Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếCuộc chiến công nghệ trở thành chiến trường mới của hoạt động thương mại

Cuộc chiến công nghệ trở thành chiến trường mới của hoạt động thương mại

comment

Công nghệ đang trở thành vấn đề mang tính địa chính trị. Hoa Kỳ đã cản trở việc xuất khẩu sản phẩm bán dẫn sang Trung Quốc. Ở chiều ngược lại, quốc gia hơn 1 tỷ dân hạn chế xứ cờ hoa tiếp cận nguồn cung đất hiếm – thành tố quan trọng để sản xuất nhiều mặt hàng công nghệ.

Nhiều quốc đã cấm hãng sản xuất điện thoại Huawei triển khai mạng thông tin 5G. Ấn Độ cũng chặn ứng dụng truyền thông xã hội rất nổi tiếng của Trung Quốc là TikTok sau khi quân đội hai nước đụng độ tại biên giới. Trong khi đó, chính phủ Vương quốc Anh đang tiến hành điều tra thương vụ công ty công nghệ gốc Trung Hoa mua lại hãng Arm – một trong các công ty thiết kế chip của đảo quốc sương mù trên cơ sở quan ngại về an ninh quốc gia.

Với một số nhà kinh tế, những diễn biến nêu trên thực sự là một cú sốc.

Chuyên gia Garcia-Macia và Rishi Goyal của IMF cho rằng “Từ gốc độ kinh tế học truyền thống, sự leo thang tranh chấp về công nghệ giữa các bên có ít ý nghĩa thực chất”. Những người ủng hộ toàn cầu hóa thường lặp đi lặp lại rằng thương mại tự do là liều thuốc bổ về kinh tế, khuyến khích tăng trưởng, hạ giá thành hàng hóa cũng như thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất. Tuy nhiên, cả Garcia-Macia và Goyal đều nhận định sự can thiệp của chính phủ trong các giao dịch kinh tế có thể xuất phát từ một lý do chính đáng khác là rủi ro an ninh.

Sự kết nối trong thời đại số đã xóa nhòa sự khác biệt giữa những yếu tố kinh tế và các quan ngại về an ninh. Nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn đều đóng vai trò là nhân tố chủ đạo trong tăng trưởng kinh tế cũng như là nguồn cơn của hàng loạt rủi ro an ninh. Những tập đoàn công nghệ đã nêu có tiềm lực tài chính lớn, có mức độ tập trung thị trường cao cũng như đủ khả năng đặt ra các tiêu chuẩn sản xuất riêng. Vì lý do đó, các chính sách thương mại và công nghiệp hiện tại chịu sự chi phối lớn bởi những vấn đề an ninh và địa chính trị.

“Chiến tranh công nghệ đã chuyển hóa thành cuộc chiến giao thương” Garcia-Macia và Goyal nhận xét.

Trong quá khứ, nhằn đảm bảo vị thế độc tôn cũng như nguồn lợi nhuận độc quyền, nhiều nước đã áp lệnh cấm nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài. Điều khiến cuộc chiến về công nghệ trở nên bất thường chính là nhiều doanh nghiệp lớn đang cản trở hoạt động xuất khẩu của những quốc gia không liên quan đến tranh chấp đã nêu.

Sự chia tách hai nền kinh tế Mỹ - Trung cũng như nỗ lực tách biệt hệ thống internet giữa hai cường quốc đe dọa gây chia rẽ phần còn lại của thế giới. Các quốc gia khác phải tìm hiểu nhiều cách thức khác nhau nhằm duy trì thương mại tự do trong hàng loạt lĩnh vực cũng như nhanh chóng đạt đồng thuận về hệ thống quy tắc chung đối với rủi ro an nình mạng.

Tác giả Garcia-Macia và Goyal cũng ra lời kêu gọi tham vọng về việc thiết lập các thể chế mới dựa trên mô hình Bretton Woods - những phiên bản thế hệ sau của tổ chức Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế - hai tổ chức giúp thiết lập hệ thống kinh tế toàn cầu sau chiến tranh Thế giới thứ Hai. Tuy nhiên, những đề xuất đã nêu chỉ có thể thành hiện thực nếu có sự tham gia lãnh đạo của xứ cờ hoa. Ở mức độ khiêm tốn hơn, hai nhà kinh tế cũng đề xuất sự hình thành của một Ban phụ trách ổn định số toàn cầu bên cạnh Ban phụ trách ổn định tài chính – với trách nhiệm giám sát rủi ro liên quan đến an ninh mạng.

Một số chiến lược gia cho rằng thế giới nên chấp nhận quay lại trật tự neo-Westphalian theo đó Mỹ và Trung Quốc tự xác định và kiểm soát khu vực thuộc tầm ảnh hưởng của mình theo cách thức các cường quốc Âu châu đã từng thực hiện theo sau Hòa ước Westphalia vào năm 1648 nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 30 năm tại lục địa già.

Tuy nhiên, giáo sư Luciano Floridi tại Viện Internet-đại học Oxford- chuyên gia về chủ quyền internet lại nhận định rằng có sự hiểu lầm về bản chất của quyền lực trong thế kỷ 21. “Kỷ nguyên hiện đại đã qua. Không còn khái niệm kiểu như: địa bàn của tôi - luật của tôi. Hãy nói lời tạm biệt với mô hình Westphalia”.

Khái niệm truyền thống về “chủ quyền” theo giáo sư Floridi – vốn bao gồm những yếu tố cơ bản như kiểm soát lãnh thổ, tài nguyên và con người – hiện giờ không còn phù hợp. Những nhân tố khác như quyền lực số - bao gồm kiểm soát dữ liệu, phần mềm, tiêu chuẩn, quy trình hiện giờ cũng trở thành một phần không tách rời đối với chủ quyền mỗi quốc gia và hiện tại đang nằm trong tay của các doanh nghiệp công nghệ lớn.

Đại diện Đảng Dân chủ David Cicilline phát biểu trước Quốc hội nước này trong phiên điều trần về chống độc quyền năm ngoái rằng các tập đoàn công nghệ có thể đẩy cuộc sống hàng triệu người vào ngõ cụt và đang nắm quyền hành tương tự như “một chính quyền tư nhân”.

Ông Floridi cảm thán những doanh nghiệp công nghệ lớn có quyền lực định hình chủ quyền số ở mức độ tối thượng, trên cơ sở đó vị giáo sư đề xuất EU nên phối hợp hành động với những quốc gia dân chủ có cùng mối quan ngại như Anh, Nhật Bản, Canada và Israel.

EU là khu vực đi đầu trong quy chuẩn hóa hoạt động số bằng việc ban hành Quy định chung về bảo vệ dữ liệu – hệ thống các quy tắc định hình những tiêu chuẩn về dữ liệu toàn cầu. Tuần trước, EU đã trình bày các kế hoạch dự thảo luật lệ mới nhằm quản lý trí tuệ nhân tạo. Có thể thấy rõ ràng rằng cả Hoa Kỳ và quốc gia đông dân nhất thế giới đang lao vào 1 cuộc chiến để trở thành thế lực dẫn đầu. Phần còn lại của thế giới nên nhanh chóng tìm ra cách thức để bảo vệ lợi ích kinh tế cũng như củng cố những giá trị riêng, qua đó tránh cuộc chiến giữa hai cường quốc.

Nguồn: Financial Times - ĐX

Từ khóa: Công nghệ, Trung Quốc, Mỹ, dữ liệu

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007387564
Go to top