Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếCác quốc gia mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ có thể dẫn dắt quản trị toàn cầu

Các quốc gia mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ có thể dẫn dắt quản trị toàn cầu

1bc8f67e ab65 4819 8696 2c161098fede

Trung quốc và Ấn Độ là hai quốc gia láng giềng với nền văn minh cổ đại lớn. Cả hai đều là những đầu tàu tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cũng như là động lực chính thúc đẩy quá trình  phân cực và quá trình toàn cầu hóa kinh tế của thế giới. Tất cả các điểm tương đồng trên biểu thị rằng Trung Quốc và Ấn Độ chia sẻ một mối quan tâm chung và tiềm năng hợp tác to lớn. Trung Quốc và Ấn Độ là bạn và đối tác của nhau – chứ không phải là mối đe dọa hay đối thủ của nhau. Hai nước nên giúp đỡ hơn là huỷ diệt lẫn nhau, và nên củng cố quan hệ hợp tác song phương thay vì đề phòng đối phương.

Nỗ lực quốc tế trong công tác phòng chống dịch bệnh cho thấy rằng “nhân loại” vốn dĩ là một cộng đồng chia sẻ một tương lai chung. Chỉ khi đoàn kết và hợp tác thì khi đó chúng ta mới vượt qua được cuộc khủng hoảng này. Hiện tại, Ấn Độ đang đẩy mạnh việc tiêm chủng vắc xin toàn quốc, và Trung Quốc chân thành hi vọng rằng nước bạn sẽ đạt được nhiều tiến triển và sớm đưa dịch bệnh về tầm kiểm soát. Chúng ta nên tiếp tục ủng hộ Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) giữ vai trò chủ chốt trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh, xây dựng cộng đồng y tế thế giới cho tất cả, và đóng góp vào những chiến thắng sơ bộ trong công tác chống dịch trên toàn thế giới. Về vấn đề này, Trung Quốc và Ấn Độ có thể tiếp tục duy trì sự liên lạc và hợp tác chặt chẽ.

Về quan hệ kinh tế song phương, Trung Quốc và Ấn Độ đều là những ‘nền kinh tế đang phát triển’ và ‘nền kinh tế mới nổi’ lớn, có khả năng bổ sung cho nhau và còn nhiều dư địa để hợp tác. Kể từ thời kỳ hiện đại, hai nước đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Với vai trò là hai nền kinh tế tăng trưởng lớn nhất trên thế giới, Trung Quốc và Ấn Độ vừa có những điểm tương đồng, lại vừa có cơ cấu công nghiệp mang tính bổ sung cho nhau. Cả hai nước đều là những nền văn minh lưu vực sông (Ấn Độ có nền văn minh sông Ấn, còn Trung Quốc có nền văn minh Hoàng Hà). Đều đã trải qua quá trình phát triển công nghiệp hóa từ thời kỳ hiện đại, cơ cấu công nghiệp của hai quốc gia vì thế cũng tương đồng nhau. Về cơ bản, Trung Quốc là đối tác giao thương lớn thứ hai của Ấn Độ.

Với sự phát triển của quản trị toàn cầu và sự thay đổi cán cân quyền lực trong quan hệ quốc tế, các nước thị trường mới nổi và đang phát triển ngày càng có mong muốn mạnh mẽ được tham gia quản trị toàn cầu. Mong muốn này đặt ra một số thách thức nhất định với cả các nước phương Tây vốn lâu nay vẫn thống trị trong lĩnh vực này. Sự hợp tác giữa Trung Quốc và Ấn Độ mang ý nghĩa biểu tượng và quyết định, để các quốc gia mới nổi được tham gia nhiều hơn vào tiến trình này.

Cùng lúc với việc ủng hộ hệ thống thương mại tự do, Trung Quốc và Ấn Độ nên bắt tay củng cố  quan hệ song phương, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu và mở rộng thương mại đa phương ở Châu Á. Hai nước cũng nên hợp tác trong nhiệm vụ cải cách WTO, xem đây là cơ hội để bảo vệ các quy tắc thương mại tự do đa phương và cùng đối phó với những thách thức từ các lực lượng phản đối toàn cầu hóa.

Cả hai nên cùng nhau cải tổ các tổ chức đa phương quốc tế và tham gia sâu hơn vào quản trị toàn cầu. Trong cộng đồng quốc tế, Trung Quốc và Ấn Độ có thể đề xuất các biện pháp để cải cách của các thể chể đa phương hiện có, bao gồm cả Liên hiệp quốc, Ngân hàng thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Đồng thời, cả hai đều là thành viên của Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) và đều là thành viên của Khối các nền kinh tế mới nổi (BRICS). Với sự phát triển của xu hướng đa cực trong trật tự quốc tế, các nước đang phát triển sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong quản trị toàn cầu. Trung Quốc và Ấn Độ cũng nên tăng cường hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, chung tay bảo vệ khu vực Himalaya và thúc đẩy việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Vùng Himalaya không chỉ là biên giới tiếp giáp giữa Trung Quốc và Ấn Độ mà đồng thời còn là khu vực trọng yếu trong việc bảo việc môi trường trên toàn thể Châu Á nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Hai bên có thể tận dụng lợi thế về khoa học và công nghệ, hợp tác hơn nữa về bảo vệ môi trường ở khu vực Himalaya, sau đó mở rộng sang hợp tác toàn diện trong các lĩnh vực biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường khác: bao gồm cả vấn đề trái đất nóng lên, bảo vệ vùng cực và bảo tồn đa dạng sinh học. Chúng ta có thể bắt đầu từ châu Á để thúc đẩy hợp tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.

Trong cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ hiện nay, sẽ không dễ dàng để Ấn Độ có thể duy trì chiến lược độc lập của mình. Tuy nhiên, khi nhìn lại sự ra đời của Năm nguyên tắc chung sống hòa bình (Hiệp ước Panchsheel), chúng ta sẽ thấu hiểu rằng sự độc lập không đến dễ dàng. Chúng ta cần hợp sức để giữ cân bằng trong mối quan hệ Trung-Mỹ-Ấn, và không bị dẫn dắt bởi sự đối kháng giá trị do con người tạo ra, thứ vốn có thể châm ngòi cho một cuộc “chiến tranh lạnh mới” với đặc điểm đề cao sự đối đầu.

Còn với vấn đề tranh chấp biên giới trong quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ, đó là vấn đề do lịch sử để lại và không thể giải quyết trong một sớm một chiều. Hơn nữa, vấn đề biên giới không thể kể toàn bộ câu chuyện về mối quan hệ Trung Quốc-Ấn Độ. Trung Quốc cam kết sẽ giải quyết vấn đề này thông qua đối thoại, tham vấn và cùng làm việc để hạ nhiệt tình hình. Cả hai đã duy trì liên lạc thông qua các kênh ngoại giao và quân đội, và đã rút quân khỏi điểm nóng biên giới là khu vực hồ Pangong.

Trong thời gian tới, hai bên cần thực hiện sự đồng thuận đã đạt được giữa hai nhà Lãnh đạo, nghiêm túc tuân thủ một loạt thỏa thuận đã đạt được giữa hai bên, tăng cường đối thoại và liên lạc, hoàn thiện cơ chế quản lý và kiểm soát, duy trì đà giảm leo thang hiện nay, và tránh tái phát tình trạng như trước đây.

Những gì đã xảy ra trong vài thập kỷ qua đã một lần nữa chứng minh rằng việc nói lên những điểm khác biệt sẽ không giúp giải quyết vấn đề. Đúng hơn, nó sẽ càng làm xói mòn nền tảng tin tưởng lẫn nhau.Tranh chấp biên giới là một thực trạng và cần được quan tâm đầy đủ và nghiêm túc. Tuy nhiên, vấn đề tranh chấp này không thể kể lên toàn bộ mối quan hệ Trung-Ấn và nên được đặt ở vị trí thích hợp trong tổng thể quan hệ song phương. Cả hai nên bắt đầu tham gia vào đối thoại trên cơ sở bình đẳng, công nhận sự khác biệt và tìm ra giải pháp chung thông qua tham vấn. Chúng ta không nên để sự khác biệt đó trở thành tranh chấp, đối đầu hay thậm chí là khủng hoảng.

Tác giả là nguyên Thứ trưởng Vụ Quốc tế của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc và là cố vấn cấp cao của Viện Hợp tác và Hiểu biết Toàn cầu, Đại học Bắc Kinh.

Nguồn: Global Times

Từ khoá: đối kháng, ngoại giao, khủng hoảng, kênh ngoại giao, điểm nóng biên giới

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007387260
Go to top