Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hội nhập và phát triểnChuyển đổi số đối mặt với thách thức chuỗi cung ứng

Chuyển đổi số đối mặt với thách thức chuỗi cung ứng

chuyen đoi so đoi mat thach thuc chuoi cung ung

Chuyển đổi số là điều cần thiết trong kỷ nguyên số hóa đang diễn ra. Đặc điểm chung của quá trình chuyển đổi là ứng dụng các công nghệ mới để thay đổi căn bản cách thức vận hành. Sự thiếu hụt phần cứng do chuỗi cung ứng đứt gãy khiến sự phát triển các công nghệ nền tảng này gặp khó khăn.

Công nghệ thông tin (CNTT) thay đổi hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số

Để hỗ trợ quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng, thực hiện chuyển đổi hệ thống CNTT như một nền tảng dựng sẵn sẽ giúp các sáng kiến số vận hành thông suốt và mang lại đầy đủ giá trị cho doanh nghiệp. Chuyển đổi hệ thống CNTT trên thực tế đã được thực hiện trong nhiều năm với các mức độ khác nhau tại các doanh nghiệp, liên quan đến các công việc triển khai mới, nâng cấp phần cứng, phần mềm và quy trình CNTT… 

Tuy nhiên, nhằm mục đích phục vụ cho chuyển đổi số, chuyển đổi hệ thống CNTT cần tập trung vào các dự án nền tảng để sẵn sàng hỗ trợ cho việc vận hành, kinh doanh và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Công cuộc hiện đại hóa hạ tầng CNTT thực hiện với kiến trúc hệ thống CNTT hai tốc độ linh hoạt; nền tảng điện toán đám mây; xây dựng nền tảng và phân tích dữ liệu; các công cụ hỗ trợ tự động hóa công việc và các quy trình.

Trong năm 2022, các doanh nghiệp gặp phải một khó khăn lớn trong kế hoạch nâng cấp hệ thống CNTT để hướng tới mục tiêu chuyển đổi số, đó là sự thiếu hụt chip toàn cầu. Đại dịch Covid đã gây ra tình trạng thiếu hụt chip trầm trọng do các nhà máy bị gián đoạn cùng lúc nhu cầu về điện tử tiêu dùng tăng cao.

Vấn đề về chuỗi cung ứng đang xoay quanh các bộ phận phổ biến như chip chuyển mạch hoặc bộ điều khiển Wifi cho AP, bộ xử lý x86 hoặc ARM, RAM và những linh kiện nhỏ khác. Ngay cả các nhà sản xuất thiết bị bán dẫn lớn như Lam Research của Mỹ cũng vật lộn để có đủ linh kiện đáp ứng các đơn hàng, khiến cho việc gia tăng công suất trong ngắn hạn của các xưởng đúc chip gặp khó khăn hơn nữa. 

Đây là dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng chip sẽ tiếp diễn trong tương lai gần, ít nhất đối với một số ngành nghề. Thiếu hụt chip và các linh kiện điện tử không chỉ ảnh hưởng đến việc cung cấp nguyên liệu nâng cấp hệ thống CNTT mà còn tác động đến công nghiệp sản xuất ô tô, ngành hàng không và vận chuyển. 

Tính khả dụng của các phần cứng CNTT sẽ bị thay đổi, một số sản phẩm sẵn có nhanh chóng chuyển về trạng thái “cháy hàng". Các công ty trong ngành công nghiệp điện tử đang sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho chip và đầu tư vào các hợp đồng mua chip thế hệ mới với số lượng lớn. 

Các chiến lược thực hiện chuyển đổi số

Để các công ty đối phó với sự gián đoạn kế hoạch chuyển đổi số thì sự kết hợp giữa việc thay đổi kế hoạch thực tế với thích ứng thị trường là chìa khóa dẫn tới mục tiêu, dù thời gian sẽ dài hơn mong muốn. Nguyên nhân bởi vì tình trạng thiếu chip không hề phức tạp.

Về cơ bản, nhu cầu ngày càng tăng về chip máy tính đã vượt xa nguồn cung. Khi các nhà sản xuất ô tô và các công ty điện tử tiếp tục cần số lượng chip lớn hơn, các nhà sản xuất chất bán dẫn đơn giản là không thể phát triển sản xuất đủ nhanh để theo kịp. Do đó, khi các nhà sản xuất chip phát triển và tăng sản lượng, người ta sẽ tập trung vào các loại chip sử dụng công nghệ mới nhất, do đó các loại chip thế hệ cũ sẽ càng trở nên khan hiếm. 

Hiện tại, nhiệm vụ của các doanh nghiệp là lập kế hoạch chi tiết đánh giá về tình hình chuỗi cung ứng và tham khảo ý kiến của nhà cung cấp về tính năng thay thế của các sản phẩm sẵn có. Đây sẽ là giải pháp thay thế tạm thời cho đến khi vấn đề chuỗi cung ứng giảm bớt mà các doanh nghiệp vẫn đảm bảo cung cấp đơn hàng.  

Một số công ty đã loại bỏ một số chip nhất định khỏi sản phẩm của mình. Các chip hoặc những bộ phận phụ thuộc vào linh kiện thiếu sẽ được lắp đặt tại đại lý hoặc trung tâm dịch vụ sau khi có hàng trở lại. Trong trường hợp khác, một số chip nhất định và các tính năng liên quan sẽ bị loại bỏ hoàn toàn nếu không gặp sự cố. 

Tình hình thiếu hụt chip chắc chắn sẽ được cải thiện nhưng có thể mất nhiều năm trước khi quay trở lại bình thường. Sự thiếu hụt chip dự kiến sẽ giảm xuống trong suốt năm 2022 nhưng có thể kéo dài đến nửa cuối năm 2023. 

Tuy nhiên, không có cách nào để biết chắc chắn nó sẽ diễn ra như thế nào. COVID-19 vẫn đang tác động đến nhiều lĩnh vực và khó có thể dự đoán trước được các biến thể mới. Xung đột giữa Nga và Ukraine cũng làm thương mại toàn cầu trở nên phức tạp hơn.

Một số chuyên gia cảnh báo rằng có thể tình trạng thiếu chip có thể kết thúc hoàn toàn vào năm 2024. Do đó, việc lập kế hoạch cho CNTT và công việc kinh doanh, xây dựng các trường hợp dự phòng; giữ liên lạc với các nhà cung cấp và hoàn thiện sản phẩm với những tất cả khía cạnh có thể kiểm soát là điều các doanh nghiệp nên làm bây giờ. 

Nguồn: Công lý& Xã hội

Từ khóa: chuyển đổi số, chuỗi cung ứng

Hội nhập và phát triển

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Lượt truy cập

007370668
Go to top