Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếNông sản kỳ vọng 'siêu hiệp định' RCEP

Nông sản kỳ vọng 'siêu hiệp định' RCEP

nong san rcep

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) với 15 nước và quy mô GDP tới 26.200 tỉ USD đã có hiệu lực từ 1-1-2022. Nhiều doanh nghiệp và lãnh đạo các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long kỳ vọng thúc đẩy chuỗi giá trị và kinh tế Việt Nam.

Nhiều doanh nghiệp cho rằng RCEP giúp họ giảm chi phí, tăng doanh thu và người nông dân cũng hưởng lợi - Ảnh: BỬU ĐẤU© BỬU ĐẤU - KHẮC TÂM Nhiều doanh nghiệp cho rằng RCEP giúp họ giảm chi phí, tăng doanh thu và người nông dân cũng hưởng lợi - Ảnh: BỬU ĐẤU

Ngày 2-1, ông Lê Văn Chung - tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển đa quốc gia (IDI) thuộc Tập đoàn Sao Mai - cho biết hiện nay doanh thu của đơn vị chiếm trên 50% ở thị trường 15 nước thành viên RCEP.

Doanh thu tăng

Hiệp định này có hiệu lực tạo lợi thế rất lớn cho các doanh nghiệp. "Trước đây, 15 thành viên trong hiệp định này thực hiện không đồng bộ hàng rào kỹ thuật, thuế quan hay kiểm dịch... Tuy nhiên, hiệp định này có hiệu lực thì 15 nước sẽ thực hiện chung một công thức.

Các loại thuế, phí và hàng rào thuế quan được thực hiện đồng bộ, giảm rất nhiều. Tôi nghĩ doanh nghiệp nào cũng đã có sự chuẩn bị, vì sân chơi này có tiêu chuẩn không cao so với Mỹ hay châu Âu. Nếu các doanh nghiệp đã xuất sang 2 thị trường đó rồi thì đối với sân chơi RCEP này hoàn toàn đáp ứng được" - ông Chung nói.

Lãnh đạo IDI cho rằng vào sân này không phải doanh nghiệp nào cũng có khách hàng liền mà phải trải qua nhiều công đoạn thâm nhập thị trường, tìm hiểu thị trường, đặc biệt là công tác xúc tiến thương mại đối với hàng Việt Nam vào thị trường này.

Nếu con cá tra vào thị trường này thì Bộ Công thương phải xúc tiến giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, tìm kiếm nhiều thị trường, đặc biệt là kiểm soát quy trình sản xuất chặt chẽ các DN xuất khẩu, tránh trường hợp những ông "không đàng hoàng" xuất khẩu gây ảnh hưởng đến uy tín các DN "chân chính".

Đa số các doanh nghiệp lớn như Nam Việt, Vĩnh Hoàn, Sao Mai... đã thâm nhập vào thị trường 15 nước này.

"Hiệp định RCEP có hiệu lực từ năm 2022 thì các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, nông sản của Việt Nam sẽ tăng nhưng tùy thuộc vào "sức khỏe" của các doanh nghiệp. IDI có thể tăng từ 10-15% nhưng chưa tăng nhanh được, vì tại thị trường mới cần tạo dựng thương hiệu quốc gia và xây dựng khách hàng chiến lược.

Tôi nghĩ việc vào sân chơi mới, đầy tiềm năng và chung một công thức chống dịch thì chắc chắn chi phí sẽ giảm, doanh thu sẽ tăng" - ông Chung nói thêm.

Một số lãnh đạo doanh nghiệp cũng đồng quan điểm này nhưng cho rằng đây sẽ là hành trình dài, bởi các đối tác trong RCEP như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, NewZealand... không phải những thị trường dễ tính.

Kỳ vọng phát triển nông nghiệp

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phạm Thiện Nghĩa - chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - cho biết Đồng Tháp nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung có thế mạnh xuất khẩu về nông sản, thủy sản rất lớn. Đây là thị trường mới có thể giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh được xuất khẩu.

Ông cho hay các doanh nghiệp xuất khẩu tỉnh Đồng Tháp đã thích ứng và xuất khẩu nông sản, thủy sản đi 150 nước trên thế giới. Trong khi đó, theo ông Nghĩa, RCEP có hiệu lực sẽ có nhiều ưu đãi thuế quan hơn.

"Do đó, dưới góc độ Nhà nước sẽ tiếp cận, tuyên truyền nhiều hội thảo để các doanh nghiệp biết được phương thức thực hiện chế độ ưu đãi. Đặc biệt là phương thức kết nối vào thị trường chính thức của RCEP sẽ có lợi hơn là bán hàng thông qua doanh nghiệp khác khiến chi phí tăng hơn" - ông Nghĩa nói.

Ông Nghĩa đề nghị Bộ Công thương hỗ trợ các doanh nghiệp để họ thuận lợi hơn và sớm "thâm nhập chính thức" vào thị trường RCEP. Địa phương sẽ làm những việc của mình như chứng nhận hoặc làm vùng nuôi, thương hiệu sản phẩm...

"Còn hoạt động đối ngoại vào thị trường đó hay truy xuất nguồn gốc, Bộ Công thương cùng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thông hỗ trợ giúp" - ông Nghĩa nói.

Nguồn: MSN

Từ khóa: nông sản, RCEP

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007387991
Go to top