Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếThương mại toàn cầu cần trở lại những giá trị căn bản để mang lại sự phục hồi toàn diện

Thương mại toàn cầu cần trở lại những giá trị căn bản để mang lại sự phục hồi toàn diện

global trade inclusive recovery

Chúng ta cần hỏi, giao dịch thương mại để làm gì? Và làm thế nào thể mang lại lợi ích tốt hơn cho con người và hành tinh?

Đại dịch COVID-19 đã làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng giữa các quốc gia. Những đợt nắng nóng kỷ lục gần đây nhắc nhở chúng ta phải giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu trước khi quá muộn. Và số hóa đang cung cấp những phương thức mới để lưu thông hàng hóa và dịch vụ nhưng đồng thời làm gia tăng những những rủi ro và luật lệ mới.

Trong bối cảnh hiện nay, điều quan trọng là phải đánh giá lại nơi nào thương mại và đầu tư có lợi - và nơi nào bị cản trở. Chúng ta cần quay lại vấn đề cơ bản: giao dịch thương mại để làm gì? Và làm thế nào để mang lại thu nhập tốt hơn cho con người và hành tinh?

Sự phát triển của chính sách thương mại

Những mối quan hệ thương mại thường được xem là phương tiện để đạt được mục tiêu nào đó. Nhưng mục tiêu đó luôn thay đổi trong thế kỷ qua khi thương mại được toàn cầu hóa và những gì nó mang đến ngày càng phát triển.

Trong những năm 1940, Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại xem tăng trưởng là mục tiêu chính của quan hệ thương mại quốc tế, tiếp theo đó là tạo được việc làm đầy đủ và mức sống tăng lên. Cùng lúc đó Tổ chức Thương mại Thế giới hình thành vào năm 1995, hệ thống thương mại được kỳ vọng sẽ giải quyết vấn đề phát triển bền vững và đảm bảo các nước đang phát triển có được sự tăng trưởng thương mại.

Ngày nay, hệ thống thương mại phải thích ứng lần nữa để giải quyết các thêm các mối quan tâm toàn cầu như khả năng phục hồi, tính bền vững và sự toàn cầu hóa. Tuyên bố của các nhà lãnh đạo G20 đã nêu ra các khía cạnh chính của quá trình phục hồi COVID-19, đó là phát triển kinh tế và tạo việc làm, y tế, số hóa, tính bền vững và hòa nhập. Thương mại đóng một vai trò quan trọng để đạt được mục tiêu trong từng khía cạnh này.

Theo một cuộc khảo sát gần đây của Diễn đàn Kinh tế Thế giới - Ipsos, 75% công chúng toàn cầu ủng hộ việc mở rộng thương mại, nhưng chỉ một nửa cho biết toàn cầu hóa là tốt cho đất nước, giảm 10% điểm kể từ năm 2019. Sự mơ hồ này cho thấy niềm tin vào tiềm năng thương mại để cải thiện cuộc sống nhưng bất an sâu sắc về hướng đi hiện tại của nó. Hợp tác là cần thiết để đề phòng sự lao dốc hoặc những cú sốc có hại khi khai thác những lợi ích của thương mại.

Tiềm năng cải cách thương mại

Vì vậy, làm thế nào để các nhà lãnh đạo thế giới có thể đảm bảo các chính sách thương mại tiềm năng được hiện thực hóa ở các nền kinh tế đang phát triển, xóa đói giảm nghèo và trao quyền cho người dân trên toàn thế giới?

Đầu tiên, COVID-19 cho thấy rõ thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị và ứng phó với các cuộc khủng hoảng sức khỏe. Thương mại và đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, phát triển, sản xuất và phân phối thiết bị bảo vệ cá nhân, chẩn đoán, vắc xin và trị liệu. Các chính phủ nên xem xét giảm các hàng rào thuế quan và thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho đầu tư, cải thiện tính minh bạch của chuỗi cung ứng và sự kiềm chế xuất khẩu.

Thứ hai, số hóa đã mang lại những lợi ích có ý nghĩa cho cuộc sống của con người. Trong thời gian giãn cách, thương mại kỹ thuật số trong dịch vụ và thương mại điện tử đã giữ cho phần lớn các nền kinh tế hoạt động. Thiết lập và đầu tư vào một hệ sinh thái kỹ thuật số toàn cầu có thể tiếp cận và tương thích là một thành phần quan trọng của sự phục hồi và khả năng phát triển kinh tế trong tương lai.

Thứ ba, giảm mức độ phức tạp của thương mại quốc tế sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp nhỏ, để truyền bá sự đổi mới và thúc đẩy việc làm, ngăn chặn sự suy giảm đầu tư nước ngoài, vốn đe dọa thành quả phát triển. Các chính phủ phải hướng tới các thủ tục đầu tư hợp lý, minh bạch và có thể dự đoán được, đồng thời hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển và giúp họ tiếp cận thương mại quốc tế.

Thứ tư, sản xuất và tiêu dùng xanh toàn cầu phụ thuộc vào các chính sách khuyến khích đổi mới môi trường và giảm bớt sự chuyển dịch như một cái cớ cho việc không hành động. Các quốc gia nên xem xét cắt giảm các rào cản và thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ hỗ trợ các mục tiêu phát triển bền vững cùng với việc loại bỏ dần trợ cấp nhiên liệu hóa thạch, điều chỉnh các giải pháp carbon biên giới để giảm phát thải và tạo điều kiện cho đầu tư xanh.

 Và cuối cùng, lợi ích thương mại phải đến được các nhóm đứng ở vị trí cuối cùng bao gồm  những người yếu thế về kinh tế, hay là phụ nữ, thanh niên, dân tộc và tôn giáo thiểu số, người bản địa. Lợi ích của các nhóm yếu thế phải được xem xét trong việc xây dựng, thực hiện và giám sát các quy tắc thương mại, cũng như trong các chính sách trong nước có thể ảnh hưởng đến khả năng tham gia thương mại của họ, bao gồm lao động, tài sản, hợp đồng và các luật khác.

Giao dịch thương mại cho tương lai

Một số nhà lãnh đạo và doanh nghiệp toàn cầu đã thể hiện sự thay đổi trong cách tiếp cận. Ví dụ, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ - Katherine Tai đã nhấn mạnh chương trình thương mại lấy người lao động làm trung tâm của chính quyền Biden và các chính sách thương mại phải xem xét tác động của chúng đối với người lao động, phụ nữ và môi trường. Ngày càng có nhiều quốc gia bảo vệ quyền của người bản địa và đưa các điều khoản về giới vào các hiệp định thương mại của họ. Các doanh nghiệp đang thực hiện các cam kết đầy tham vọng đối với hành động vì khí hậu, trao quyền kinh tế cho phụ nữ và bình đẳng chủng tộc.

Hơn 20 nhà lãnh đạo từ một số công ty lớn nhất thế giới đã tham gia một cuộc họp đa phương để kêu gọi các chính phủ kiềm chế chủ nghĩa bảo hộ và thúc đẩy các chính sách thương mại hiệu quả, minh bạch và không để ai bị bỏ lại phía sau.

Cuộc họp cấp Bộ trưởng bị trì hoãn từ lâu của Tổ chức Thương mại Thế giới vào tháng 12 mang đến cơ hội đánh giá lại vai trò của thương mại trong thế giới ngày nay và đưa ra những cải cách có ý nghĩa. Không thể để sự bất đồng làm tê liệt hoặc khiến chúng ta rút lui khỏi tiềm năng phát triển. Hợp tác cùng nhau thể thiết lập phương hướng để thương mại phát triển bền vững hôm nay và mai sau.

Nguồn: The Print

Từ khóa: thương mại toàn cầu

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007386780
Go to top