Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếBất chấp đại dịch, Thái Lan vẫn là khu vực kinh doanh được yêu thích nhất mọi thời đại

Bất chấp đại dịch, Thái Lan vẫn là khu vực kinh doanh được yêu thích nhất mọi thời đại

Purple Circle Eco Map Chart 10

Sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu do đại dịch Covid-19 gây ra đang thúc đẩy các nhà sản xuất dịch chuyển cơ sở sản xuất của mình sang Đông Nam Á, vì khu vực này có khả năng ngăn chặn các đợt bùng phát cục bộ khá tốt so với những nơi khác. Điều này đã khuyến khích Thái Lan triển khai các biện pháp khiến nước này trở thành một trong những sự lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài.

Hơn nữa, trong vài năm qua giá nhân công ở Trung Quốc cũng trở nên kém cạnh tranh hơn. Hỗ trợ của chính phủ đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đông Nam Á cũng ngày càng trở nên tinh vi hơn và hấp dẫn hơn. Và quan trọng nhất, đặc biệt là tại Thái Lan, các nhà đầu tư có thể tận dụng lợi thế từ nhiều hiệp định tự do song phương và khu vực mà Thái Lan đã ký kết với các nước đối tác. Tất cả những yếu tố này đều có tầm quan trọng rất lớn tại thời điểm mà các nhà đầu tư cần giảm thiểu rủi ro do gián đoạn chuỗi cung ứng.

Dự án Hành lang Kinh tế phía Đông (EEC) cũng là một lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ cho các nhà đầu tư tại Thái Lan, nhờ chuỗi cung ứng được thiết lập và hoạt động tốt, cơ sở hạ tầng phát triển, các đặc quyền và ưu đãi đầu tư, cũng như sự sẵn có lực lượng lao động có kỹ năng và giá nhân công phải chăng. Hơn nữa, Uỷ ban chính sách EEC cũng đang xác định lại các ngành mục tiêu và chiến lược để thúc đẩy cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài.

Với sự tập trung bổ sung vào nhóm ngành “S-Curve” (bao gồm các ngành ô tô thế hệ mới, thiết bị điện tử thông minh, du lịch hạng sang và nghỉ dưỡng, nông nghiệp và công nghệ sinh học, và chế biến thực phẩm) và nhóm “S-Curve mới” (gồm các ngành công nghệ ro-bot, hàng không và logistics, nhiên liệu sinh học và hóa sinh, kỹ thuật số và y tế), uỷ ban sẽ tập trung vào các ngành mà EEC có lợi thế cạnh tranh rõ rệt.

Không có một chính sách này phù hợp cho tất cả. Các nhà đầu tư nước ngoài cần tìm hiểu kỹ thông tin trước khi xúc tiến việc di dời. Do đó, cần phải có một cách tiếp cận phù hợp với từng ngành theo yêu cầu của ngành đó. Và đây là nơi Thái Lan có thể tạo ra sự khác biệt, do Cục Đầu tư (BOI) có thể cung cấp các gói ưu đãi riêng biệt cho từng dự án đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Chuẩn bị thực địa để tiếp cận thị trường rộng lớn hơn

Hiện tại, chính phủ Thái Lan đang hướng đến các biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh cho các nhà đầu tư nước ngoài. Để làm được điều này, các điều luật quan trọng sẽ được cải tiến hoặc bãi bỏ để tháo gỡ những vướng mắc, chẳng hạn như việc giới hạn thuế thu nhập cá nhân đối với người nước ngoài ở mức không quá 17%, khiến Thái Lan trở nên hấp dẫn hơn so với các nước khác trong khu vực.

Chính phủ Thái Lan cũng đặt mục tiêu đưa nước này vào top 10 trong bảng xếp hạng các quốc gia có môi trường kinh doanh dễ dàng nhất của Ngân hàng Thế giới trong vài năm tới. Gần đây, Thái Lan đã tăng 6 bậc lên vị trí thứ 21 trong số 190 quốc gia trong bảng xếp hạng năm 2020 của Ngân hàng Thế giới.

Ngoài ra, Hiệp định Đối tác Toàn diện khu vực (RCEP) được ký kết vào tháng 11/2020 giữa các nước ASEAN, cùng với Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho khu vực trong thời kỳ hậu Covid.

Hiệp định RCEP, dự kiến có hiệu lực vào tháng 1/2022, là hiệp định thương mại tự do lớn nhất của ASEAN cho đến nay. RCEP bao gồm thị trường gồm 2,2 tỉ người, trị giá 26,2 nghìn tỉ USD, tương đương với 30% GDP của toàn thế giới.

Theo cơ quan Đàm phán Thương mại Thái Lan, đất nước sẽ được hưởng lợi từ việc giảm bớt các rào cản thương mại đối với các mặt hàng công nghiệp và nông nghiệp, giảm thuế quan, mở rộng tiếp cận thị trường ở các quốc gia thành viên RCEP, sức mạnh kết nối chuỗi cung ứng, cũng như các quy tắc xuất xứ thuận lợi của RCEP.

Hiệp định cũng thúc đẩy tăng trưởng đáng kể thương mại giữa các thành viên RCEP. Năm 2019, tổng lưu lượng thương mại của Thái Lan với các thành viên RCEP chiếm 56,9% kim ngạch xuất nhập khẩu của Thái Lan.

Hiệp định cũng đưa Thái Lan trở thành cơ sở sản xuất được ưa thích tại châu Á. RCEP hỗ trợ các chiến lược, trong đó các doanh nghiệp thiết lập cơ sở sản xuất cho chuỗi cung ứng của mình ở một số quốc gia nhằm đa dạng hoá rủi ro do gián đoạn gây ra và trở nên cạnh tranh hơn.

Các gói Ưu đãi, tạo thuận lợi cho đầu tư nước ngoài … không ai làm được như Thái Lan

Duangjai Asawachintachit, Tổng giám đốc Cục đầu tư (BOI), giải thích rằng Thái Lan có chuỗi cung ứng mạnh mẽ trong một số ngành, đặc biệt là thực phẩm, ô tô, điện tử / thiết bị điện và vật tư y tế. Hơn nữa, các ưu đãi đầu tư được nâng cấp là một yếu tố chính thu hút các nhà đầu tư đến với Vương quốc.

Tháng 12/2020, BOI đã thông qua một loạt các biện pháp để tăng tốc thu hút đầu tư, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp mục tiêu, và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số.

Theo đó, các dự án có vốn đầu tư thực hiện ít nhất 100 tỷ THB (3,3 tỷ USD) trong vòng 12 tháng kể từ khi cấp chứng nhận ưu đãi, sẽ được giảm thêm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp (CIT) trong thời hạn 5 năm. Để được hưởng chính sách ưu đãi này thì các dự án phải nộp hồ sơ trong giai đoạn từ ngày 4/1 đến ngày làm việc cuối cùng của năm 2021.

Đặc biệt, ngành công nghiệp điện tử đang phát triển mạnh mẽ nhờ sự gia tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để thúc đẩy áp dụng các công nghệ tiên tiến, bao gồm Big Data và 5G. Thái Lan là quốc gia đầu tiên tại Đông Nam Á thương mại hoá công nghệ 5G.

Trong giai đoạn từ tháng 7 – 2018 đến tháng 9 – 2020, có đến 170 đơn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được nộp lên BOI với số vốn đầu tư lên đến 1 tỉ THB (3,3 triệu USD). Hầu hết các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông, các quốc gia muốn dịch chuyển cơ sở sản xuất đồ điện tử thông minh, phụ tùng ô tô và các sản phẩm kim loại đến Thái Lan.

Kriangkrai Thianukul, Phó chủ tịch Liên đoàn các ngành công nghiệp Thái Lan (FTI) cho biết các cuộc gặp với các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Mỹ và châu Âu vào đầu năm nay cho thấy nhiều công ty đang có kế hoạch rời khỏi Trung Quốc để cắt giảm rủi ro trong tương lai. Thái Lan là một trong những lựa chọn hàng đầu ở Đông Nam Á vì đất nước có một số cảng biển và vị trí địa lý là trung tâm của khu vực.

Jitti Tangsithpakdi, chủ tịch Phòng Thương mại Thái Lan – Trung Quốc phát biểu với tờ Nikkei Asia rằng, đầu tư của Trung Quốc đã tràn vào Thái Lan trong 2 năm qua, khi các nhà đầu tư Trung Quốc tìm cách tránh thuế quan cao của Mỹ và bị hấp dẫn bởi chính sách thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc của Thái Lan.

Hướng đến việc chuyển đổi cơ sở

Trong nhiều thập kỷ qua, Nhật Bản luôn là quốc gia có nhà đầu tư nước ngoài đứng đầu tại Thái Lan, và chính phủ Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp của mình thành lập cơ sở sản xuất tại quốc gia Đông Nam Á này. Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) cũng cho biết một số nhà sản xuất Nhật Bản đã nhận được hỗ trợ tài chính từ Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) của nước họ để chuyển các cơ sở sản xuất sang Thái Lan. Vào tháng 4/2020, Nhật Bản đã đưa ra gói kích thích kinh tế 2,2 tỷ USD để giúp các nhà sản xuất của họ di chuyển ra khỏi Trung Quốc khi đại dịch COVID-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng. Trong số đó có các tập đoàn Amtech, San Alloy, Nadaka, Nikkiso, NikkiFrom và Riki.

Tuy nhiên, theo báo cáo từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Toàn cầu Mitsui & Co cho thấy đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc vẫn tăng đều đặn kể từ nửa cuối năm 2018, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất.

Các hãng công nghệ Mỹ như Apple, Google và Microsoft cũng đang muốn chuyển một số cơ sở sản xuất phần cứng từ Trung Quốc sang các nước khác, trong đó có Thái Lan và Việt Nam. Theo tin từ Nikkei, Google đã yêu cầu một đối tác sản xuất ở Thái Lan chuẩn bị dây chuyền sản xuất cho các sản phẩm nhà thông minh của mình, chẳng hạn như loa hỗ trợ trợ lý giọng nói. Các công ty lớn khác đã chuyển đến Thái Lan bao gồm Máy tính Casio, Daikin Industries, Sony, Sharp và Delta Electronics.

Tận dụng cơ hội

Các nhà phát triển bất động sản công nghiệp cũng đang có những động thái để khai thác nhu cầu ngày càng tăng. Cơ quan Quản lý Bất động sản Công nghiệp Thái Lan (IEAT) đang có kế hoạch đầu tư 800 triệu THB (26,7 triệu USD) để xây dựng giai đoạn đầu tiên của Khu Công nghiệp Thông minh vào năm 2021, dự kiến ​​hoàn thành vào năm 2024. Cơ quan này cũng sẽ đẩy nhanh việc áp dụng Công nghệ 5G tại tất cả 5 khu công nghiệp gồm: Map Ta Phut, Laem Chabang, Bang

Pu, Lat Krabang và Khu công nghiệp phía Bắc ở Lamphun. Trong 3 năm tới, 5G sẽ thay đổi đáng kể quy trình sản xuất thành một nền tảng kỹ thuật số, chủ yếu được điều khiển bằng robot và tự động hóa.

Ngoài ra, ban giám đốc IEAT đã thông qua đề xuất của các công ty tư nhân về việc thành lập 3 khu công nghiệp mới trong khu vực EEC với tổng vốn đầu tư hơn 80 tỷ THB (2,7 tỷ USD). Các dự án này bao gồm Khu công nghiệp Rojana với diện tích 2.000 rai (790 mẫu Anh) và Khu công nghiệp sạch Châu Á 2.600 rai (1.028 mẫu Anh), đều ở Chon Buri, Khu công nghiệp bất động sản Egco với 650 rai (258 mẫu Anh) ở Rayong.

Vào giữa tháng 10 năm 2020, WHA Group, một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ hậu cần tích hợp và cơ sở công nghiệp của Thái Lan, đã giới thiệu khu thương mại điện tử đầu tiên nhằm tăng cường hậu cần trong khu vực EEC. Với diện tích hơn 200.000 m2 ở quận Bang Pakong thuộc Chachoengsao, khu thương mại điện tử này được thiết kế như một công viên thông minh được trang bị công nghệ hàng đầu bao gồm cửa xếp hàng tự động, robot và các giải pháp hậu cần để tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ phân phối và giao dịch trực tuyến.

Trong bối cảnh những “thiên nga đen” mới của thế kỷ như chiến tranh thương mại, đại dịch…, việc thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài sẽ trở thành một thách thức rất lớn đối với bất kỳ chính phủ nào, nhưng có vẻ như Thái Lan đã suy nghĩ trước thời đại và đã chuẩn bị cho bất kỳ sự gián đoạn nào ở phía trước có thể xảy ra. Bất kỳ nhà đầu tư nào quan tâm đến khu vực Đông Nam Á chắc chắc sẽ không thể bỏ qua Thái Lan.

Nguồn: PR Newswire

Từ khoá: chuyển đổi cơ sở, tận dụng hiệu quả, thu hút đầu tư, EEC, dịch vụ trực tuyến, công nghệ hàng đầu, giao dịch trực tuyến

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007390732
Go to top