Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếToàn cầu hóa thông minh giúp phục hồi kinh tế hậu đại dịch

Toàn cầu hóa thông minh giúp phục hồi kinh tế hậu đại dịch

chuoicungungtoancau

Nhà sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Klaus Schwab đã viết trong cuốn “Covid-19: The Great Reset” rằng: “Những thách thức tiềm ẩn có thể gây ra nhiều hậu quả hơn những gì chúng ta tưởng tượng được, tuy nhiên, khả năng phục hồi cũng có thể lớn hơn những gì từng kỳ vọng.”

Nhận định này đã trở thành vấn đề đáng chú ý khi các nhà lãnh đạo toàn cầu cùng nhau thảo luận tại sự kiện trực tuyến của WEF vào hôm thứ hai về tình trạng của thế giới: sự thay đổi lớn phải được thực hiện để giải quyết những thách thức chung trong thời kỳ hậu đại dịch.

Vấn đề trọng tâm của những thay đổi nên tập trung vào việc nâng cấp toàn cầu hóa, một mô hình thông minh hơn, có khả năng ứng dụng công nghệ mới và quản lý toàn cầu rộng hơn, để đưa thế giới thoát khỏi tình trạng khủng hoảng của đại dịch.

Toàn cầu hóa, một quá trình tự nhiên nhờ đột phá công nghệ thúc đẩy, dịch chuyển thể nhân tự do và dòng vốn đầu tư sẽ không dễ dàng bị tác động bởi một cuộc khủng hoảng toàn cầu như những gì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, sóng thần Nhật Bản năm 2011, hay sự tắc nghẽn kênh đào Suez vào năm 2021 và Covid-19 gây ra. Cuối cùng, thực trạng phụ thuộc lẫn nhau dễ khiến thế giới bị ảnh hưởng hơn. Tuy nhiên, toàn cầu hóa có thể chắc chắn được mọi người thực hiện tốt hơn trong tương lai.

Đối với những người mới bắt đầu, toàn cầu hóa tiến bộ hơn là điều quan trọng cho sự phục hồi hậu đại dịch hiệu quả và bền vững.

Báo cáo Rủi ro Toàn cầu năm 2022 của WEF tuần trước đã lưu ý: Nền kinh tế toàn cầu dự kiến thấp hơn 2.3% GDP vào năm 2024 so với khi không có đại dịch.

Để tiếp thêm nguồn lực cho nền kinh tế, điều cấp thiết là phải tạo động lực phát triển mới cho nền kinh tế thế giới bằng cách tận dụng các cơ hội trong những lĩnh vực kỹ thuật số và lĩnh vực xanh.

Tốc độ đổi mới đã tạo ra mảnh đất màu mỡ cho việc nâng cấp toàn cầu hóa tiếp diễn. Ví dụ, công nghệ thông tin như blockchain, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và robot, tất cả sản phẩm của ngành công nghiệp 4.0 có thể giúp kịch thích tăng năng suất sản xuất, hiệu quả và cung cấp dịch vụ, đổi mới phương thức kinh doanh địa phương và hệ thống chuỗi cung ứng toàn cầu mở rộng hơn.

Ngoài việc thúc đẩy các dự án thân thiện với môi trường trên toàn cầu như quản lý nguồn nước, tránh lãng phí, năng lượng tái tạo và du lịch bền vững, chính phủ cũng nên phối hợp với nhau để thúc đẩy đầu tư công và tư giữa các quốc gia nhằm phục hồi xanh và tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ môi trường.

Thứ hai, toàn cầu hóa cân bằng hơn là yếu tố quan trọng để phục hồi bền vững. Một bài học rút ra từ đại dịch và sự tàn phá của đại dịch đối với mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu là quá trình toàn cầu hóa hiện nay đã nghiêng về việc tối đa hóa các cơ hội mà không quan tâm nhiều đến việc giảm thiểu rủi ro.

Để tối ưu hóa thiết kế mạng lưới chuỗi cung ứng cho sự phục hồi khả năng cung ứng mạnh mẽ hơn, các quốc gia nên chung tay đẩy mạnh nhận thức về quản trị rủi ro, ví dụ, bằng cách bổ sung yếu tố mới vào quy trình sản xuất toàn cầu, phân cấp chuỗi cung ứng cả về trọng lượng và vị trí, đồng thời hợp tác giám sát tài chính và sức khỏe cho các nhà cung ứng.

Một bài báo có tiêu đề “Chuỗi cung ứng toàn cầu trong đại dịch” đã lưu ý, việc “tái quốc gia hóa” chuỗi cung ứng toàn cầu nói chung không làm cho các quốc gia chống chọi tốt hơn với sự thiếu hụt nguồn cung lao động do đại dịch gây ra, mà là làm cho tổng sản phẩm quốc nội thực tế trung bình toàn cầu giảm do cú sốc đại dịch lớn hơn.

Toàn cầu hóa không nên chỉ là hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ, mà còn là các sáng kiến. Đáng buồn thay, điều này đã không xảy ra. Từ năng lượng, chip cho đến cây thông giáng sinh, một khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp diễn, nguyên nhân một phần là do các thành viên chuỗi cung ứng dự báo một cách cô lập và không phối hợp với các đối tác thượng nguồn và hạ nguồn, tạo ra hiệu ứng bullwhip effect (hiện tượng sai lệch số lượng sản phẩm sản xuất ra so với nhu cầu thực tế).

Để tối thiểu chi phí và rủi ro do thiếu hiểu biết và cải thiện độ chính xác của hoạt động mua sắm, sản xuất và phân phối, cần phải đẩy mạnh việc chia sẻ thông tin kịp thời và xây dựng các mối quan hệ mạnh hơn giữa các thành viên trong một chuỗi cung ứng, cũng như giữa họ và người tiêu dùng.

Thứ ba, toàn cầu hóa toàn diện hơn là chìa khóa cho sự phục hồi kinh tế. Đại dịch đã cho thấy toàn cầu hóa trong những năm qua không phải là một nguồn lực giúp tất cả cùng đi lên.

Theo Báo cáo Rủi ro Toàn cầu năm 2022, mặc dù các nền kinh tế tiên tiến dự kiến vượt qua mức tăng trưởng trước đại dịch là 0.9% vào năm 2024, phần lớn các nước đang phát triển sẽ thấp hơn mức 5.5% GDP. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã lưu ý trong một phân tích làn sóng phản đối đang diễn ra nhiều hơn trước bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, hơn 1,900 biện pháp thương mại hạn chế mới được thực thi toàn cầu trong năm 2020, cao hơn 600 biện pháp so với mức trung bình của hai năm trước.

Vào thời điểm mà sự đoàn kết và hợp tác toàn cầu là rất cần thiết để chữa lành vết thương của đại dịch, quỹ đạo phục hồi không đồng đều ở các quốc gia khác nhau sẽ tạo ra các ưu tiên và các chính sách bất đồng, và cuối cùng là đe dọa triển vọng chung trong dài hạn. Do đó, vì lợi ích cho tất cả mọi người, điều tối quan trọng là thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và sử dụng dịch vụ y tế đồng thời để những nước nghèo tham gia sâu hơn vào quá trình toàn cầu hóa.

Để đạt được mục tiêu trên, các nhà quyết định trên toàn cầu cần phải làm việc cùng nhau để thực thi nhanh hơn và thiết kế các gói viện trợ quốc tế mới hướng đến các quốc gia dễ bị tổn thương, nhằm hỗ trợ các nước này chuyển từ khu vực giá trị thấp sang khu vực giá trị gia tăng cao hơn, cải cách cấu trúc bất bình đẳng thương mại, tài chính và thuế bằng cách tái cấu trúc nợ, tái sử dụng các quyền rút vốn đặc biệt chưa được sử dụng, giảm lãi suất vay và cung cấp nguồn tài chính phù hợp dành cho hoạt động chống biến đổi khí hậu và phát triển các quy tắc tương tác toàn cầu dựa trên lợi ích chung của tất cả mọi người.

Chủ tịch ECB, Christine Lagarde phát biểu vào cuối năm 2021: “Một thế giới toàn cầu hóa đang trong quá trình chuyển đổi và đại dịch cho đến nay chỉ đang củng cố thông điệp này.”

Điều mà cộng đồng toàn cầu cần hiện nay là tập hợp những nỗ lực và tri thức tới một tương lai tốt đẹp hơn với một quá trình toàn cầu hóa thông minh hơn.

Nguồn: The Manila Times

Từ khóa: toàn cầu hóa, phục hồi kinh tế thế giới

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007390820
Go to top