Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnLý do tại sao tình trạng dư thừa công suất của Trung Quốc sắp ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế châu Âu

Lý do tại sao tình trạng dư thừa công suất của Trung Quốc sắp ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế châu Âu

3 dich1 08.04.2024

Tại Trung Quốc, doanh số bán ô tô điện, hàng tiêu dùng và sản phẩm công nghiệp đang đình trệ. Năng lực sản xuất của các công ty nhà nước vượt quá mức cần thiết. Chiến lược mới là tấn công sang thị trường châu Âu. Những dấu hiệu đầu tiên dễ nhận thấy là ở thị trường Đức.

Vào cuối tháng 3, BYD Explorer No. 1, tàu vận chuyển xe dài 200 mét màu trắng sáng, đã thực hiện chuyến đi đầu tiên tới Bremerhaven, một thành phố cảng trên bờ biển Biển Bắc của Đức, để giao 3.000 xe điện do Trung Quốc sản xuất. Về mặt kỹ thuật, những chiếc xe này ngang bằng với hầu hết các mẫu xe Đức, nhưng giá thành thường rẻ hơn đáng kể. Và đây chính là làn sóng đầu tiên trong nhiều làn sóng tiếp theo sẽ tấn công vào ngành công nghiệp then chốt của Đức.

Trong vài năm tới, nhà sản xuất xe điện nổi tiếng BYD - Trung Quốc đang có kế hoạch hạ thủy thêm 7 tàu chở hàng vận chuyển ô tô từ châu Á sang châu Âu.

Và ô tô điện chỉ là phần nổi của tảng băng chìm khi nói đến các sản phẩm công nghiệp dự kiến ​​sẽ thâm nhập vào Đức từ Trung Quốc sau vài năm kế tiếp. Giá thành của các sản phẩm này có thể sẽ rẻ hơn so với đối tác khác của Đức, buộc các công ty và chính trị gia phải tìm kiếm những giải pháp mới để ứng phó với thách thức này.

Thâm nhập thị trường châu Âu

Thực tế không chỉ liên quan đến các sản phẩm như thép, pin và tấm pin mặt trời vốn là mặt hàng Trung Quốc đã thống trị trong nhiều năm nhờ mức giá thấp chưa từng có; Trung Quốc đã mở rộng sang lĩnh vực cơ khí - và đang gây áp lực đối với các nhà sản xuất châu Âu.

Một dấu hiệu quan trọng cho thấy cuộc tấn công vào thị trường của châu Âu đang bắt đầu diễn ra vào đầu tháng 3, tại Đại hội thường niên của Đảng Cộng sản tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh. Thủ tướng Lý Cườngcông bố mục tiêu tăng trưởng 5% cho nền kinh tế Trung Quốc vào năm 2024, bằng với năm ngoái.

So với tốc độ tăng trưởng vào đầu thế kỷ này, mục tiêu đó có vẻ khiêm tốn. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế hiện tại, đó là nổ lực “đầy tham vọng”, Li nói. Nền kinh tế đang phải chịu đựng tình trạng trì trệ kéo dài, giá bất động sản và thị trường chứng khoán suy giảm đáng kể, điều này đang làm giảm niềm tin và chi tiêu của người tiêu dùng Trung Quốc. Rõ ràng là Đảng Cộng sản không thể dựa vào tăng nhu cầu trong nước.

Lợi thế về giá của Trung Quốc

Vì vậy, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang tìm cách thúc đẩy sản xuất công nghiệp – đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu cao hơn. Theo báo cáo thương mại mới nhất, trong hai tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu tăng 7% so với năm ngoái, đạt 528 tỷ USD. Bởi vì đồng nhân dân tệ của Trung Quốc thấp hơn so với các đồng tiền phương Tây, số lượng hàng hóa xuất khẩu có thể đã tăng thêm đáng kể.

Giá là một yếu tố quan trọng. “Trung Quốc luôn sản xuất với giá rẻ hơn”. Klaus-Jürgen Gern thuộc Viện Kinh tế Thế giới Kiel cho biết: Không có lạm phát và tiêu chuẩn trong các nhà máy cũng thấp hơn. Gern cho biết rất khó để đánh giá mức độ trợ cấp của nhà nước cũng đang kìm hãm giá cả, nhưng “các công ty Trung Quốc sẽ giảm công suất dư thừa gây thiệt hại cho lợi nhuận và trong nhiều ngành đang thua lỗ”.

Điển hình là ngành ô tô điện, nguồn cung đang vượt xa nhu cầu trong nước, nhà sản xuất Trung Quốc có khả năng sản xuất khoảng 50 triệu ô tô mỗi năm, nhưng nhu cầu trong nước chỉ khoảng 23 triệu.

Nhập khẩu rẻ hơn từ Trung Quốc cũng có thể có tác động tích cực ở châu Âu. Gern nói: “Nhìn từ quan điểm của toàn bộ nền kinh tế, chúng làm giảm lạm phát và do đó làm tăng nhu cầu, vì vậy về nguyên tắc, đó là một tin tốt”.

Trong trường hợp tốt nhất, sự cạnh tranh lớn hơn có thể buộc các công ty Đức phải cải tiếnvà nâng cao năng suất hơn. Tuy nhiên, nếu các sản phẩm của Trung Quốc giành được thị phần lớn hơn, điều đó sẽ khiến nền kinh tế Đức kém độc lập và dễ gặp rủi ro địa chính trị.

Nghiên cứu và phát triển được chuyển đến Trung Quốc

Đó không phải là điều các chính trị gia mong muốn. Đối với các công ty, sau đại dịch Covid-19 tác động đến sự đứt gẫy chuỗi cung ứng, nhiều công ty đã tìm cách đa dạng hóa nhà cung cấp.

Maximilian Butek, thành viên hội đồng quản trị của Phòng Thương mại Đức ở Trung Quốc phát biểu “Do đó, các công ty đang xây dựng hoặc mở rộng địa điểm ở các quốc gia khác,” Đồng thời, các công ty đang ngày càng chuyển hoạt động nghiên cứu và phát triển sang Trung Quốc để phục vụ thị trường ở đó tốt hơn. Điều này rất quan trọng bởi quy mô lớn của thị trường Trung Quốc.

“Trước đây, đầu tư chủ yếu là nhằm hưởng lợi từ sự tăng trưởng của Trung Quốc. Bây giờ các nhà đầu tư phải đảm bảo năng lực cạnh tranh”, Butek nói. Việc giảm giá sâu trước nguy cơ thua lỗ ở nhiều lĩnh vực khác nhau của thị trường trong nước, càng khiến tình hình trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, với việc chưa có khả năng giảm công suất dư thừa trong tương lại gần, vai trò xuất khẩu sẽ ngày càng quan trọng.

Oliver Wack, chuyên gia ngoại thương thuộc Hiệp hội ngành cơ khí của Đức cũng đồng ý với quan điểm trên. Ông cho biết xu hướng các công ty châu Âu tìm kiếm tăng trưởng bằng cách chuyển sang các nhà sản xuất Trung Quốc và có thể thấy rõ nhất trong lĩnh vực thiết bị xây dựng. “Trong các lĩnh vực công nghiệp khác, chẳng hạn như máy công cụ, robot hoặc các giải pháp tự động hóa, xu hướng này ít rõ nét hơn”, ông Wack nói.

Ông nói rằng các nhà sản xuất Đức không sợ cạnh tranh - hiện tại, họ vẫn xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều hơn 50% so với lượng nhập khẩu. “Tuy nhiên, các quy tắc phải giống nhau đối với tất cả mọi người có liên quan,” Wack cho biết, đồng thời cũng nói thêm rằng có lẽ sẽ có nhiều cuộc kiểm tra kỹ lưỡng hơn về vấn đề đó trong những năm tới. Ông nói: “Do những diễn biến hiện tại, chúng ta nên dự đoán sẽ có nhiều cuộc điều tra chống bán phá giá hơn ở châu Âu”.

Các cuộc điều tra của châu Âu đối với Trung Quốc

Những dấu hiệu cho thấy các cuộc điều tra đang diễn ra. Mùa thu năm ngoái, Ủy ban châu Âu đã mở một cuộc điều tra đối với các nhà sản xuất ô tô điện Trung Quốc, điều này có thể dẫn đến thuế nhập khẩu cao hơn. Và các cuộc điều tra cũng đang được tiến hành nhiều đối với các sản phẩm ít phổ biến.

Kể từ tháng 11, các quan chức ở Brussels đã điều tra một khiếu nại từ hai nhà sản xuất Pháp về việc nhập khẩu các nền tảng làm việc trên không tự lái. Tuy nhiên, ngành công nghiệp không nhất trí tán thành các cuộc điều tra này. Một số người lo ngại rằng Trung Quốc sẽ đáp trả bằng cách gây khó khăn hơn cho việc nhập khẩu các sản phẩm của châu Âu.

Dù sao đi nữa, các cuộc điều tra này sẽ không mang lại sự thay đổi cơ bản ở Trung Quốc. “Dư thừa công suất là hậu quả của nền kinh tế kế hoạch” Jörg Wuttke, cựu chủ tịch Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc cho biết. Ông nói rằng Bắc Kinh đã nhận thức được vấn đề này trong 15 năm nhưng không thể làm được gì nhiều để giải quyết. Chủ yếu là các công ty nhà nước phải chịu trách nhiệm và không được phép phá sản, vì được bảo vệ bởi nhà nước.

Các công ty này thường được hưởng lợi từ các chương trình hỗ trợ khu vực, điều đó có nghĩa là bên cạnh các công ty thành công như BYD, còn có một số lượng lớn các nhà sản xuất ô tô nhỏ, được coi là - những nhà vô địch tiềm năng của tương lai. Trong lĩnh vực công nghệ môi trường, ông nói rằng dư thừa công suất gần đây đã trở thành một thách thức lớn.

Trung Quốc không bị ràng buộc bởi các quy định của phương Tây

Điều này sẽ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế trong dài hạn. Bởi vì nếu có nhiều sản phẩm được bán trên thị trường toàn cầu với giá thấp hơn chi phí sản xuất của chúng, thì căng thẳng thương mại sẽ chỉ leo thang. “Và nếu các công ty Trung Quốc không kiếm được tiền, họ sẽ đầu tư ít hơn vào nghiên cứu và nộp ít thuế hơn”, Wuttke nói. Đó có thể là một vấn đề lớn hơn đáng kể so với việc liệu chính phủ có đạt được mục tiêu tăng trưởng 5% hay không.

Việc vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc cũng đến châu Âu vẫn chưa minh bạch. Florian Sieber, Giám đốc điều hành của nhà sản xuất đồ chơi Simba Dickie, đã biết điều này từ lâu. Vốn là một người rất hâm mộ nền sản xuất hiệu quả của Trung Quốc và cơ sở hạ tầng tích hợp— bao trùm toàn bộ chuỗi cung ứng từ nhà thầu phụ đến đóng gói — Sieber cho biết vai trò của đất nước là “không thể thay thế”.

Nhưng với tư cách là một thị trường bán sản phẩm, ông cho rằng Trung Quốc không phù hợp vì các nhà sản xuất Trung Quốc bị chi phối bởi các nhà sản xuất không tuân theo các hướng dẫn nghiêm ngặt của phương Tây nên sản phẩm sẽ rẻ hơn. Tuy nhiên, sự khác biệt đang thay đổi. Sieber cho biết: “Điều này chủ yếu là do sự phổ biến ngày càng tăng của các thị trường kỹ thuật số.

Trong khi các công ty phương Tây như Amazon, giám sát chặt chẽ các nhà cung cấp, các nền tảng của Trung Quốc như Temu hiếm khi có hành động chống lại các sản phẩm không đáp ứng các tiêu chuẩn phương Tây. Sieber cho biết có một loạt sản phẩm được cấp phép được bán mà không có giấy phép, chẳng hạn như đồ chơi mềm của Disney như chuột Mickey.

Ông nói rằng hiện tại vẫn chưa có giải pháp vì các nhân viên hải quan không đủ nguồn lực để kiểm tra các lô hàng chặt chẽ hơn ở khu vực biên giới. Sieber nói: “Nếu bạn hành động chống lại một nhà cung cấp, một nhà cung cấp khác sẽ nổi lên thay thế. “Nó giống như chiến đấu với một con Hydra.”

Nguồn: Worldcrunch

Từ khóa: Trung Quốc, châu Âu, ô tô điện

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007641123
Go to top