn khổ diễn đàn và hội nghị thượng đỉnh BRICS sắp tới sẽ có các cuộc đàm phán về thúc đẩy thương mại, tạo điều kiện cho logistics và thúc đẩy hoạt động thanh toán bằng đồng nội tệ.

Các quan chức và chuyên gia cho biết “Sự bá quyền của Mỹ được thể hiện bởi việc tăng cường áp đặt các lệnh trừng phạt đơn phương nhằm thúc đẩy một cuộc Chiến tranh Lạnh mới và chia rẽ nền kinh tế thế giới không chỉ khiến Nga phải “tìm lối thoát” mà còn làm ảnh hưởng nặng nề tới toàn cầu hóa, khiến nhiều quốc gia đang phát triển nhận ra tầm quan trọng của việc vận hành các tổ chức đa phương như BRICS và Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) để tăng cường hợp tác khu vực, tạo cơ hội cho sự phát triển của khu vực và sự phát triển của trật tự thế giới”.

Theo tin tức của truyền thông Nga, dự kiến một cuộc đối thoại kinh doanh giữa Nga và Trung Quốc ​​sẽ diễn ra vào thứ Năm như một sự kiện bên lề của diễn đàn. Các diễn giả ​​sẽ trình bày biện pháp cụ thể nhằm cải thiện hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước. Buổi đối thoại cũng sẽ tập trung vào vai trò của chính quyền trung ương đối với cơ quan hành chính và doanh nghiệp tại địa phương, hiệp hội ngành nghề với mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 200 tỷ USD vào năm 2024.

SPIEF thường niên được coi là dịp thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến Nga. Tờ Wall Street Journal liệt kê những người đã từng tham dự diễn đàn trước đây bao gồm Jamie Dimon của JPMorgan Chase & Co. và John Mack của Morgan Stanley. Tờ AP cho biết, trong bối cảnh khủng hoảng Ukraine, sự kiện năm nay có vẻ không thu hút đối với các nhà đầu tư phương Tây. Chẳng hạn vào đầu tháng 6, dự kiến khoảng 2.700 đại biểu đại diện doanh nghiệp từ 90 quốc gia ​​sẽ tham dự, ít hơn nhiều so với 13.500 đại biểu từ 140 quốc gia tham gia diễn đàn năm 2021.

Hôm thứ Năm, người phát ngôn Điện Kremlin - Dmitry Peskov đã đề cập trong báo cáo rằng các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ đến từ Mỹ và EU mà còn đến từ các khu vực khác như Trung Quốc và Trung Đông.

Trọng tâm quan hệ Trung Quốc-Nga

Theo chinaru.info, một trang web Trung Quốc cung cấp thông tin về hợp tác Trung – Nga, có khoảng 40 công ty Trung Quốc ở các lĩnh vực khác nhau như máy móc, phụ tùng ô tô và sản xuất thiết bị công nghiệp… đã tới tham dự diễn đàn. Trong số đó, khoảng 10 công ty có doanh thu hàng năm đạt kỷ lục hơn 20 tỷ Rúp (353 triệu USD) và 12 công ty kinh doanh ngoại tuyến.

Trên trang web của Điện Kremlin, chương trình diễn đàn có sự tham dự của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu qua video trong phiên họp toàn thể vào thứ Sáu, cùng với Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev và Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi.

Ông Tập và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm vào chiều thứ Tư; trong đó ông Tập ca ngợi những thành quả tiến bộ mà hai nước đã đạt được trong hợp tác kinh tế - thương mại. Với việc cây cầu cao tốc đầu tiên xuyên biên giới từ Cát Lâm-Hắc Long Giang tới Blagoveshchensk được thông xe, con đường kết nối mới của hai quốc gia đã được hình thành.

Trong lúc Nga tìm mọi cách phá vỡ các lệnh trừng phạt của phương Tây ở các lĩnh vực tài chính tiền tệ, logistics và thương mại thì trong ngắn hạn, các công ty Trung Quốc có thể nhảy vào các chỗ trống mà phương Tây để lại, chẳng hạn như Nga từng mua hàng từ châu Âu và bây giờ các công ty Trung Quốc có thể nhận các đơn đặt hàng đó. Về lâu dài, đầu tư của Trung Quốc vào Nga sẽ tăng nhanh. Các dự án đầu tư đầy tiềm năng của Trung Quốc thường đi kèm với công nghệ và cơ sở hạ tầng như đường ống dẫn khí đốt – theo ông Xu Poling, nhà nghiên cứu chuyên về kinh tế Nga tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, chia sẻ với Thời báo Hoàn cầu hôm thứ Năm.

Ông Xu nói: “Khi các đường ống dẫn khí đốt dẫn tới châu Âu dần bị hạn chế, Nga chắc chắn sẽ mở rộng về phía Nam và phía Đông, đây sẽ là trọng tâm của hợp tác Trung - Nga trong tương lai”.

Thông tấn xã Nga TASS đưa tin: trong bài phát biểu tại diễn đàn, ông Putin nói rằng sai lầm trong chính sách kinh tế và những biện pháp trừng phạt bất hợp pháp của các nước phương Tây đã tạo ra làn sóng lạm phát toàn cầu, làm đứt gãy các chuỗi sản xuất và logistics truyền thống, gia tăng nghèo đói và thiếu lương thực. Mặc dù nhiệm vụ hiện tại của đất nước là củng cố chủ quyền kinh tế của mình nhưng Nga sẽ không đóng cửa mà tiếp tục cởi mở và hướng tới hợp tác kinh tế rộng rãi.

Cho dù đó là Nga hay Trung Quốc hay các tổ chức như BRICS hay EAEU, họ đã đạt được đồng thuận để tăng cường cơ chế hợp tác. Ví dụ, các quốc gia sẽ nhanh chóng thực hiện thanh toán bằng đồng nhân dân tệ và đồng rúp vì quyền bá chủ của đô la Mỹ đã gây tổn hại tới quá trình toàn cầu hóa – ông Wang Xianju, Phó giám đốc đồng thời là nhà nghiên cứu tại Đại học Nhân dân Trung Quốc và Trung tâm nghiên cứu quốc gia của Đại học Tổng hợp Sankt-Peterburg.

Ông nói: “Đây là dấu hiệu cho thấy cơ hội phát triển mới của khu vực”.

Thứ tự mới

Trọng tâm chính của diễn đàn năm nay là ứng phó với thách thức hiện tại và hướng tới phục hồi kinh tế - hợp tác quốc tế thông qua Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), BRICS và Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU). Chuyên gia cho biết, các cơ chế hợp tác đa phương với sự tham gia của Trung Quốc và Nga trong vai trò dẫn dắt đã tạo ra tiếng nói ngày càng mạnh mẽ trong các vấn đề quốc tế và khu vực, bất chấp việc Mỹ tiếp tục bóp méo mối quan hệ Trung - Nga.

Đáp lại lời cảnh báo của Mỹ rằng Trung Quốc có khả năng đối mặt với nguy cơ đưa ra quyết định sai lầm trong cuộc khủng hoảng Ukraine, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Wenbin hôm thứ Năm cho biết, Trung Quốc luôn đánh giá tình hình một cách độc lập trên cơ sở bối cảnh lịch sử và lẽ trái phải của vấn đề. Ông nói: “Chúng tôi luôn đứng về hòa bình và công lý”.

Ông Wang nói, khi Mỹ tiếp tục thúc đẩy NATO mở rộng về phía đông, Trung Quốc tích cực ủng hộ khái niệm về an ninh chung toàn diện và bền vững. Lúc Mỹ châm ngòi cho cuộc xung đột, Trung Quốc đã tích cực kêu gọi các cuộc đàm phán hòa bình. Mọi người hãy tự đánh giá xem ai mới là người đang hành động đúng đắn.

Wang Lei, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hợp tác BRICS tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh chia sẻ với Thời báo Hoàn cầu hôm thứ Năm rằng, cơ chế BRICS mở ra cơ hội cho nhu cầu phát triển của các nước đang phát triển và cần nhiều nỗ lực hơn nữa để giải quyết cách biệt trong tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh bất ổn toàn cầu.

Wang Lei nói, mục đích của cơ chế không phải là tạo một vòng tròn nhỏ khép kín, bởi vì tinh thần của các nước thành viên BRICS là thúc đẩy sự cởi mở và bao trùm để hợp tác cùng có lợi. Không có mâu thuẫn giữa các nước thành viên BRICS trong việc thúc đẩy quan hệ kinh doanh và giúp thúc đẩy nền kinh tế mở toàn cầu.

Ngoài hợp tác về kinh tế số, an ninh lương thực, điều phối chính sách kinh tế vĩ mô và hợp tác y tế cộng đồng, BRICS năm nay cũng sẽ tập trung vào các giải pháp thanh toán bằng đồng nội tệ để chống lại việc Mỹ lạm dụng quyền bá chủ đồng đô la.

Hôm thứ Tư, ông Yang Jiechi, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) đã kêu gọi các nước BRICS cùng tham gia xây dựng một thế giới ổn định hơn và nhiều năng lượng tích cực hơn.

Ông Yang cho biết, BRICS được thành lập trong bối cảnh phát triển của các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển, đồng thời đại diện cho hướng phát triển, sự điều chỉnh của mô hình thế giới và trật tự quốc tế, Yang nói.

Ông Xu cho biết: “Nga và Trung Quốc đều phải đối mặt với sự ngăn cản của phương Tây do Mỹ dẫn dắt, từ đó tạo ra động lực để thúc đẩy cơ chế BRICS nhằm thúc đẩy thương mại - đầu tư bằng các biện pháp cụ thể, tạo ra một vòng kết nối năng động hơn trong việc thúc đẩy tăng trưởng của khu vực”.

Nguồn: Global Times

Từ khoá: BRICS, Nga, Trung Quốc, Mỹ, khủng hoảng Ukraine, SPIEF, thương mại, đầu tư, diễn đàn, EAEU, trật tự thế giới.

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007390808
Go to top