Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hội nhập và phát triểnSớm có quyết sách khôi phục kinh tế

Sớm có quyết sách khôi phục kinh tế

Theo ông Trương Văn Phước - thường trực Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, cần có quyết sách để khôi phục kinh tế, đó là nguyện vọng của người dân, doanh nghiệp với Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ 2 sắp khai mạc.

metro5 1read only 16344895764231287369323

Người dân, doanh nghiệp và các địa phương, đặc biệt là các cực tăng trưởng, đầu tàu kinh tế như TP.HCM đang cần hỗ trợ để khởi động lại sản xuất kinh doanh - Ảnh: Q.ĐỊNH

Ông Phước nói: Dịch bệnh còn phức tạp, nhưng chúng ta đã trở lại sống thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Trước mắt, đời sống người dân rất khó và còn khó thêm nếu sản xuất đình đốn. Tương tự, doanh nghiệp lo thiếu lao động, lo mất đơn hàng, tài chính cạn kiệt. Tăng trưởng kinh tế 9 tháng là 1,42%, thấp so với mục tiêu, vì thế có nhiều việc phải làm để phục hồi kinh tế.

Năm ngoái Việt Nam chống biến thể Alpha thành công, là điểm đến của các nhà đầu tư, chúng ta "lót ổ đón đại bàng". Nay với biến thể Delta, các nước cùng mở cửa lại, cạnh tranh thu hút đầu tư giữa các nước rất gay gắt, buộc chúng ta phải tạo sự khác biệt trong khôi phục kinh tế.

Quốc hội đứng trước bối cảnh lịch sử để có quyết sách mạnh mẽ, đủ liều lượng đưa đất nước, doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn và kịp tạo cơ hội để kinh tế phục hồi mạnh mẽ và trở lại đường băng cất cánh.

Quốc hội đứng trước bối cảnh lịch sử

* Tạo khác biệt, Chính phủ hỗ trợ gì để giúp doanh nghiệp vượt lên? Có ý kiến nói rằng gói hỗ trợ còn khiêm tốn, vậy quy mô nào là phù hợp?

- Dịch bệnh kéo dài gần 2 năm, các nước phải dùng chính sách tài khóa mạnh để hỗ trợ. Con khóc mẹ phải cho bú. Nhưng hiện cả đàn con cùng khóc... Dân khó, doanh nghiệp khó, địa phương nào cũng khó... Muốn bớt khó phải cần nhiều tiền, Chính phủ vay mượn nhiều hơn qua phát hành công trái, trái phiếu. Vậy bao nhiêu là đủ?

Tính đến tháng 5-2021, các nước ASEAN đã sử dụng khoảng 7,8% GDP để kích thích kinh tế. Hiện gói này của Việt Nam khoảng 2% GDP, nếu được có thể nâng lên tối thiểu 5% GDP, tương đương ít nhất 20 tỉ USD (khoảng 450.000 tỉ đồng). Có gói hỗ trợ với quy mô phù hợp mới có thể hỗ trợ lãi suất, giảm thuế, kích thích đầu tư, tạo lan tỏa cho cả nền kinh tế, thêm hấp dẫn đầu tư nước ngoài.

Quốc hội đang đứng trước bối cảnh lịch sử để có quyết sách mạnh mẽ, đủ liều lượng đưa đất nước, doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn.

* Để có gói hỗ trợ phù hợp, chính sách đột phá, nơi nào có thẩm quyền quyết định?

- Quốc hội là nơi quyết định các chỉ tiêu kinh tế - xã hội như tăng trưởng GDP, lạm phát, bội chi ngân sách, nợ công... Với trần nợ công đang ở mức 60% GDP, trước là 65% GDP trong khi hiện nợ công chỉ là 44-45% GDP theo cách tính mới. Nếu Quốc hội cho phép tăng lên 50-52%, thậm chí 55% GDP, vẫn chưa đụng trần 60%. 

Tương tự, bội chi ngân sách hiện là 3,7% GDP, có thể tăng lên, thậm chí 5,5% GDP để có nguồn lực chống dịch và lo an sinh xã hội.

Rất nhiều ý kiến đồng tình rằng dư địa để tạo nguồn lực phục hồi kinh tế từ chính sách tài khóa còn rất lớn. Vấn đề này rất cấp bách, khi Quốc hội thảo luận, tạo ra đồng thuận để người dân ủng hộ chương trình khôi phục kinh tế quốc gia, nhất là khi Chính phủ phát hành công trái, trái phiếu...

Đẩy nhanh cấp bù lãi suất

* Nới rộng tài khóa, tiền hỗ trợ, theo ông, nên nhắm đến đối tượng nào?

- Theo tôi, trước hết cần có quỹ từ ngân sách để hỗ trợ người lao động từ quê trở lại khu công nghiệp làm việc và ổn định đời sống, nông dân khôi phục việc đồng áng, người dân mở lại kinh doanh dịch vụ thương mại. Doanh nghiệp đang kiến nghị giảm, hỗ trợ lãi suất và dự báo tới đây sẽ khó vay vốn do tài chính xấu đi vì dịch bệnh trong khi họ cần vốn rẻ. Ngân hàng không thể giảm lãi suất nhiều hơn vì họ cũng là doanh nghiệp, chỉ có thể tiết giảm chi phí để bớt chút lãi vay.

Vì vậy, chỉ có cấp bù lãi suất từ ngân sách mới giúp người vay tiền giảm gánh nặng về chi phí. Việc hỗ trợ lãi suất phải chọn ngành, doanh nghiệp có tác động tạo việc làm, tạo tăng trưởng cho nền kinh tế, không hỗ trợ dàn trải.

Hiện ngân hàng cho vay khoảng 10 triệu tỉ đồng, nên chọn hỗ trợ lãi suất cho 15-20% tổng dư nợ (1,5 - 2 triệu tỉ đồng), nếu ngân sách cấp bù 3%, cần 45.000 - 60.000 tỉ đồng.

Ngân sách không cần đưa tiền tươi mà trừ vào thuế thu nhập ngân hàng nộp hằng năm. Bên cạnh đó cũng cần cho doanh nghiệp được chuyển lỗ sang năm sau, nếu năm sau lời, họ được cấn trừ dần số lỗ năm trước, thay vì phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Như vậy, nguồn thu ngân sách sẽ hạn hẹp hơn, phải tìm nguồn khác bù vào...

* Nhưng với thực trạng tài chính xấu đi do đại dịch, doanh nghiệp rất khó vay vốn, như thế cũng khó tiếp cận được hỗ trợ lãi suất...?

- Đấy là thực tế phải giải quyết. Nếu theo quy định hiện hành, doanh nghiệp thua lỗ trong đại dịch, việc tiếp cận vốn sẽ khó khăn. Đừng trách ngân hàng, bởi có quy định "hệ số an toàn vốn" nhằm giữ an toàn cho hệ thống ngân hàng. Nhưng dịch bệnh là chưa từng có, vì thế cần có giải pháp chưa có tiền lệ như nới lỏng thể chế quản trị rủi ro tín dụng. 

Cụ thể, doanh nghiệp thua lỗ do đại dịch, nay có phương án tốt, ngân hàng xem xét cho vay theo quy định và cần được Ngân hàng Nhà nước quy định hệ số rủi ro thấp xuống. Đương nhiên hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) vẫn ít nhất là 8% theo quy định của Basel. Như vậy ngân hàng có thể cho vay nhiều hơn với số tiền lớn hơn. Khi Ngân hàng Nhà nước linh hoạt sẽ mở đường cho ngân hàng tiếp tục cho doanh nghiệp vay vốn.

Bên cạnh hỗ trợ lãi suất từ ngân sách, Ngân hàng Nhà nước cũng có thể hỗ trợ giảm thêm lãi suất qua các công cụ lãi suất của chính sách tiền tệ. Phải phối hợp nhịp nhàng nhuần nhuyễn giữa chính sách tài khóa và tiền tệ để tăng hiệu quả hỗ trợ nền kinh tế.

dhke hoach va thuc hien gdp cua vn20211018 16344896929801703028220

* Có lo ngại gói hỗ trợ có thể gây ra lạm phát, gần đây thêm "giá năng lượng tăng nóng", càng thêm tâm lý thận trọng khi xây dựng gói phục hồi kinh tế?

- Có tâm lý lo ngại "hỗ trợ quá hóa lạm phát". Nhiều nước có hiện tượng giá tiêu dùng tăng cao do nhu cầu phục hồi mạnh mẽ cộng thêm giá năng lượng tăng cao. Nhưng ngân hàng trung ương nhiều nước tin rằng lạm phát chỉ là nhất thời, đến đầu năm 2022 sẽ thấp xuống, do vậy không quá lo ngại.

Không có gì được mà không mất, và chẳng có gì mất mà không được. Mục tiêu là khôi phục kinh tế, cần xem xét, nếu cái được nhiều hơn cái mất. Chúng ta mở rộng chính sách tài khóa trong 3 năm, giữa năm 2024 đánh giá lại để điều chỉnh. Tương tự, chúng ta không nới rộng quá mức chính sách tiền tệ, hoặc hạ chuẩn cho vay, mà chỉ linh hoạt để cứu doanh nghiệp, hỗ trợ đời sống người dân.

dhviec lam va thu nhap cua nguoi lao dong trong quy 3 200120211018 16344896929901813948830

Nguồn: Tuổi trẻ

Từ khóa: doanh nghiệp, khôi phục kinh tế, gói hỗ trợ

Hội nhập và phát triển

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Lượt truy cập

007371640
Go to top