Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hội nhập và phát triểnCải cách và số hóa thủ tục hành chính để phục hồi kinh tế

Cải cách và số hóa thủ tục hành chính để phục hồi kinh tế

cai cach so hoa

Áp lực lạm phát gia tăng ở nhiều quốc gia và nguy cơ bùng phát dịch bệnh năm 2022 có thể khiến quá trình phục hồi của các chuỗi giá trị chậm lại, do đó cần sớm có những quyết sách, hỗ trợ kịp thời từ phía Nhà nước và sự chủ động từ các doanh nghiệp. Phóng viên báo Tin tức ghi nhận ý kiến của các chuyên gia về vấn đề này.

TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh: Bốn yếu tố ảnh hưởng tới phục hồi và tăng trưởng kinh tế năm 2022

Bốn yếu tố ảnh hưởng tới phục hồi và tăng trưởng kinh tế năm 2022 là cách phòng chống, cũng như thích nghi với dịch COVID-19; yếu tố bắt nhịp với đà phục hồi của các nền kinh tế; sự hỗ trợ của Nhà nước và yếu tố bắt nhịp với những xu thế phát triển mới đã được định hình rõ nét trong bối cảnh COVID-19.

Cho đến nay, các dự báo tăng trưởng 2 năm tới của thế giới có thể chậm lại và không đồng đều giữa các quốc gia, nhưng đà phục hồi khá rõ ràng. Các thị trường mạnh về đầu tư, lớn về thị trường là các đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam từ châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ đều cho thấy dấu hiệu phục hồi lạc quan.

Tuy nhiên, sự phục hồi không đồng đều và sự thu hẹp hoặc dừng lại của các gói hỗ trợ, ưu đãi giảm… khiến quá trình phục hồi khó khăn hơn. Bên cạnh đó là rủi ro tài chính của thị trường chứng khoán, bất động sản và nợ của thế giới lớn hơn.

Trước thực tế này, Chính phủ vẫn đang tiếp tục hỗ trợ, thậm chí đang tính tới gói hỗ trợ lên tới 10% GDP. Quan trọng là làm sao vừa quản trị được rủi ro từ các chính sách, vừa thực hiện đúng, trúng các giải pháp triển khai. Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu thực thi tốt chương trình hỗ trợ, kinh tế có thể được hỗ trợ thêm 1-1,5 điểm %.

Với xu thế thế giới, gắn phục hồi với xu thế mới là phục hồi xanh, phục hồi số và chyển đổi số, đây là 2 điểm mấu chốt thực hiện phát triển bền vững bao trùm sáng tạo. Do đó, doanh nghiệp không được quên quản trị rủi ro-bắt nhịp đà phục hồi-bắt nhịp xu hướng mới. 

Ông Phan Đức Hiếu, Uỷ viên thường trực, Uỷ viên Kinh tế của Quốc hội: Thay đổi tư duy trong cải cách thể chế

Trong bối cảnh COVID-19 cần phải có sự phản ứng chính sách nhanh, mang tính chất toàn diện và dự đoán dài hạn. Đặc biệt, nhiều vấn đề khó dự đoán và phức tạp vì COVID-19 tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế, chính sách mới chưa có tiền lệ. Đơn cử, Nghị quyết số 42 về giãn hoãn thuế năm 2020 chỉ ban hành trong vòng chưa đầy một tháng, còn theo một quy trình, Nghị định được ban hành thông thường mất ít nhất một năm.

Việt Nam cũng có tiền lệ khi Quốc Hội ban hành Nghị quyết tạo dư địa thực thi chính sách chống dịch hiệu quả hơn, đó cũng là vấn đề mới trong cải cách thể chế, cần tiếp tục phát huy và sửa đổi một số quy định pháp luật không hợp lý.

Do đó, thể chế cho môi trường kinh doanh đòi hỏi phải nhanh, chính xác, toàn diện. Cùng với đó là chuyển đổi số trong cải cách thể chế, thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ để giải quyết thủ tục cần đáp ứng yêu cầu phát triển doanh nghiệp.

Bài học kinh nghiệm cho tương lai là mặc dù thời gian qua, khi thiết kế thực thi các chính sách hỗ trợ, nhanh, toàn diện, nhưng vẫn gặp phải các rào cản về thủ tục hành chính và rào cản về pháp lý.

Có nhiều gói hỗ trợ bị vướng về thủ tục hành chính, trong đó, doanh nghiệp tiếp nhận chính sách tốt nhất là những chính sách không có thủ tục hành chính như giãn, hoãn thời gian nộp thuế. Còn bất kỳ chính sách nào chỉ cần có một thủ tục hành chính thôi thì doanh nghiệp đều khó tiếp cận. Rào cản về thủ tục không chỉ gây khó khăn, mà còn tạo ra sự không công bằng cho cộng đồng doanh nghiệp trong việc tiếp cận chính sách và làm méo mó môi trường kinh doanh. Vì vậy, cải cách thể chế phải được thực thi nhanh chóng và mạnh mẽ, thể chế phải đi trước.

Theo kinh nghiệm quốc tế, nhiều quốc gia trước khi cải cách dài hạn đã thành lập cơ chế phân quyền để sự phối hợp giữa các cơ quan được thuận lợi, không chỉ trong quốc gia, mà còn trên trường quốc tế. 

Ông Trịnh Minh Anh, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế: Khai thác lợi thế từ các FTA để bứt tốc

Đến nay, Việt Nam là một trong số ít các nước chỉ sau 15 năm vào WTO đã đàm phán, ký kết 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 8 FTA ký kết trong khuôn khổ hợp tác ASEAN nội và ngoại khối. Với tư cách là một bên độc lập, Việt Nam đã ký kết 6 FTA với các đối tác: Nhật Bản, Chi lê, Hàn Quốc, Liên minh Kinh tế Á Âu, Liên minh Châu Âu, và Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Trong thời gian qua, các cam kết FTA vẫn đang được các doanh nghiệp phát huy tác dụng, tuy nhiên, tình hình dịch bện COVID-19 bùng phát trở lại đã làm ảnh hưởng lớn đến các thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Trong năm 2022, kinh tế thế giới tiếp tục có những diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường, yếu tố thuận lợi và khó khăn đan xen. Sự bùng phát trở lại của đại dịch COVID-19 với các biến chủng mới khó kiểm soát, có khả năng tác động lâu dài đến nền kinh tế thế giới, đặc biệt là các quốc gia khu vực châu Á.

Ở trong nước, đợt dịch COVID-19 bùng phát trở lại vào cuối tháng 4 đến nay đã tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, đến phát triển các ngành, lĩnh vực, địa bàn quan trọng, có đóng góp lớn đối với nền kinh tế.

Do đó, chúng ta cần phải tập trung các giải pháp củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA đã có hiệu lực, hướng dẫn doanh nghiệp chú trọng vào các thị trường nhỏ và thị trường ngách. Đồng thời, tăng cường quản lý xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng chiến lược.

Về thị trường nhập khẩu, cần chú trọng đến các thị trường gồm thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ. 

Trong năm 2022, các nhóm giải pháp cần triển khai thực hiện ngay đó là triển khai khẩn trương, quyết liệt, thống nhất từ Trung ương đến địa phương các nội dung hướng dẫn, chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” và các hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, nhằm bảo đảm tối đa lưu thông hàng hóa, lao động trở lại phục vụ việc phục hồi các hoạt động sản xuất sau dịch bệnh, tránh tình trạng “cát cứ”, không thống nhất, gây khó khăn cho việc phục hồi các chuỗi cung ứng về hàng hóa và lao động cho sản xuất. Đồng thời, bảo đảm cung ứng đầy đủ nguyên vật liệu, năng lượng.

Về xuất nhập khẩu, cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh và trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia để tham mưu Chính phủ các giải pháp điều hành ứng phó với các yếu tố bất lợi.

Chú trọng công tác triển khai thực hiện các Hiệp định thương mại tự do nói chung, nhất là các FTA thế hệ mới. Tổ chức xúc tiến thương mại trực tuyến, chú trọng logistics…

Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021 về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.

Về phát triển thị trường trong nước, cần đẩy mạnh lưu thông phân phối hàng hóa, nhằm bảo đảm cung ứng nguồn hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân giữa các địa phương. Triển khai các chương trình kích cầu tiêu dùng trong nước như: Tổ chức tháng khuyến mại trên toàn quốc, các chương trình bán hàng lưu động, chương trình bình ổn thị trường…

Nguồn: Báo Tin tức

Từ khóa: cải cách, số hóa, thủ tục hành chính, phục hồi kinh tế

Hội nhập và phát triển

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Lượt truy cập

007370341
Go to top