Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hội nhập và phát triểnViệt Nam tiến bước vào ‘sân chơi lớn’ quyết đưa phát thải ròng về O

Việt Nam tiến bước vào ‘sân chơi lớn’ quyết đưa phát thải ròng về O

vnpnang luong xanh

Theo Cục trưởng Cục biến đổi khí hậu, đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 là mục tiêu phát triển tất yếu, cần được thực hiện thông qua chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ, phát triển ít phát thải.

Tiếp nối cam kết mạnh mẽ tại COP26, Chiến lược quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tiếp tục khẳng định Việt Nam đặt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, đóng góp tích cực và trách nhiệm với cộng đồng quốc tế trong bảo vệ khí hậu Trái Đất.

Xuất phát bằng... "chiến lược xanh"

Chia sẻ với phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus, ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) nhấn mạnh biến đổi khí hậu đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu. Do vậy, đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 là mục tiêu phát triển tất yếu của thế giới, thực hiện chủ yếu thông qua chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ, phát triển phát thải thấp.

Đây cũng là “luật chơi” mới về thương mại, đầu tư toàn cầu đã được xác lập kể từ sau Hội nghị COP26. Theo đó, giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch, tái tạo là cơ hội để thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững, kinh tế tuần hoàn, ít phát thải.

Là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, Việt Nam luôn ưu tiên mọi nguồn lực cho “tương lai xanh.” Minh chứng là những đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam tại Hội nghị COP26 đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao và cũng đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác về tăng trưởng ít phát thải.

Tuy nhiên, trước bối cảnh toàn cầu mới, ứng phó với biến đổi khí hậu ở nước ta cũng cần phải chuyển sang một giai đoạn mới; cần được đặt ở vị trí trung tâm, hướng tới thực hiện mục tiêu toàn cầu và được thực hiện hiệu quả, thực chất, minh bạch đồng thời thúc đẩy xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Với tinh thần đó, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 đã được xây dựng, ban hành nhằm cập nhật những xu thế mới của quốc tế cũng như định hướng rõ các vấn đề cấp bách, ưu tiên gắn với việc thực hiện Thỏa thuận Paris, các cam kết của Việt Nam tại COP26 đạt mức phát thải ròng bằng 0.

Trên cơ sở mục tiêu trên, chiến lược đã đề ra các nhiệm vụ trải rộng trên nhiều lĩnh vực và cần sự phối hợp đồng bộ, thực chất. Theo đó, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ tổ chức thực hiện chiến lược trên phạm vi cả nước.

Các bên phải xây dựng và thực hiện nhiều kế hoạch liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính đến năm 2030, giai đoạn sau năm 2030; trong đó đề ra các mục tiêu cụ thể cho các địa phương, tiểu ngành để góp phần vào mục tiêu chung quốc gia.

Theo đó, từ năm 2022, các cơ sở phát thải hằng năm có lượng phát thải khí nhà kính từ 3.000 tấn CO2tđ trở lên bắt buộc phải kiểm kê và giảm phát thải.

Ngoài ra, Chiến lược về ứng phó với biến đổi khí hậu cũng khuyến khích các cơ sở phát thải khác, nhất là các cơ sở thuộc khu vực công thực hiện công tác này. Bởi càng về sau, đối tượng sẽ được mở rộng hơn đến các cơ sở phát thải hàng năm từ 2.000 tấn CO2tđ trở lên vào năm 2030 trở đi; 500 tấn CO2tđ trở lên từ năm 2040.

Với lộ trình đó, đến năm 2050, Việt Nam bảo đảm tổng lượng phát thải khí nhà kính quốc gia đạt mức phát thải ròng bằng 0. Các cơ sở có mức phát thải hằng năm từ 200 tấn CO2tđ trở lên phải thực hiện giảm phát thải khí nhà kính.

Thúc đẩy giảm phát thải theo từng lĩnh vực

Để đạt được mục tiêu trên, Cục trưởng Cục biến đổi khí hậu Tăng Thế Cường cho biết Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đã đề ra nhiệm vụ cụ thể cho những lĩnh vực phát thải và hấp thụ cácbon chủ yếu của Việt Nam.

Theo đó, đối với lĩnh vực năng lượng, chiến lược đề ra nhiệm vụ căn bản nhất là đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phát triển năng lượng sạch, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các giải pháp công nghệ đột phá trong tương lai. Đến năm 2030, tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo bao gồm thủy điện, điện gió, Mặt Trời… chiếm ít nhất 33% tổng sản lượng điện phát và tăng đến 55% vào năm 2050.

Song hành với mục tiêu trên, chiến lược nhấn mạnh cần chuyển đổi dần điện than sang các nguồn năng lượng sạch hơn; giảm tỷ trọng các nguồn nhiên liệu hóa thạch, không phát triển các dự án nhiệt điện than mới sau năm 2030, giảm dần quy mô công suất điện than sau năm 2035. Những ngành tiềm năng cao chuyển đổi sử dụng năng lượng sạch là công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ.

Tương tự, lĩnh vực nông nghiệp được định hướng giảm phát thải thông qua áp dụng các biện pháp quản lý, đổi mới công nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi, thay đổi phương thức sử dụng đất, phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp phát thải thấp.

Trong khi đó, lĩnh vực lâm nghiệp và sử dụng đất có nhiệm vụ quan trọng nhất tăng hấp thụ cácbon từ rừng, bằng cách: Bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có; trồng mới rừng phòng hộ, rừng đặc dụng bằng các loài cây bản địa; tăng chất lượng rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và nâng cao dịch vụ hệ sinh thái.

Bên cạnh đó, hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn về toà nhà xanh, khu đô thị xanh cũng cần được hoàn thiện, bảo đảm đến năm 2050 sẽ áp dụng bắt buộc đối với tất cả các công trình xây dựng mới; phát triển và sử dụng vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng, vật liệu xanh trong lĩnh vực nhà ở và thương mại.

Ngoài ra, chiến lược cũng lưu ý tới các giải pháp nghiền xỉ lò thổi, nghiền tro bay, nghiền đá vôi thay thế, giảm tỷ lệ clinker trong sản xuất xi măng; áp dụng công nghệ điện phân ôxít nóng chảy trong lĩnh vực luyện thép; giảm dần sử dụng các môi chất lạnh trong chuỗi lạnh, hệ thống lạnh và điều hòa không khí tòa nhà./.

Nguồn: Vietnam+

Từ khóa: Việt Nam, phát thải ròng về 0

Hội nhập và phát triển

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Lượt truy cập

007386332
Go to top