Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếBình luận: Tác động của Brexit đối với London trở thành tiêu điểm sau vài năm trầm lắng

Bình luận: Tác động của Brexit đối với London trở thành tiêu điểm sau vài năm trầm lắng

brexit 7.6.21

Chuyên gia Howard Davies của Tập đoàn NatWest cho biết, COVID-19 đã làm xáo trộn bức tranh tổng thể, nhưng vẫn có các dấu hiệu cho thấy London đang mất dần vị thế là thủ phủ tài chính của châu Âu cho các doanh nghiệp nước ngoài.

Gần 5 năm sau cuộc trưng cầu dân ý về Brexit, và 5 tháng kể từ sau Brexit, cuộc tranh luận về tương lai của trung tâm tài chính London vẫn là cuộc đối thoại của những người không chịu lắng nghe.

Những người đã bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu vào tháng 6 năm 2016 tin rằng tác động từ việc ra đi sẽ là tối thiểu, bất kể bằng chứng cho thấy điều ngược lại, và tin rằng những cảnh báo về tình trạng mất việc làm và di dời địa điểm kinh doanh chỉ là phóng đại.

Ngược lại, những cử tri ủng hộ ở lại tin rằng Brexit sẽ dự báo sự u ám và diệt vong, bất kể bằng chứng là ngược lại. Chúng ta có thể học được gì từ những gì đã thực sự xảy ra?

Những gì diễn ra ngày hôm nay không phản ánh hết tác động đầy đủ của Brexit

Trước tiên, chúng ta phải thừa nhận rằng COVID-19 đã làm xáo trộn nghiêm trọng bối cảnh câu chuyện trong 18 tháng qua.

Mọi người nhận ra rằng không dễ để di dời doanh nghiệp, ngay cả khi họ muốn rời đi. Quan trọng hơn, có một số thỏa thuận pháp lý tạm thời đã làm giảm tác động của việc Vương quốc Anh rời khỏi thị trường tài chính chung.

London đã ban hành một Chế độ Cấp phép Tạm thời cho một số công ty có trụ sở tại Liên minh Châu Âu, và Ủy ban châu Âu cũng đã cho phép các công cụ tài chính được định danh bằng đồng euro được giao dịch tại London cho đến năm 2022, để tránh sự gián đoạn mà một thay đổi đột ngột vào ngày 31 tháng 12 năm 2020 có thể đã mang lại.

Vì vậy, những gì chúng ta đang thấy ngày hôm nay có thể không phản ánh hết tác động dài hạn và đầy đủ của Brexit.

Sự dịch chuyển trong giao dịch chứng khoán

Tuy nhiên, những thay đổi đã xảy ra cho đến nay cũng đủ để chúng ta có thể bắt đầu đánh giá về tương lai của London và các hoạt động tài chính ở đó.

Một động thái thu hút sự chú ý chính là sự chuyển hướng đột ngột của các giao dịch chứng khoán từ sàn London sang sàn Amsterdam từ đầu năm. Trung bình 9,2 tỷ euro (11,2 tỷ USD) cổ phiếu được giao dịch hàng ngày trên sàn giao dịch Amsterdam vào tháng 1 năm 2021, gấp 4 lần khối lượng vào tháng 12 năm 2020, trong khi mức giao dịch trung bình hàng ngày của London giảm mạnh xuống còn 8,6 tỷ euro.

Việc dịch chuyển có thể bắt nguồn từ quy định: Ủy ban Châu Âu (EC) đã không công nhận các điểm giao dịch của Vương quốc Anh là “tương đương” và đến nay EC vẫn không vội để làm điều đó.

Bạn có thể nghĩ rằng đó là một bàn thắng đầu tiên quan trọng cho “phe ủng hộ Ở lại” trong trận đấu này. Nhưng “phe ủng hộ Rời đi” cũng đã nhanh chóng gỡ hòa.

Phe ủng hộ Brexit cho rằng quy định của EC không dẫn đến nhiều thay đổi: Hầu hết các nhà giao dịch chứng khoán vẫn ở London. Và họ chỉ ra rằng London tiếp tục dẫn đầu châu Âu với tư cách là trung tâm huy động vốn mới.

Trong quý I/2021, 8,3 tỷ euro đã được huy động thông qua các phiên IPO ở London, so với 5,4 tỷ euro ở Frankfurt, 5,6 tỷ euro ở Amsterdam và chỉ 0,1 tỷ euro ở Paris.

Phe Ở lại đáp trả: Cổ phiếu không phải là công cụ duy nhất, hay công cụ quan trọng nhất để đánh giá. Tỷ trọng của Anh trong các hợp đồng hoán đổi lãi suất bằng đồng euro giảm từ 40% xuống 10% từ tháng 7 năm 2020 đến tháng 1 năm 2021, trong khi tỷ trọng của EU tăng từ 10% lên 25%.

New York là người hưởng lợi từ cuộc di dời khỏi London, như nhiều người dự báo. Và họ chỉ ra rằng khoảng 1 nghìn tỷ Euro các tài sản ngân hàng đã di chuyển ra khỏi Vương quốc Anh, chủ yếu là đến Frankfurt.

Các nhà giao dịch chứng khoán có rời đi?

Nhưng cả hai bên đều thừa nhận rằng, từ quan điểm kinh tế, địa điểm nơi giao dịch được đăng ký ít quan trọng hơn địa điểm nơi các nhà giao dịch chứng khoán phải đóng thuế.

Ngay sau cuộc bỏ phiếu Brexit, Công ty tư vấn Oliver Wyman ước tính rằng 75.000 việc làm sẽ nhanh chóng được chuyển đến các trung tâm tài chính khác của EU. Các ước tính khác thậm chí còn cao hơn. Nhưng những dự báo bi quan trên có đúng trong thực tế?

Một cuộc khảo sát chi tiết từ công ty tư vấn New Financial vào tháng trước đã xác định 7.400 vị trí việc làm đã được chuyển từ London đến một trung tâm tài chính của khu vực đồng euro –chỉ bằng 10% so với ước tính vào năm 2016 của Oliver Wyman. Những thành phố hưởng lợi lớn nhất theo thứ tự là Dublin, Paris, Luxembourg, Frankfurt và Amsterdam.

Nhưng nghiên cứu này có thể được hiểu theo một cách khác. Hai năm trước, cùng các tác giả này đã xác định 269 công ty đã chuyển một số hoạt động khỏi London.

Còn bây giờ, họ nhận thấy rằng 440 công ty đã làm điều đó, và họ xem đây là một đánh giá thấp so với thực tế. Họ kỳ vọng số lượng việc làm được chuyển đi sẽ tăng hơn nữa.

Hơn nữa, có những dấu hiệu cho thấy thị trường bất động sản có thể đang phản ứng. Trong hai năm qua, giá bất động sản đã tăng 20% ​​ở Paris, gần 40% ở Amsterdam, nhưng chỉ 6% ở London.

Nhưng cuộc di dời sẽ không chỉ diễn ra theo một chiều. Cũng giống như các công ty có trụ sở tại Vương quốc Anh không còn tiếp cận dễ dàng các thị trường của Liên minh Châu Âu, hầu hết các công ty có trụ sở tại Liên minh Châu Âu cũng cần được ủy quyền để tiến hành kinh doanh với các khách hàng tại London.

Một số việc làm sẽ ra đi

Vì vậy, có lẽ 300 đến 500 công ty châu Âu, chủ yếu là các công ty có quy mô nhỏ, sẽ cần phải thành lập mới tại London.

Tổng hợp lại, số lượng việc làm rời khỏi London vẫn nhiều hơn số lượng việc làm được tạo mới, nhưng không quá nhiều như dự đoán của năm 2016.

Đó là bởi vì các công ty đã tìm ra cách để giải quyết các trở ngại về quy định. Họ cũng nhận thấy rằng việc di chuyển nhân viên rất tốn kém và khó khăn.

London vẫn giữ được nhiều điểm hấp dẫn: Trường học, đời sống văn hóa, và nhiều phúc lợi xã hội lâu đời dành cho người nước ngoài. Sẽ mất thời gian để bất kỳ nước trong EU xây dựng được một trường hấp dẫn tương tự.

Do đó, có vẻ như London sẽ vẫn là thị trường tài chính lớn nhất châu Âu, bỏ xa các đối thủ một khoảng cách đáng kể.

Thành phố này sẽ vẫn được kết nối với một mạng lưới toàn cầu: Các giao dịch với khách hàng châu Âu có lẽ sẽ chiếm một phần tư hoạt động kinh doanh của Thành phố. Nhưng London sẽ không còn là trung tâm tài chính trên thực tế của lục địa này nữa.

Đối với EU, London sẽ chuyển từ vị trí là trung tâm tài chính nội khối thành một trung tâm quan trọng ở nước ngoài. Các thành phố khác sẽ chạy đua để lôi kéo doanh nghiệp và sẽ không có người chiến thắng duy nhất.

London vẫn sẽ mang lại lợi nhuận cho nước Anh, nhưng thời kỳ hoàng kim của thành phố với tư cách là thủ đô tài chính của châu Âu sẽ đi xuống, giống như những thời kỳ hoàng kim khác vẫn thế.

Nguồn: Channel News Asia - TQ

Từ khóa: Brexit, thương mại, kinh tế Anh

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007387926
Go to top