Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếPakistan: hai mặt của thương mại tự do

Pakistan: hai mặt của thương mại tự do

trung quoc thue cang chien luoc cua pakistan trong 40 nam 2 0524

Làm thế nào để Pakistan có thể tận dụng tối đa lợi ích từ các thỏa thuận với Trung Quốc và Malaysia?

Thương mại tự do là một khuôn khổ lý thuyết cho phép các đối tác thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ mà không gặp bất kỳ rào cản và hạn chế nào. Trên thực tế, đây là chính sách thương mại mà theo đó các chính phủ không áp đặt bất kỳ hạn chế nào đối với xuất nhập khẩu của nhau trên cơ sở lợi thế so sánh. Các hiệp định thương mại tự do (FTA) là các hiệp ước mà theo đó các quốc gia sẽ miễn trừ các loại thuế, phí và ưu đãi thông qua những biểu thuế cụ thể, sao cho các bên đều đạt được lợi ích tối đa xét từ lợi thế so sánh. Như vậy, các thỏa thuận thương mại tự do nói trên vậy đối với các nước như Pakistan tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì?

Thế giới là một cuộc đua cạnh tranh gay gắt và hầu như tất cả các quốc gia đều mong giành được lợi thế tối đa từ các đối tác thương mại. Dù các cách thức và phương tiện để đạt được lợi ích khác nhau nhưng mục tiêu chỉ có một là phát triển bền vững kinh tế và xã hội. Các Hiệp định hoặc Khu vực Thương mại Tự do là một giải pháp cho phép các thành viên đạt được những lợi ích thương mại nhất định, rõ nét nhất là kinh tế tăng trưởng tốt hơn nhờ chuyển giao công nghệ mà lại tiết kiệm được chi tiêu của chính phủ. Điều này giúp cho tình trạng tham nhũng giảm đi và các khoản trợ cấp cũng ít hơn. Tuy nhiên, tác động phụ của thương mại tự do chính là tình trạng thuê ngoài lao động đi kèm với điều kiện làm việc nghèo nàn, và suy thoái tài nguyên thiên nhiên. Khi phân tích sâu các thỏa thuận thương mại, chúng ta thấy rõ rằng những tác dụng phụ này vẫn có thể hữu ích theo cách này hay cách khác, nhưng đồng thời, chúng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới đều tham gia vào một số khối thương mại dưới hình thức thỏa thuận thương mại tự do hay các hiệp định thương mại ưu đãi. Các khu vực thương mại tự do và các tổ chức hoặc hiệp hội thương mại khu vực đang phát triển ngày càng đa dạng. Pakistan cũng tham gia một số thỏa thuận, bao gồm các FTA với Trung Quốc, Sri Lanka và Malaysia; đồng thời được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại ưu đãi (PTA) với Iran, Indonesia và Mauritius. Ngoài ra, Pakistan cũng là một phần của Hiệp định Thương mại Tự do Nam Á (SAFTA) dưới sự bảo trợ của Hiệp hội Hợp tác Khu vực Nam Á (SAARC), cũng như đã ký kết một hiệp định Thương mại quá cảnh với nước láng giềng Afghanistan. Mặt khác, Pakistan cũng đang xúc tiến việc ký hiệp định thương mại quá cảnh với Uzbekistan để sớm mở cửa giao thương với các nước Cộng hòa Trung Á. Ngoài ra, Pakistan và Hoa Kỳ cũng đã có Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA) để thúc đẩy thương mại và đầu tư, TIFA là một phần của một thỏa thuận lớn hơn khác về thu hút đầu tư.

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều khu vực thương mại tự do, các tổ chức cũng như hiệp hội chuyên thúc đẩy thương mại và đầu tư. Khu vực mậu dịch tự do nói chung bao gồm các quốc gia hoặc nhóm các quốc gia không có hàng rào thuế quan và phi thuế quan với nhau, nhưng có thể có chính sách thương mại riêng với các quốc gia không phải thành viên tùy thuộc vào quan hệ của họ với các quốc gia đó. Ví dụ điển hình nhất là Khu vực Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu (EFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) - đây là các thỏa thuận ưu đãi thuế đối với hầu hết hàng hóa và dịch vụ trong lãnh thổ các nước thành viên.

Nhóm mười lăm nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương được Trung Quốc hậu thuẫn, ngoại trừ Hoa Kỳ, gần đây đã thành lập một khối thương mại lớn nhất thế giới được gọi là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). RCEP đã được ký kết nhân hội nghị thượng đỉnh ASEAN trực tuyến tại Hà Nội vào ngày 15 tháng 11 năm 2020, mở đường cho việc củng cố quan hệ đối tác kinh tế của Trung Quốc với Đông Nam Á, Nhật Bản và Hàn Quốc. Điều thú vị là Hoa Kỳ đã rơi vào thế cô lập khi không trở thành thành viên của RCEP lẫn TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương). Ấn Độ cũng rút khỏi RCEP vào phút chót. Tuy nhiên, các quốc gia thành viên RCEP vẫn để ngỏ cánh cửa cho Ấn Độ tái gia nhập bất cứ lúc nào. Theo ước tính, RCEP sẽ chiếm 30% nền kinh tế toàn cầu với thị trường 2,2 tỷ người tiêu dùng (gần 30% dân số thế giới). Mục tiêu của RCEP là giảm dần thuế quan, cũng như loại bỏ các hàng rào phi thuế quan để thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các quốc gia thành viên.

Nhìn rộng ra thương mại thế giới và các cơ chế thương mại tự do, vai trò của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dường như rất quan trọng và cốt yếu. WTO thông qua Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) sau các phiên đàm phán Doha kéo dài. Tổ chức này thường được coi là nơi duy trì các nguyên tắc về thể chế thương mại mở và tự do trên thế giới, thông qua hệ thống các quy tắc và quy định để vận hành thương mại tự do và công bằng, thúc đẩy cạnh tranh và đổi mới. Tuy nhiên, một mặt nào đó, WTO cũng được coi là một thiết chế mà các nước phát triển sử dụng để khai thác thị trường tiêu thụ của các nước đang phát triển. Trên thực tế, WTO vẫn là tổ chức thương mại quốc tế duy nhất xử lý các tranh chấp vi phạm quy tắc thương mại toàn cầu; các chức năng của WTO bao gồm nhưng không giới hạn nhằm bảo đảm dòng chảy thương mại thông suốt và tự do trên thế giới mà không làm tổn hại đến lợi ích của người tiêu dùng toàn cầu.

Với Pakistan, xét đến các động lực thương mại của quốc gia này, chúng ta có thể thấy rằng trước đây chính phủ Pakistan đã có nhiều thỏa thuận khác nhau và đã phát triển một cơ chế để xúc tiến thương mại đạt được kết quả tốt nhất. Tuy vậy, Pakistan vẫn chưa thể tăng cường xuất khẩu, trong khi ngành này vốn là xương sống kinh tế ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Tổng khối lượng thương mại của Pakistan chiếm hơn 75 tỷ USD, trong đó xuất khẩu hầu như không chạm mốc 24 tỷ USD. Các ngành xuất khẩu chính là dệt may và các sản phẩm liên quan đến dệt may.

Pakistan là một quốc gia đang phát triển với nguồn lực hạn chế, đang phải đối mặt với tình trạng gián đoạn và các chính sách thương mại không nhất quán do sự quản lý yếu kém của các chế độ chính trị khác nhau trong quá khứ. Diễn biến chính trị ở Pakistan luôn là nguồn gây xáo trộn và là trở ngại chính trong khuôn khổ chính sách phát triển kinh tế và thương mại, đặc biệt là xuất nhập khẩu và cán cân thương mại đang gặp rất nhiều thách thức. Các hiệp định thương mại tự do vẫn đang được thử nghiệm, và hiện tại chưa rõ những thỏa thuận này sẽ có lợi hay ảnh hưởng xấu đến thương mại của Pakistan.

Hiệp định FTA Pakistan - Trung Quốc đã bước vào giai đoạn thứ hai của quá trình thực thi và Pakistan muốn thực hiện hiệp định này cho dù có lợi cho xuất khẩu hay không. Nguyên nhân là vì lợi ích chiến lược gắn liền với sự hợp tác cùng Trung Quốc. Hiện tại, Pakistan đang trao đổi 313 mặt hàng miễn thuế với Trung Quốc. Theo thỏa thuận, trong vòng 5 đến 10 năm tới, hai bên sẽ tiếp tục miễn thuế lên đến hơn 5.000 mặt hàng. Kim ngạch thương mại giữa Pakistan với Trung Quốc đã được cải thiện đáng kể, tăng từ gần 4 tỷ USD trong năm 2004-5 lên hơn 20 tỷ USD vào năm 2021. Xét về lâu dài, cán cân thương mại chắc chắn không có lợi cho Pakistan do nước này đang tụt hậu về mọi mặt trong cơ sở hạ tầng công nghiệp và các sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên, Pakistan đã đạt được quan hệ đối tác thương mại ở mức độ hợp lý với Trung Quốc và đang nỗ lực cải thiện mối quan hệ này trong tương lai. Pakistan chủ yếu xuất khẩu đá, muối, lưu huỳnh, bánh kẹo đường, cá, động vật thân mềm, động vật không xương sống, quặng xỉ và tro. Các mặt hàng khác như thịt, các sản phẩm từ sữa, dầu, hoa quả tươi và chế biến, là những mặt hàng được các nhà nhập khẩu Trung Quốc ưa chuộng. Nhìn chung, Pakistan đang nhập siêu khoảng 17,5 tỷ USD trong thương mại với Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để cải thiện cán cân thương mại với các quốc gia đối tác chiến lược khi FTA cho phép cả hai được tận dụng lợi ích tối đa?

Cách duy nhất là tăng cường tiếp cận thị trường Trung Quốc thông qua chiến dịch quảng bá tích cực cho các mặt hàng có thể giao dịch. Trung Quốc là một thị trường lớn và có nhu cầu đa dạng. Điều Pakistan cần làm là áp dụng chính sách ngoại giao kinh tế tích cực trên toàn thế giới thông qua các Phái đoàn nước ngoài, đặc biệt với Trung Quốc, Hoa Kỳ, Malaysia, Iran, Trung Đông, Trung Á, EU và châu Phi là các đối tác thương mại tiềm năng chính.

Bên cạnh đó, Pakistan cũng đang thâm hụt thương mại lớn với Malaysia. Đây cũng là quốc gia ký FTA với Pakistan. Câu hỏi đặt ra là Pakistan có được hưởng lợi từ các FTA hay đang bị thiệt hại do những hạn chế của nước này trong cơ sở hạ tầng công nghiệp và thiếu sự đa dạng trong mặt hàng xuất khẩu? Những điểm yếu này đang góp phần vào thâm hụt thương mại còn nhiều hơn là vi phạm các thỏa thuận thương mại tự do. Tất cả phụ thuộc vào lợi thế so sánh quốc gia nhằm tận dụng lợi ích tối đa từ các FTA. Điều đáng mừng là FTA với Sri Lanka vẫn mang lại cho Pakistan lợi ích nhất định.

Các hiệp định thương mại ưu đãi đang đóng góp tối đa vào sự phát triển của Pakistan, đặc biệt là với nước láng giềng Iran. Mặc dù khối lượng thương mại không còn nhiều do các lệnh trừng phạt chống lại Iran; tuy nhiên, đây vẫn là thị trường có nhiều tiềm năng xuất khẩu và trao đổi hàng hóa. Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Iran là thịt, gạo, bông, nông sản và nhập khẩu từ Iran chủ yếu là hóa dầu, thép và các sản phẩm dầu mỏ hóa lỏng. Thương mại có thể tăng cường bằng cách dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan để đôi bên cùng có lợi. Ưu đãi này cũng có thể áp dụng cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Trên thực tế, Hiệp định khung Thương mại và Đầu tư Hoa Kỳ-Pakistan (TIFA) được ký kết năm 2003 nhằm tạo ra việc làm thông qua tăng trưởng kinh tế nhờ việc tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Mục tiêu của hiệp định này là mở rộng thương mại và đầu tư song phương trong các ngành hàng hóa và dịch vụ. Mô hình tăng trưởng thông qua khuôn khổ này là nhằm tăng cường thương mại kỹ thuật số, cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng như hướng tới mục tiêu trao quyền cho phụ nữ, cải cách lao động và phát triển kỹ năng cho người lao động. Hoa Kỳ là một trong những thị trường lớn nhất về xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Pakistan, vì vậy có thể nói Hoa Kỳ là điểm đến chính để các sản phẩm của Pakistan thực sự vươn ra quốc tế. Hiện tại, kim ngạch thương mại giữa Pakistan và Mỹ đang chạm ngưỡng hơn 7 tỷ USD.

Tóm lại, đối với các nước như Pakistan thì thương mại tự do sẽ mang lại những thuận lợi và khó khăn riêng. Nếu cân nhắc giữa ưu và nhược điểm của các thỏa thuận thương mại tự do thì lợi thế có vẻ nhỉnh hơn, bởi lẽ trong một thế giới cạnh tranh thì các thỏa thuận trên giúp phát triển xuất khẩu, từ đó kéo theo tăng trưởng kinh tế nói chung. Khi các rào cản thương mại được dỡ bỏ, các nhà sản xuất cạnh tranh trực tiếp với nhau và các nguyên tắc thị trường sẽ buộc họ phải ngày càng cải thiện, ngày càng trở nên hiệu quả hơn để chiếm được nhiều thị phần hơn. Đây là cách thương mại tự do tạo ra một thị trường cạnh tranh hiệu quả.

Nguồn: Tribune - DN

Từ khoá: lệnh trừng phạt, hàng rào thuế quan, thị phần, thị trường cạnh tranh

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007384831
Go to top