Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếNâng tầm nhãn hiệu cho sản phẩm làng nghề

Nâng tầm nhãn hiệu cho sản phẩm làng nghề

baohonhanhieulangnghe

Nghệ An có nhiều làng nghề nổi tiếng với chất lượng các sản phẩm được đánh giá cao. Tuy vậy, việc xây dựng và khai thác triệt để giá trị nhãn hiệu cho các sản phẩm làng nghề chưa xứng với tiềm năng.

“Chắp cánh” nhãn hiệu

Nghệ An có hơn 173 làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận với nhiều sản phẩm đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại.

Đã có 30 sản phẩm làng nghề được xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu. Các làng nghề có sản phẩm được xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu làng nghề như: Bánh đa, kẹo lạc Vĩnh Đức (huyện Đô Lương), làng nghề ép mía chế biến đường ở làng Găng, xã Nghĩa Hưng (huyện Nghĩa Đàn), làng nghề chế biến hải sản Phú Lợi (thị xã Hoàng Mai)....

Những sản phẩm làng nghề có nhãn hiệu đã được bảo hộ và đang đăng ký bảo hộ đều là những sản phẩm đặc sản, hoặc là những sản phẩm có tính truyền thống của các địa phương, như: Nước mắm, hải sản, rau, củ, quả, rượu, mật ong, tinh bột nghệ, hương trầm...

Những sản phẩm này đã qua chế biến, hoặc sơ chế, khi đưa ra thị trường đều có nhãn hiệu, bao bì dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Một số sản phẩm đã được quản lý về chất lượng, tự công bố, hoặc đăng ký hợp chuẩn, hợp quy.

Một số sản phẩm đã được gắn mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc điện tử. Bước đầu một số nhãn hiệu đã xác lập và phát huy hiệu quả khá tốt. Sản phẩm làng nghề được xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu phát huy hiệu quả như: Hương trầm Quỳ Châu, cá thu nướng Cửa Lò, mực khô Quỳnh Lưu, bò giàng Tương Dương...Việc “chắp cánh” nhãn hiệu cho các sản phẩm làng nghề đã nâng cao giá trị, mang lại hiệu quả, sản xuất, kinh doanh cho bà con.

Là thị xã du lịch biển nên nhiều năm qua, Cửa Lò đã có định hướng xây dựng các sản phẩm đặc sản để phục vụ du khách gần xa. Thị xã đã có 4 làng nghề được công nhận với các sản phẩm chủ lực về chế biến hải sản.

Ông Võ Hồng Thạch, Tổ trưởng Tổ chế biến nước mắm Bình Minh, phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò cho biết: “Sản phẩm nước mắm Hợp tác xã Bình Minh được công nhận nhãn hiệu tập thể, đạt OCOP nên xây dựng được uy tín với khách hàng, thị trường và sản lượng tiêu thụ đều tăng lên. Hiện nay, tổ có hơn 20 hộ thành viên sản xuất, kinh doanh mỗi ngày đều tất bật với nghề. Các sản phẩm làng nghề ngoài nước mắm, hải sản khô được tiêu thụ trong và ngoài tỉnh thì khách du lịch cũng rất ưa thích lựa chọn làm quà tặng”.

Đến Làng nghề bánh đa, kẹo lạc Vĩnh Đức (huyện Đô Lương) những ngày cuối năm cả làng đang rộn ràng, tất bật bắt đầu vào vụ bánh Tết. Thời điểm này, nhiều khách hàng sỉ và lẻ cũng đã đến làng nghề để đặt hàng. Làng nghề hiện có 20 cơ sở sản xuất và cùng với đó là hàng trăm lao động đang làm việc thường xuyên với mức thu nhập ổn định.

Ông Trần Văn Sơn, Chủ tịch UBND thị trấn Đô Lương cho biết: “Những năm gần đây, sản phẩm bánh kẹo của làng Vĩnh Đức đã được xây dựng nhãn mác. Sản phẩm ngày càng được nhiều người dân biết đến và có nhu cầu tiêu thụ rất lớn, đặc biệt là những dịp giáp Tết Nguyên đán. Làng nghề cũng đang tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân địa phương và mỗi một năm tạo ra giá trị hàng hóa hàng chục tỷ đồng”.

Nâng tầm thương hiệu làng nghề      

 Đa dạng về chủng loại, chất lượng sản phẩm làng nghề được đánh giá cao nhưng hiện nay số lượng bảo hộ về chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu sản phẩm của các làng nghề Nghệ An còn ít ỏi, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương và so với các địa phương khác trong cả nước. Đại đa số hàng hóa làng nghề tiêu thụ tự nhiên, không có nhãn hiệu.

Việc sử dụng và khai thác nhãn hiệu yếu, quản lý thiếu chặt chẽ, hiệu quả kinh tế-xã hội của nhãn hiệu thấp. Theo báo cáo khảo sát, đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An, năm 2021, trong số 30 nhãn hiệu chỉ có vài nhãn hiệu phát huy hiệu quả, còn lại chưa khai thác triệt để giá trị nhãn hiệu hàng hóa.

Thực tế một nhãn hiệu muốn phát huy hiệu quả, trước hết nó phải được đưa vào sử dụng, đồng thời được quản lý tốt. Thế nhưng, không ít nhãn hiệu mặc dù đã được bảo hộ, nhưng không được đưa vào sử dụng. Một số nhãn hiệu có được sử dụng, nhưng số sản phẩm sử dụng nhãn hiệu chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng số hàng hóa đưa ra thị trường, như: Nước mắm Tân An; cá thu nướng Cửa Lò; tôm nõn Diễn Châu...

Đây là tình trạng khá phổ biến. Việc đầu tư cho khai thác, quảng bá, phát triển nhãn hiệu cũng rất hạn chế. Có thể nói, ngoài những hoạt động do Nhà nước tổ chức, hoặc hỗ trợ thì các nhãn hiệu có rất ít hoạt động quảng bá, quảng cáo, phát triển sản phẩm.

Mặc dù không nhiều nhưng ở Nghệ An cũng đã xảy ra tình trạng tranh chấp hoặc vi phạm nhãn hiệu. Điển hình "Tương Nam Đàn" là sản phẩm truyền thống lâu đời, có danh tiếng của huyện Nam Đàn, nhưng đã được Công ty Cổ phần Thủy sản Nghệ An đăng ký nhãn hiệu thông thường từ lâu. Huyện Nam Đàn sau khi thương thảo không thành đã buộc phải sử dụng nhãn hiệu "Tương Sa Nam" cho sản phẩm của mình.

Việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu cho các sản phẩm làng nghề chưa hiệu quả nguyên nhân căn cơ phải nói đến là do nhận thức, kiến thức và kỹ năng của doanh nghiệp và người dân về sở hữu trí tuệ còn thấp. Mặt khác, chính sách của Nhà nước, của tỉnh về nông nghiệp chủ yếu mới tập trung cho khâu sản xuất trồng và nuôi, mà chưa hỗ trợ, đầu tư đúng mức về chế biến nên chưa có nhiều sản phẩm để xác lập nhãn hiệu.

Ông Võ Hồng Thạch, Tổ trưởng Tổ chế biến nước mắm khối Bình Minh, phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò kiến nghị: “Nhà nước mới hỗ trợ, tài trợ cho các làng nghề xây dựng, xác lập, bảo hộ nhãn hiệu, nhưng chưa quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ việc khai thác, quản lý và phát triển nhãn hiệu, trong khi đây lại là công việc rất mới mẻ và khó khăn.

Bên cạnh đó, chính sách về khuyến khích hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu, hỗ trợ mỗi nhãn hiệu được bảo hộ là 10 triệu đồng nhưng thủ tục phức tạp, người dân và doanh nghiệp chưa tiếp cận được”.

Rõ ràng các sản phẩm của các làng nghề truyền thống không chỉ là sản phẩm của sự đa dạng sinh học và độc đáo văn hóa, mà còn chứa đựng tiềm năng thương mại to lớn.

Ông Phạm Hồng Hải, Trưởng phòng Quản lý công nghệ và Thị trường công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An đề xuất: “Muốn sản phẩm làng nghề có thương hiệu cần phải biết xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu, chăm chút về chất lượng mới có thể bảo vệ được danh tiếng của thương hiệu đặc sản vốn có, trên cơ sở đó phát triển thương hiệu lên một đẳng cấp mới.

Các cơ quan chức năng cần có kế hoạch triển khai xây dựng và thực hiện chương trình phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu và tài sản sở hữu trí tuệ. Đồng thời có sự hỗ trợ mang tính lâu dài để khai thác và phát triển sau khi văn bằng được cấp”.

Khai thác triệt để giá trị nhãn hiệu sản phẩm làng nghề là lời giải cân bằng cho cho bài toán phát triển kinh tế và giữ gìn văn hóa truyền thống. Nghệ An cần phải xây dựng và phát triển được một số sản phẩm làng nghề mang tính chủ lực, hướng tới 3 mục tiêu: Khối lượng lớn, chất lượng cao và thương hiệu mạnh, có vậy mới bảo vệ được danh tiếng của nhãn hiệu sản phẩm làng nghề vốn có, trên cơ sở đó phát triển nhãn hiệu lên một đẳng cấp mới.

Nguồn: Quân đội Nhân dân

Từ khóa: bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm làng nghề

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007386266
Go to top