Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếVì sao Mỹ thất bại trong việc ngăn cản Trung Quốc hội nhập kinh tế với các quốc gia Châu Á

Vì sao Mỹ thất bại trong việc ngăn cản Trung Quốc hội nhập kinh tế với các quốc gia Châu Á

china americaTrong quá khứ, nỗ lực thúc đẩy toàn cầu hóa của Mỹ đã mang lại lợi ích cho khu vực. Bây giờ với ưu thế bị suy giảm trong nền kinh tế thế giới, Mỹ hy vọng việc đảo ngược quá trình hội nhập sẽ làm suy yếu Trung Quốc, nhưng có khả năng điều này sẽ không thành hiện thực.

Việc Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden công bố khởi động Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPEF) tại Tokyo có lẽ là dự báo của sự quay lưng đối với làn sóng toàn cầu hóa. Sau thế chiến II, làn sóng toàn cầu hóa đã bắt đầu ở Nhật Bản từ những năm 1950, bùng nổ vào những năm 1960 trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh và hậu quả của Chiến tranh Triều Tiên.

Kinh tế Nhật Bản phát triển thần kỳ đã truyền cảm hứng cho Bốn con rồng châu Á (hay Bốn con hổ châu Á), các quốc gia vốn được lãnh đạo bởi các chính phủ độc tài, ngoại trừ Hồng Kông được lãnh đạo bởi một thống đốc do London bổ nhiệm. Trong 2 giai đoạn đầu tiên của quá trình toàn cầu hóa tại Đông Á, các công ty toàn cầu như Sony, Samsung, Toyota và Hyundai ra đời và có đủ khả năng để tiếp cận thị trường Mỹ và châu Âu.

Làn sóng toàn cầu hóa ở Đông Á bắt đầu giai đoạn thứ ba với mối quan hệ hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc vào cuối những năm 1970. Giai đoạn đó, Trung Quốc trở thành “công xưởng của thế giới”.

Cũng giống như Nhật Bản và Hàn Quốc, Trung Quốc đã và đang chuyển đổi từ việc sản xuất hàng hóa sử dụng nhiều lao động sang các hàng hóa công nghệ hiện đại. Với những tiến bộ công nghệ và mở rộng phạm vi quốc tế của Trung Quốc (thông qua Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường), toàn cầu hóa tại khu vực Đông Á bước vào giai đoạn thứ tư.

Trung Quốc trở thành quốc gia sản xuất hàng đầu vào năm 2011 và quốc gia giao dịch hàng hóa lớn nhất vào năm 2013. Đến năm 2020, Trung Quốc có số lượng bằng sáng chế mới được cấp mỗi năm bằng Mỹ và Nhật Bản cộng lại. Tương tự như Nhật Bản vào những năm 1980, Trung Quốc được cho là đang đe dọa tới sự thống trị kinh tế của Mỹ.

Sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), có thể xem IPEF là một nỗ lực nhỏ nhằm phá hoại Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Tuy nhiên, hiện Mỹ đã không còn giữ vai trò quyết định như trong các giai đoạn trước của quá trình toàn cầu hóa tại Đông Á. Do đó, Mỹ có thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc dàn xếp quá trình phi hạt nhân hóa ở châu Á vì một số nguyên nhân.

Thứ nhất, Mỹ đã điều chỉnh các tác nhân thị trường trong giai đoạn trước đó. Bây giờ, các tác nhân này đang đi ngược lại với thị trường hiện tại. Vốn là quốc gia chiếm được ưu thế trong Chiến tranh Lạnh, nước Mỹ tư bản chủ nghĩa nên biết rõ những thách thức của việc đi ngược lại với logic thị trường.

Thứ hai, sự thống trị về kinh tế của Mỹ hiện nay đã suy giảm và chiếm khoảng ¼ kinh tế thế giới, thấp hơn so với mức 40% vào năm 1960. Trong khi đó, Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của hầu hết các nước châu Á. Các quốc gia Đông Nam Á giao thương với Trung Quốc nhiều gấp 2,5 lần so với Mỹ.

Với các làn sóng toàn cầu hóa liên tiếp tại châu Á, trung tâm phát triển công nghệ của thế giới đã chuyển hướng sang khu vực Đông Bắc Á. Trong top 10 đơn PCT (Hiệp ước hợp tác sáng chế) nộp vào năm 2021, 8 đơn đến từ các công ty Trung Quốc, Nhật Bản hoặc Hàn Quốc; trong khi đó Mỹ có công ty duy nhất là Qualcomm. Công ty Ericsson của Thụy Điển cũng nằm trong danh sách top 10 này.

Lý do thứ ba khiến Mỹ đối mặt với nhiều khó khăn là Trung Quốc mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển kinh tế của châu Á. Từ đường sắt cao tốc đến công nghệ 5G và thậm chí cả lĩnh vực năng lượng tái tạo, Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới và bỏ xa Mỹ.

Hơn nữa, trong bối cảnh lạm phát tăng cao, Mỹ cần phải đưa ra giải pháp nhằm hạ nhiệt giá hàng hóa tiêu dùng. Việc phủ nhận lợi ích hoặc tiếp tục áp thuế quan cao lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ làm người tiêu dùng Mỹ thêm khổ sở.

Mỹ có thể gánh hậu quả khôn lường, đi ngược với kỳ vọng khi đặt mục tiêu kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nếu tính theo sức mua tương đương, quy mô nền kinh tế Trung Quốc đã lớn hơn Mỹ khoảng 20%. Trong bối cảnh thế giới đang thoái trào khỏi làn sóng toàn cầu hóa, người tiêu dùng Mỹ phải mua hàng hóa có chất lượng thấp hơn với giá cao hơn trong khi người tiêu dùng Trung Quốc được tiếp cận với hàng hóa giá cả hợp lý với chất lượng cao, khoảng cách dẫn đầu của Trung Quốc so với Mỹ sẽ gia tăng trong nền kinh tế thực.

Sau cùng, chỉ các quốc gia thông minh như Singapore mới có thể song hành cùng với cường quốc. Các quốc gia châu Á có thể chỉ tham gia vào quá trình thảo luận IPEF để làm hài lòng Mỹ, nhưng về căn bản là trao đổi các nội dung rộng hơn trong RCEP hay Sáng kiến Vành đai và Con đường.

Giống như Chiến tranh Lạnh là lý do mà Mỹ hỗ trợ cho quá trình toàn cầu hóa ở Đông Á trước đó thì chiến tranh lạnh mới giữa Mỹ - Trung, cuộc cạnh tranh quyền lực được ngụy trang như cuộc chiến về ý thức hệ - thúc đẩy Washington tiếp tục theo đuổi mục tiêu phi hạt nhân hóa.

Nhưng làn sóng toàn cầu hóa đã trở thành một động lực kinh tế mạnh mẽ đối với cả những cường quốc lớn nhất.

Cũng giống như việc Trung Quốc mở cửa kinh tế, dẫn đến các nền kinh tế Đông Á đặt dây chuyền sản xuất tại Trung Quốc. Vì vậy giai đoạn tiếp theo của quá trình toàn cầu hóa sẽ chứng kiến ​​các hoạt động kinh tế được lan tỏa rộng hơn sang nhiều nước châu Á.

Sản xuất theo mô hình công nghệ cao, tự động hóa tại Trung Quốc ra đời trong bối cảnh thiếu hụt lực lượng lao động và chi phí lao động tăng cao. Trong khi đó, các hoạt động sản xuất sử dụng nhiều lao động đang chuyển sang Đông Nam Á và thường có nguồn đầu tư từ Trung Quốc. Nghịch lý là các động thái chống toàn cầu hóa nhằm gây khó khăn cho Trung Quốc lại càng buộc Trung Quốc phải trở nên toàn cầu hóa hơn.

Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong sự thịnh vượng của châu Á. Các quốc gia trong khu vực sẽ hoan nghênh cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc, miễn là việc đó mang lại nhiều cơ hội cho họ. Nhưng phi hạt nhân hóa sẽ chỉ khiến mọi người rơi vào tình thế khó khăn, không chỉ ở Mỹ hay Trung Quốc mà quan trọng hơn là ở tất cả các nước công nghiệp đang phát triển ở Đông Nam Á và Nam Á.

Sự thịnh vượng của các quốc gia phụ thuộc vào hoạt động thương mại - đầu tư với Trung Quốc và Mỹ, chứ không phải chỉ bên này hay bên kia. Động lực phi hạt nhân hóa của Mỹ không chỉ ngăn chặn Trung Quốc, mà còn ảnh hưởng toàn bộ châu Á.

Cuối cùng, dù ai đã nghĩ ra tên gọi Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF) thì có thể thấy họ có kiến ​​thức khá hạn chế về lịch sử châu Á: lần cuối cùng “thịnh vượng” được sử dụng theo cách tương tự vậy là trong khẩu hiệu “Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á” do Đế quốc Nhật Bản đề ra trong đầu thế kỷ 20.

Sau khi trải qua thời kỳ đô hộ bởi thực dân phương Tây và sự chiếm đóng của Nhật Bản, các quốc gia châu Á giành được độc lập sau Thế chiến II chắc chắn đã hiểu rõ về việc thúc đẩy và đảm bảo lợi ích quốc gia trong một thế giới đa cực như hiện nay.

Nguồn: SCMP

Từ khoá: IPEF, hội nhập, kinh tế thế giới, phi hạt nhân hoá

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007386330
Go to top