Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hội nhập và phát triểnĐộng lực phát triển vùng Đông Nam Bộ

Động lực phát triển vùng Đông Nam Bộ

Là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đầu tàu kinh tế của cả nước, Đông Nam Bộ có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của cả nước. Tuy nhiên sau 15 năm phát triển vùng, liên kết giữa các địa phương trong vùng chưa chặt chẽ, liên vùng chưa có tính chiến lược, lâu dài để khai thác tiềm năng, lợi thế, nâng cao năng lực cạnh tranh; nhiều điểm nghẽn vẫn chưa sớm được tháo gỡ… Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 7-10-2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ban hành được xem là “chìa khóa”, động lực tạo đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ.

kte dnb

Bài 1- NGHỊ QUYẾT 24 - TƯ DUY MỚI, TẦM NHÌN MỚI

Với những định hướng mang tính chiến lược, Nghị quyết số 24-NQ/TW đã thể hiện rất rõ tinh thần đổi mới, ý chí quyết tâm cao của Đảng nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, có tính đột phá trong phát triển vùng Đông Nam Bộ. Theo đánh giá của Tiến sĩ Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam, nghị quyết là bước cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; có ý nghĩa, vai trò chiến lược, quan trọng nhất cho sự phát triển của các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ. Nghị quyết số 24 cũng là bước triển khai chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam với tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao, một sự mở đường, bệ đỡ cho không gian phát triển.

Nhận diện khó khăn

Sau 15 năm phát triển vùng, Đông Nam Bộ được đánh giá tiếp tục là cực tăng trưởng với quy mô GRDP đến năm 2020 gấp 2,6 lần năm 2010, chiếm tỷ trọng cao nhất trong GDP cả nước, vượt mục tiêu đặt ra. Cơ cấu kinh tế của vùng chuyển dịch theo hướng hiện đại; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo có xu hướng tăng, tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng cao. Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ của vùng cao nhất cả nước. Các ngành dịch vụ chất lượng cao như tài chính, ngân hàng, logistics, viễn thông, vận tải, du lịch phát triển mạnh.

Cùng với đó, năng suất lao động của vùng đạt mức cao nhất cả nước (năm 2020 đạt 265,3 triệu đồng/lao động). Trong vùng đã hình thành trung tâm công nghiệp hàng đầu của cả nước, đóng góp tỷ trọng lớn trong xuất khẩu, tạo việc làm và tăng thu ngân sách. Kinh tế tư nhân của vùng phát triển năng động, mạnh mẽ. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới cao nhất cả nước, tăng khoảng 81% trong giai đoạn 2011-2020, chiếm 41,4% số lượng doanh nghiệp. Trong vùng, TP. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại lớn nhất, là động lực lôi kéo, thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước, nhất là khu vực phía Nam.

Mặc dù có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên thời gian qua, liên kết giữa các địa phương trong vùng chưa chặt chẽ, còn hình thức, liên kết nội vùng và liên vùng chưa có tính chiến lược, lâu dài để nâng cao năng lực cạnh tranh vùng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp và có xu hướng chậm lại; cơ cấu kinh tế chưa bền vững; tỷ trọng đóng góp vào GDP của cả nước giảm.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, khoảng hơn 10 năm trở lại đây, kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ đã phát triển mạnh mẽ, vươn lên tầm cao mới, xứng đáng là đầu tàu kinh tế của cả nước. Tuy nhiên, sự phát triển ấy chưa xứng tầm, chưa khai thác được hết tiềm năng, thế mạnh của các địa phương trong vùng. Nguyên nhân là do thiếu sự kết nối giữa các địa phương trong vùng. Mỗi tỉnh, thành phố đang phát triển theo thế mạnh riêng, nhất là hạ tầng giao thông. Chính điều này đã kìm hãm sự phát triển của vùng nói chung và các tỉnh, thành trong vùng Đông Nam Bộ nói riêng.

Trên cơ sở đánh giá thực tiễn, tại hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW và Kết luận số 27-KL/TW của Bộ Chính trị về phát triển vùng Đông Nam Bộ vào tháng 7-2022, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, dư địa phát triển của vùng còn nhiều, nhưng tại sao chưa phát triển được. Đó là vì thiếu quy hoạch hiện đại, vừa làm xong thì quá tải, kết nối chưa có, liên thông còn hạn chế. Vùng còn thiếu cơ chế về huy động nguồn lực, nhất là nguồn lực ngoài nhà nước. Chính vì vậy cần có “nhạc trưởng” phù hợp thể chế, khả năng liên kết vùng. Đặc biệt, cần có một nghị quyết mới để tạo ra không gian phát triển mới, động lực, xung lực, khí thế mới phát triển vùng Đông Nam Bộ. Và Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị đã ra đời.

Định hướng không gian cho sự phát triển

Nghị quyết số 24 xác định mục tiêu đến năm 2030, Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước; là trung tâm khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực. Vùng đi đầu trong đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Phát triển nhanh hệ thống đô thị thông minh, hiện đại. Cơ bản hoàn thành hệ thống giao thông kết nối nội vùng, liên vùng và khu vực; đầu mối giao thương, hội nhập khu vực và thế giới. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ nét và dẫn đầu cả nước. TP. Hồ Chí Minh phải là thành phố văn minh, hiện đại, năng động sáng tạo, là nơi thu hút nhân tài, chuyên gia, nhà khoa học, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đến sinh sống và làm việc…

Để hiện thực hóa những mục tiêu nêu trên, nghị quyết xác định cần đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế vùng theo hướng hiện đại, lấy khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm. Phải đi đầu trong phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, các ngành dịch vụ cao cấp, chất lượng cao. Tập trung cơ cấu lại ngành công nghiệp theo chiều sâu, tạo đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Tăng cường kết nối các khu công nghiệp, khu chế xuất để hình thành các cụm liên kết ngành công nghiệp. Tập trung thu hút các dự án công nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao, có khả năng tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, sinh thái, bền vững. Phát triển mạnh kinh tế biển, dịch vụ hậu cần cảng biển, dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải, công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí, công nghiệp hỗ trợ và các dịch vụ ngành dầu khí, du lịch biển.

Nghị quyết định hướng thực hiện thí điểm phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực tài chính, đầu tư, quy hoạch, đất đai, môi trường và tổ chức bộ máy, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trên cơ sở đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt nguồn lực ngoài nhà nước nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng. Đẩy mạnh cải cách hành chính, phát triển chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số, đô thị thông minh. 

Nguồn: Báo Bình phước

Từ khóa: kinh tế Đông Nam bộ

Hội nhập và phát triển

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Lượt truy cập

007391479
Go to top