Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hội nhập và phát triểnLạm phát có thể tác động đến Việt Nam qua nhiều kênh

Lạm phát có thể tác động đến Việt Nam qua nhiều kênh

nguyen manh cuong adb

Theo ông Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, lạm phát có thể tác động đến Việt Nam qua nhiều kênh. Sức ép lạm phát từ phía cầu năm 2021 sẽ ít, và sẽ gia tăng dần cũng với các gói kích cầu trong năm 2022. Sự phục hồi của các chuỗi cung ứng trong nước phần nào sẽ hạn chế sức ép cung của lạm phát.

Mới đây, ông Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam trả lời báo chí rằng, nhìn chung, ADB vẫn lạc quan với tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam trong trung và dài hạn. Tại thời điểm tháng 9/2021, ADB đưa dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam khoảng 3,8% so với mức 6,7% đưa ra vào tháng 4/2021.

Cùng với đó, đại diện ADB cũng đưa ra nhận định, tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam tùy thuộc vào việc kiểm soát dịch bệnh, mức độ, phạm vi gói hỗ trợ và việc thúc đẩy giải ngân đầu tư công. Tốc độ tiêm chủng nhanh của Việt Nam hiện nay sẽ hỗ trợ rất nhiều cho tăng trưởng 2022.

“Nhìn chung ADB vẫn đang để dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 6,5% trong năm 2022, dựa trên giải thiết đầu tư công trong 1 năm trung bình 500.000 tỷ, lạm phát được kiểm soát và dịch bệnh được kiểm soát” - Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB cho hay.

Một trong những yếu tố để có được mức tăng trưởng GDP theo như nhận định của đại diện ADB chính là mức độ, phạm vi gói hỗ trợ đối với nền kinh tế. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, gói hỗ trợ kinh tế “đủ tầm” có ý nghĩa rất lớn vào lúc này, khi nền kinh tế vừa qua cơn "bạo bệnh", sức khỏe còn yếu, cần có trợ lực để phục hồi.

Chương trình hỗ trợ kích thích kinh tế nên lấy chính sách tài khóa làm chủ đạo

Nêu ý kiến về gói hỗ trợ, đánh giá về mức chi cho hỗ trợ của Việt Nam, đại diện ADB cho rằng, nhìn chung, Việt Nam vẫn còn rụt rè trong sử dụng tài khóa mà sử dụng chính sách tiền tệ tương đối nhiều so với các nước. Điều quan trọng là xác định được mục tiêu.

Do cú sốc kinh tế lần này xuất phát từ dịch bệnh Covid-19 mà không phải xuất phát từ khủng hoảng kinh tế - tài chính, nên về phương diện lý luận cũng như thực tiễn thì để xử lý triệt để thì các giải pháp chuyên môn về y tế vẫn mang tính chất quyết định và chủ yếu, còn chính sách kinh tế vĩ mô là các công cụ mang tính hỗ trợ.

“Tới đây, khi có chương trình hỗ trợ kích thích kinh tế mới, theo tôi nên lấy chính sách tài khóa làm chủ đạo, có sự kết hợp hài hòa với chính sách tiền tệ. Trong chính sách tài khóa, cần tăng phần chi hơn là việc giãn thuế, giảm thuế - giải pháp này rất ít tác dụng”- ông Cường nói.

Nêu quan điểm về việc nên chi tiêu hỗ trợ thế nào trong bối cảnh bình thường mới, ông Cường cho hay, theo quan điểm của ADB, trong ngắn hạn, mục tiêu vẫn là kiềm chế đại dịch, giảm thiểu tác động về mặt y tế, và kinh tế. Ưu tiên cho chi y tế, đảm bảo an ninh xã hội cho người dân và lao động.

Về dài hạn, mục tiêu hỗ trợ nền kinh tế đáp ứng các biện pháp tài khóa trong giai đoạn này chuyển dần từ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp, tức là từ hỗ trợ về tài chính sang hỗ trợ về cơ chế, từ hỗ trợ số nhiều sang số ít các đối tượng chịu ảnh hưởng lâu dài của đại dịch. Hướng tới đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, tăng trưởng xanh bền vững.

Cần chú ý đến dư địa về mặt thời gian

Theo vị Chuyên gia kinh tế trưởng ADB, một điều mà ông muốn nhấn mạnh đó là, Việt Nam có thể có dư địa về tài khóa nhưng Việt Nam chưa chắc đã có dư địa về mặt thời gian. 

“Thời gian đối với Việt Nam càng ngày càng thu hẹp. Đó là thông điệp quan trọng nhất của Việt Nam ở thời điểm hiện nay”- ông Cường nói.

Phân tích cụ thể hơn về dư địa mặt thời gian, đại diện ADB cho rằng, tại Việt Nam, cơ hội để hỗ trợ người lao động khi dịch bệnh căng nhất và cần được hỗ trợ nhất đã bị bỏ lỡ do sự thực hiện chậm trễ các gói hỗ trợ.

Thời cơ tiếp theo để hỗ trợ cho người lao động, nền kinh tế đó là thời điểm hiện tại thì lại tiềm ẩn nguy cơ phải đối mặt với rủi ro lạm phát năm 2022. 

“Nếu như gói hỗ trợ của Chính phủ được thông qua vào cuối năm 2021, thì đầu năm 2022 mới có thể bắt đầu được thực hiện – đây cũng là thời điểm rất có thể sức ép lạm phát sẽ bắt đầu tăng” – chuyên gia ADB nói.

Cụ thể, theo ông Cường, lạm phát có thể tác động đến Việt Nam qua nhiều kênh. Sức ép lạm phát từ phía cầu năm 2021 sẽ ít, và sẽ gia tăng dần cũng với các gói kích cầu trong năm 2022. Sự phục hồi của các chuỗi cung ứng trong nước phần nào sẽ hạn chế sức ép cung của lạm phát. Tuy nhiên, tổn thương của chuỗi cung ứng toàn cầu có thể khiến chi phí logistic và thương mại vẫn tăng. Phục hồi kinh tế toàn cầu có thể tiếp tục đẩy giá nguyên vật liệu, nhiên liệu.

Các gói hỗ trợ kích cầu khủng của Mỹ và các nền kinh tế phát triển đẩy mạnh tiêu dùng, trong khi nguồn cung toàn cầu vẫn chưa phục hồi hoàn toàn do Covid-19 và hậu quả của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, đã khiến cung không đáp ứng kịp sự gia tăng quá nhanh của cầu, theo đó đẩy lạm phát lên cao.

Các ngân hàng trung ương buộc phải tính đến rút ngắn thời gian thực hiện các biện pháp tiền tệ và tài khóa nới lỏng. Nếu điều này xảy ra, hậu quả sẽ là sự đảo chiều của dòng chảy tài chính, gây tác động mạnh đến tỷ giá và qua đó sẽ tác động đến lạm phát Việt Nam.

“Nếu áp lực về lạm phát tăng, trong khi hơn 90% doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch và 1,8 triệu người thiếu việc vẫn cần được hỗ trợ thì việc triển khai chương trình hỗ trợ nhằm vào doanh nghiệp, nhằm vào 1,8 triệu lao động này nếu đợi sau tháng 12/2021 liệu có còn hiệu quả hay không? Nhưng nếu không thực hiện thì cũng không được” – ông Cường nhìn nhận.

Để khắc phục được mặt hạn chế của dư địa thời gian, ông Cường cho rằng, đây là thử thách đối với Việt Nam hiện nay, xem Việt Nam phản ứng nhanh như thế nào? Thực ra đối với những khủng hoảng như thế này thì khó nhất là phản ứng nhanh.

Trong thời gian qua, phản ứng về mặt chính sách của Việt Nam có thể đưa ra rất nhanh nhưng thực hiện rất chậm, và thậm chí đến nay đưa ra chính sách và thực hiện chính sách đều đang chậm.

Thực tế, việc đưa ra một gói hỗ trợ đủ lớn và thực sự có hiệu quả đến nền kinh tế không hề dễ dàng, bởi chúng ta phải xem xét trên tất cả các khía cạnh, để tranh gây ra những bất ổn cho nền kinh tế.

Qua các cuộc thảo luận gần đây chúng ta thấy rằng, có rất nhiều luồng quan điểm được đưa ra. Có quan điểm cho rằng, chính sách tiền tệ đã hết dư địa hỗ trợ, cần phải đẩy mạnh chính sách tài khóa.

Ngược lại, cũng có những quan điểm cho rằng chính sách tài khóa đã gần tới hạn, chính sách tiền tệ vẫn còn dư địa để giảm lãi suất cho vay,…

Thực tế, dù quan điểm nào cũng có cái lý của nó nhưng quan trọng nhất lúc này là các bộ ngành phối hợp thế nào để ra chính sách một cách nhanh nhất.

Trong trường hợp chưa làm được như vậy, liệu Việt Nam có cơ chế tạo điều kiện để đưa ra được quyết sách bao trùm được tất cả các do dự của từng Bộ ngành hay không? Như tại các quốc gia khác, quyết sách cuối cùng được đưa ra ở cấp cao hơn.

Tóm lại, một trong những những biện pháp là cần một cơ chế trên Bộ như thế, giống như khi các tỉnh có tính cát cứ, đã chặn đứng giao thông, ngay lập tức chúng ta đã có Quyết định 128 giải quyết vấn đề này.

Nguồn: Thương Trường

Từ khóa: lạm phát, ADB

Hội nhập và phát triển

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Lượt truy cập

007390263
Go to top