Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếQuốc tế hoá Nhân dân tệ của Trung Quốc đang ra sao?

Quốc tế hoá Nhân dân tệ của Trung Quốc đang ra sao?

quoc te hoa dong nhan dan te 21621

Chiến lược “Lưu thông kép” của Trung Quốc vừa tập trung nhiều hơn vào thị trường nội địa, vừa là cách tiếp cận thích ứng với hoạt động thương mại toàn cầu trong bối cảnh mới.

Theo cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, trong bối cảnh tâm lý chống toàn cầu hóa gia tăng và các nước phương Tây tăng cường nỗ lực kiềm chế Trung Quốc, quốc gia này đang bước vào thời kỳ tạo ra cơ sở hạ tầng mới, để tiến tới mục đích sử dụng đồng Nhân dân tệ trên toàn cầu.

Đặc biệt, khi nền kinh tế Trung Quốc hội nhập quốc tế, thị trường sẽ sử dụng đồng Nhân dân tệ cho các mục đích xuyên biên giới, mặc dù ẩn dưới danh xưng chiến lược "lưu thông kép”, nhưng toàn cầu hóa Nhân dân tệ cuối cùng vẫn là nhằm phục vụ nền kinh tế thực, thương mại và đầu tư của Trung Quốc.

“Trung Quốc đặt ra mục tiêu vào năm 2050 sẽ trở thành thị trường tài chính lớn nhất và cởi mở nhất thế giới, hoạt động với các quy tắc và chuẩn mực bao trùm nhất, thúc đẩy hợp tác quốc tế. Giờ đây, khi Trung Quốc đang phát triển một mô hình mới với đặc điểm là mô hình lưu thông kép, thì việc toàn cầu hóa đồng Nhân dân tệ càng có nền tảng vững chắc hơn”, cựu P. Thống đốc nói.

Theo đó, kế hoạch lưu thông kép của Trung Quốc tập trung nhiều hơn vào thị trường nội địa, hoặc lưu thông nội bộ và tăng cường thu hút hàng hóa, đầu tư "tại Trung Quốc, vì Trung Quốc".

Một số nhà phân tích bình luận, tới đây sẽ thấy, Trung Quốc sẽ ít phụ thuộc hơn vào chiến lược phát triển theo hướng xuất khẩu, hoặc lưu thông ra bên ngoài, mặc dù không hoàn toàn từ bỏ chiến lược này. Hiện tại, quốc tế hóa Nhân dân tệ vẫn đang ở giai đoạn đầu và hướng tới việc đáp ứng nhu cầu thanh toán nhập khẩu của thị trường nội địa Trung Quốc.

Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của mình, Trung Quốc đang hướng tới việc xây dựng một thị trường vốn đa tầng và phát triển các mối liên kết giữa thị trường vốn trong nước và nước ngoài, hỗ trợ dòng chảy của đồng Nhân dân tệ ở nước ngoài và cung cấp cho các tổ chức nước ngoài một kênh đầu tư và tài chính thông thoáng hơn.

"Vào năm 2050, nếu Trung Quốc trở thành thị trường tài chính lớn nhất và cởi mở nhất thế giới hoạt động với các quy tắc và chuẩn mực bao trùm nhất; thì thời điểm đó, đồng Nhân dân tệ có thể sẽ là sự lựa chọn của tiền tệ và được sử dụng một cách tự do, phục vụ thương mại toàn cầu và đầu tư, vì nó trở thành một đồng tiền đáng tin cậy”, các nhà phê bình dự báo.

Theo thống kê, các tổ chức ở nước ngoài đang nắm giữ 3,4 nghìn tỷ Nhân dân tệ bằng cổ phiếu và 3,3 nghìn tỷ Nhân dân tệ bằng trái phiếu vào cuối năm ngoái, tăng lần lượt 62% và 47% so với năm trước.

Trong khi đó, tài chính xanh, bao gồm phát hành trái phiếu xanh và ra mắt thị trường giao dịch carbon của Trung Quốc vào cuối tháng này, cũng sẽ mang lại cơ hội mới cho việc quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ.

Việc Trung Quốc áp dụng các chính sách mới để phát triển thị trường tiêu thụ nội địa, sẽ mang lại lợi thế cho người mua, nhằm hỗ trợ các giao dịch xuyên biên giới bằng đồng Nhân dân tệ, với dân số khổng lồ và mức nhập khẩu ngày càng tăng của quốc gia này. Bởi vậy, thay vì bị thúc đẩy bởi đầu cơ tài chính trên thị trường nước ngoài, Trung Quốc tập trung vào tỷ giá hối đoái ổn định, kết hợp với các chính sách kinh tế và tiền tệ vĩ mô ổn định. Điều này sẽ thúc đẩy niềm tin vào đồng Nhân dân tệ và giúp người nước ngoài chấp nhận đồng tiền này để thanh toán nhiều hơn.

Wang Jiang, Giáo sư tài chính tại Trường Quản lý MIT Sloan cho biết, việc tăng cường đầu tư nước ngoài vào trái phiếu chính phủ Trung Quốc sẽ là một yếu tố quan trọng trong việc phân bổ nguồn lực toàn cầu trong quá trình quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ.

“Trái phiếu Chính phủ của Trung Quốc không chỉ là một công cụ đầu tư, mà còn có thể phản ánh giá cả của đầu tư nước ngoài, từ đó, tạo ra sự dẫn dắt trong việc phân bổ các nguồn lực. Ví dụ, lãi suất trái phiếu Chính phủ giảm thực sự có thể kích thích tiêu dùng của Trung Quốc và cung cấp thông tin hướng dẫn về kỳ vọng lạm phát của thị trường, đồng thời dẫn đến sự thay đổi sâu sắc hơn trong việc phân bổ nguồn lực. Vì vậy, cần nhìn nhận từ quan điểm cơ sở hạ tầng, chúng ta nên nâng cao hiệu quả và tối ưu hóa cơ cấu trái phiếu Chính phủ”, vị Giáo sư phân tích.

Nguồn: Diễn đàn Doanh nghiệp

Từ khóa: Trung Quốc, nhân dân tệ

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007371758
Go to top