Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hội nhập và phát triểnChỉ số hội nhập và phát triểnViệt namSo sánh chỉ số PAPI và PCI: những câu hỏi còn đó

So sánh chỉ số PAPI và PCI: những câu hỏi còn đó

Chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh (PCI: Provincial Competitiveness Index) năm 2013 vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố ngày 20-3-2014 thì ngày 2-4-2014, Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng CECODES và Trung tâm Đào tạo cán bộ và Nghiên cứu khoa học của Mặt trận Tổ quốc cũng công bố chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2013. Cả hai chỉ số đều nhằm đánh giá hiệu quả quản lý và điều hành của cùng một đối tượng là chính quyền cấp tỉnh trong mắt một bên là người dân, một bên là doanh nghiệp dân doanh.

PAPI phỏng vấn 13.892 công dân, bình quân mỗi tỉnh 200 người còn PCI phỏng vấn 8.093 doanh nghiệp dân doanh, cả hai đều tiến hành tại tất cả 63 tỉnh, thành phố vào cùng một thời điểm trong năm.

Ta thấy hai chỉ số đều đề cập đến nhóm các nội dung giống nhau như bình đẳng, tham nhũng hay chi phí không chính thức, thủ tục hành chính, chi phí thời gian... Trong những nội dung chi tiết của mỗi nhóm tiêu chí ta cũng thấy có nội dung giống nhau như quy hoạch về đất đai, công khai minh bạch về sử dụng đất. Tóm lại, hai tiêu chí đề cập đến nội dung giống nhau hay bổ sung cho nhau về một số lĩnh vực.

Cả hai cơ quan công bố hai chỉ số đó đều cho biết đã sử dụng phương pháp phỏng vấn theo sự lựa chọn mẫu ngẫu nhiên, không có sự can thiệp hay sắp đặt nào của chính quyền hay Mặt trận Tổ quốc để bảo đảm tính khách quan của cuộc điều tra.
thi-truong2
Kết quả từ hai cuộc công bố rất đáng chú ý và ở một số trường hợp có khoảng cách gây ra sự ngạc nhiên:

Trước hết, ta thấy hệ số tương quan giữa chỉ số PAPI (có trọng số) và chỉ số PCI (không có trọng số) của cùng năm 2013 có tỷ lệ thuận rất yếu, R chỉ bằng 0,06, tức là có sự khác biệt rõ rệt giữa sự đánh giá của người dân và của doanh nghiệp về hiệu quả quản lý của cùng một đối tượng là chính quyền cấp tỉnh.

Chỉ có số ít tỉnh, thành phố sự đánh giá đó tương đồng với nhau rõ rệt như Đà Nẵng (PAPI: 2, PCI: 1) tức là cả doanh nghiệp lẫn công dân đều đánh giá cao, sai số 1 bậc trong xếp hạng là không đáng kể hay Đồng Nai (PAPI: 47, PCI: 40), Vĩnh Phúc (PAPI: 35, PCI: 26), Gia Lai (PAPI: 44, PCI: 31).  Tức là doanh nghiệp đánh giá cao hơn công dân khoảng 7-13 bậc.

Song, trong một số trường hợp khác, khoảng cách của hai chỉ số quá xa mà người viết chưa có lời giải thích thuyết phục như Quảng Ninh (PAPI: 56, PCI: 4) chênh lệch tới 52 bậc, Quảng Bình (PAPI: 1, PCI: 29) chênh lệch 28 bậc, Kiên Giang (PAPI: 31, PCI: 4) chênh lệch 27 bậc, Thừa Thiên - Huế (PAPI: 16, PCI: 2) và Bắc Giang (PAPI: 63, PCI: 49) chênh lệch 14 bậc.

Người đọc chưa thể giải thích được tại sao cũng một chính quyền ấy, họ mẫn cán với doanh nghiệp nên được đánh giá xếp hạng thứ 4, trong khi lại ứng xử với công dân ra sao mà bị xếp tới hạng 56. Một khoảng cách quá xa đối với cùng một bộ máy!

Rất mong hai cơ quan chủ trì có thể ngồi lại và trao đổi chi tiết hơn để có thể làm rõ hơn cách tiếp cận của mỗi bên, qua đó giúp người đọc hiểu hơn sự trùng hợp và khác biệt giữa hai chỉ số này và nội dung bổ sung cho nhau của hai chỉ số đó.

Theo TBKTSG

Từ khóa: chỉ số, PAPI, PCI, câu hỏi, so sánh

Hội nhập và phát triển

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Lượt truy cập

007387970
Go to top