Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếTại sao chủ nghĩa bảo hộ gây tranh cãi trên thị trường Đông Nam Á

Tại sao chủ nghĩa bảo hộ gây tranh cãi trên thị trường Đông Nam Á

110255 04 Nguồn cung bị thắt chặt dẫn đến hàng loạt các biện pháp can thiệp của nhà nước nhằm kiểm soát giá cả các mặt hàng cơ bản, tuy nhiên cuộc khủng hoảng lạm phát khó có thể kéo dài.

Trên khắp thế giới, áp lực lạm phát đang đẩy giá các mặt hàng thiết yếu như năng lượng và thực phẩm lên cao. Điều này chủ yếu là do sau khi đại dịch tan dần, một làn sóng nhu cầu bị dồn nén đã không được giải quyết và phải mất một thời gian để các chuỗi cung ứng bắt kịp. Đây cũng là một sự điều chỉnh tạm thời, nên nhiều phản ứng bất thường đối với tình hình mà chúng ta hiện thấy khó có khả năng tồn tại lâu dài.

Trước đó, khi đại dịch chúng ta đã đi từ một thế giới về cơ bản và không có nhu cầu về dầu trong năm 2020, đến một thế giới có nhu cầu vượt trội khi mọi người bắt đầu ra khỏi nhà và các chuyến xe, chuyến bay trở lại. Điều này đã xảy ra trong khoảng vài tháng, và thêm vào cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine – cả hai quốc gia đều là những nguồn cung cấp phân bón, lúa mì, dầu và khí đốt quan trọng trên toàn cầu, cho nên không có gì ngạc nhiên khi giá lương thực và giá năng lượng đã tăng vọt.

Câu hỏi quan trọng đặt ra là, các quốc gia sẽ làm gì đối với điều này? Tại châu Á – Thái Bình Dương, có một số động thái hướng đến chủ nghĩa bảo hộ lỗi thời, chủ yếu dưới hình thức là cấm xuất khẩu. Riêng năm nay, Indonesia cấm xuất khẩu than và dầu cọ, gần đây Malaysia đã ngừng xuất khẩu gà và Ấn Độ đang kìm hãm xuất khẩu lúa mì. Liệu đây có phải chỉ là phần nổi của tảng băng và chúng ta sắp chứng kiến một làn sóng các biện pháp trả đũa khác có thể gây ra cuộc chiến thương mại tại Đông Nam Á?

Tin tốt là điều này có vẻ khó xảy ra. Ấn Độ, Indonesia và Malaysia đã dỡ bỏ các lệnh cấm xuất khẩu vì họ không muốn làm tổn thương các đối tác thương mại của mình hoặc mong muốn đạt được vị trí chiến lược trong nền kinh tế toàn cầu. Lý do đơn giản là họ sợ cạn kiệt một số mặt hàng thiết yếu và muốn đảm bảo đủ nguồn cung để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước. Với điển hình chỉ cần nhìn sang nước láng giềng Lào để xem điều gì sẽ xảy ra khi một quốc gia bắt đầu thiếu nhiên liệu.

Hầu hết các quốc gia trong ASEAN đều hội nhập sâu rộng vào mạng lưới thương mại toàn cầu và tất cả những quốc gia khác đều mong muốn tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy bởi xuất khẩu và thặng dư thương mại. Ví dụ, Việt Nam và Thái Lan có thể sẽ chỉ cấm xuất khẩu nếu tình hình trong nước thực sự tồi tệ. Đối với Singapore, với tư cách là một trung tâm khu vực về thương mại, giao thông vận tải và các dòng tài chính toàn cầu, việc duy trì một hệ thống thương mại tự do và cởi mở là rất quan trọng đối với an ninh kinh tế.

Indonesia và Malaysia cũng chỉ cấm một số mặt hàng xuất khẩu nhất định như những biện pháp cuối cùng và muốn ở một vị trí an toàn hơn vì giá hàng hóa xuất khẩu cao ngất ngưởng như dầu cọ sẽ mang lại thu nhập trong tài khoản vãng lai trong thời điểm hiện nay. Việc Indonesia gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu than và dầu cọ trong vòng vài tuần cho thấy rằng họ không muốn bỏ đói các thị trường toàn cầu trong thời gian dài. Họ chỉ đang cố gắng gửi một thông điệp rằng thị trường nội địa cần được ưu tiên cung cấp trước. Và tất cả những tranh cãi này phản ánh một nền kinh tế toàn cầu nơi giá cả thị trường về cơ bản đã vượt quá ngưỡng.

Một cách đơn giản để nói đến giá cả là chúng gửi tín hiệu về sự cân bằng giữa nguồn cung và cầu trong một thị trường cụ thể. Hiện tại, mức giá cao cho chúng ta biết rằng nhu cầu đối với những ngành như năng lượng và thực phẩm đang vượt nguồn cung. Các giải pháp dựa trên thị trường điển hình cho vấn đề này bao gồm tăng sản lượng thông qua đầu tư nhiều hơn, hoặc hạ nhiệt nhu cầu thông qua tăng lãi suất. Nhưng mất một khoảng thời gian để đưa về mức giá thấp hơn hoặc gây ra những tác động tiêu cực như tăng trưởng kinh tế chậm lại hoặc làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Và tại Đông Nam Á, các quốc gia thường ít quan tâm đến thị trường hơn, đặc biệt là khi lợi ích quốc gia bị đe dọa

Một biện pháp can thiệp trực tiếp và ít thân thiện hơn với thị trường là chỉ đơn giản là tăng nguồn cung hàng hóa sản xuất trong nước bằng cách ngăn chặn xuất khẩu. Và đó là những gì chúng ta đang thấy, theo những cách hạn chế, bởi các quốc gia có nguồn lực trong nước. Khi nguồn cung giảm và giá ổn định, chúng ta sẽ ít thấy những can thiệp này hơn và quay trở với các dòng thương mại hàng hóa bình thường hơn. Tất cả những điều này gợi ý rằng xu hướng bảo hộ bùng lên trong khu vực sẽ bị giới hạn về phạm vi và chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn.

Nguồn: The Diplomat

Từ khóa: bảo hộ, tăng nguồn cung, can thiệp, thương mại hàng hoá

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007390571
Go to top