Rủi ro ESG có thể tác động đến hoạt động và tài chính của công ty. Quản lý hiệu quả những rủi ro này là điều cần thiết để đảm bảo tính bền vững lâu dài, giảm thiểu tổn thất tài chính cho doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây, rủi ro Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) là vấn đề quan trọng đối với các doanh nghiệp. Các tổ chức tài chính phải đối mặt với một loạt rủi ro ESG, bao gồm biến đổi khí hậu, bất bình đẳng xã hội và các vấn đề quản trị.
Nhiều công ty và tổ chức tài chính thường gặp phải các thách thức trong việc quản lý các rủi ro ESG. Doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thiếu các khuôn khổ tiêu chuẩn để đánh giá và báo cáo rủi ro ESG, hạn chế về dữ liệu ESG chất lượng cao, khó khăn trong việc tích hợp các yếu tố ESG vào quá trình ra quyết định…
Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp sau:
Đánh giá rủi ro ESG
Tiến hành đánh giá rủi ro ESG toàn diện để xác định và hiểu các rủi ro tiềm ẩn cũng như tác động của chúng đối với tổ chức. Đánh giá này cần bao gồm việc phân tích các hoạt động nội bộ, chuỗi cung ứng và các yếu tố bên ngoài như xu hướng pháp lý và kỳ vọng của các bên liên quan.
Giám sát và báo cáo rủi ro ESG
Thiết lập các cơ chế giám sát và báo cáo minh bạch để theo dõi và báo cáo tiến độ của tổ chức trong việc quản lý ESG. Việc công bố thường xuyên thông tin ESG giúp nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp và niềm tin của các bên liên quan.
Doanh nghiệp có thể áp dụng các khuôn khổ báo cáo được công nhận như Sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI) hoặc Ủy ban Chuẩn mực kế toán bền vững (SASB) vào báo cáo của mình. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tiếp cận, báo cáo rủi ro ESG và đánh giá hiệu suất so với các công ty cùng ngành.
Tích hợp các yếu tố ESG
Không những vậy, doanh nghiệp có thể tích hợp các yếu tố ESG vào quá trình ra quyết định, bao gồm đánh giá rủi ro tín dụng, phân tích đầu tư và bảo lãnh bảo hiểm.
Khi tích hợp, doanh nghiệp cần xem xét các tác động tài chính cũng như rủi ro và cơ hội nếu áp dụng. Doanh nghiệp có thể phát triển các mô hình và thước đo riêng để đánh giá tác động của các yếu tố ESG đối với hồ sơ rủi ro và hiệu quả tài chính của tổ chức.
Tăng cường hợp tác
Tương tác với các bên liên quan, bao gồm khách hàng, nhà đầu tư, nhân viên, cơ quan quản lý cũng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những mong đợi và mối quan tâm của họ về các vấn đề ESG.
Doanh nghiệp cũng có thể hợp tác với các đối tác trong ngành, cơ quan quản lý, học viện, tổ chức xã hội… để chia sẻ kiến thức, phương pháp hay nhất và nguồn lực nhằm giải quyết các thách thức chung về ESG.
Nguồn: Dân trí
Từ khóa: ESG, phát triển bền vững, tài chính doanh nghiệp
Các tin khác
- WTO: Áp lực đang gia tăng do quan điểm khác nhau về các thỏa thuận thương mại - 29/02/2024
- Hội nghị MC13 là cơ hội "cùng nhau vạch ra con đường tương lai" - 29/02/2024
- Doanh nghiệp nước ngoài đánh giá thế nào về triển vọng thị trường Trung Quốc 2024 - 29/02/2024
- Một số mô hình kinh tế tuần hoàn trên thế giới và gợi ý chính sách cho Việt Nam thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, đóng góp vào tăng trưởng - 29/02/2024
- Thấy gì từ 405 dự án FDI mới đầu tư vào Việt Nam? - 29/02/2024