Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hội nhập và phát triểnHướng Đến Kinh Tế Tuần Hoàn Để Phát Triển Bền Vững

Hướng Đến Kinh Tế Tuần Hoàn Để Phát Triển Bền Vững

kinhtetuanhoan

Phát triển kinh tế nhưng vẫn phải đảm bảo được sự phát triển bền vững, không tác động nhiều đến môi trường, xử lý triệt để những chất thải ra môi trường, đó là mô hình khép kín được gọi là kinh tế tuần hoàn.

Hiện nay, các doanh nghiệp ở các khu công nghiệp, khu chế xuất đang hướng đến điều đó. Một số doanh nghiệp có nhiều dự án vừa đảm bảo quy trình sản xuất mà vẫn xử lý triệt để, tận thu năng lượng từ các loại rác thải gây nguy hại trong quá trình sản xuất thải ra cho môi trường.

Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững về môi trường nói chung và nền kinh tế công nghiệp nói riêng, các doanh nghiệp cần thực hiện tuần hoàn sản phẩm được sản xuất từ các nhà máy. Các nhà máy này sẽ sản sinh ra một số loại phế thải, đây lại chính là một trong những nguyên liệu của nhà máy khác. Từ đó, tận dụng tối đa phế thải của những nhà máy để tái tạo trở lại bằng nhiều phương pháp, trong đó có những loại rác công nghiệp mà chúng ta chuyển đổi qua để đốt phát điện.

Đáng mừng là hiện nay, đã có một số doanh nghiệp cũng từng bước chú ý đến kinh tế tuần hoàn. Chuyên đầu tư các dự án xử lý môi trường, trong đó xử lý chất thải rắn sinh hoạt thông thường, chất thải sinh hoạt công nghiệp, chất thải nguy hại, ông ty Cổ phần thương mại xây dựng Đa Lộc đã quan tâm nhiều đến vấn đề tái chế các phế phẩm từ nhà máy, từ các khu công nghiệp phát thải. Hiện Đa Lộc đang vận hành 4 nhà máy, trong đó có 3 nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt hằng ngày, một khu liên hợp nhà máy ở Lagi Bình Thuận xử lý tổng hợp các loại chất thải, bao gồm: chất thải rắn, chất thải sinh hoạt thông thường, chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại, đồng thời đi sâu vào tái chế sâu, trong đó, tái chế những sản phẩm dầu thải từ các túi nilon nhựa.

Trung bình 1 năm, 3 nhà máy của doanh nghiệp này cung cấp ra 25-30 ngàn tấn nguyên liệu. Đối với lĩnh vực tái chế hàng nhựa, Đa Lộc cung cấp ra thị trường trung bình 1 tháng từ 200-300 tấn hạt nhựa. Riêng lĩnh vực tái chế dung môi và dầu nhớt thải, doanh nghiệp đang sản xuất quy mô từ 15-20 tấn thành phẩm/ngày. Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Công nghiệp Môi trường Việt Nam, Giám đốc Công ty Cổ phần thương mại xây dựng Đa Lộc cho biết thêm: “Trong năm nay, chúng tôi có 4 dự án, một dự án chúng tôi sẽ ký với tập đoàn Tiến Thành để phát triển dự án đốt phát điện với công suất 16 mê tại Định Quán. Ngoài ra trong năm nay chúng tôi phát triển thêm 3 dự án nữa: Một nhà máy ở Trà Vinh, Bạc Liêu và một nhà máy ở Đức Trọng (Đà Lạt). Trong quý 3 và 4, chúng tôi sẽ hoàn thiện thủ tục để đầu tư. Riêng với các lĩnh vực đầu tư liên doanh liên kết, trong quý 3 này chúng tôi ký kết hợp đồng liên doanh với công ty môi trường đô thị Thành phố Hà Nội, chúng tôi thu gom sản xuất tái chế sản phẩm từ bể phốt của hầm cầu công suất 500m3 ngày đêm giai đoạn 1”.

Phát triển nhà máy tái chế, nhà máy xử lý rác, tận thu những nguồn nguyên liệu như túi nilon, dầu nhớt thải, những chất thải nguy hại, tất cả đều thu gom và xử lý tận thu tái chế hết, đó là một trong những công đoạn của các dự án mà Tập đoàn Green Life Group đang thực hiện. Theo đó, doanh nghiệp này lắp đặt thiết bị môi trường cho nhà thầu, trong đó có công ty cổ phần thương mại xây dựng Đa Lộc. Green Life Group đã đầu tư các nhà máy xử lý chất thải rắn, sinh hoạt, chất thải công nghiệp và nguy hại tại các khu công nghiệp Định Quán (Đồng Nai), nhà máy Lý Sơn (Quảng Ngãi), nhà máy Lagi, đảo Phú Quý (Bình Thuận). Trong những dự án sắp tới, ông Nguyễn Quang Minh – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Green Life Group cho biết, doanh nghiệp hướng đến các dự án đốt rác phát điện, tận thu tất cả nguồn nhiệt lượng, nguồn nhiệt từ đốt rác mà bấy lâu nay vẫn bỏ phí: “Chúng tôi đang phát triển một nhà máy đốt rác phát điện từ nhà máy hiện đang có ở Định Quán mà năng lượng thừa bỏ đi. Hiện chúng tôi đang khảo sát. Trong năm 2022 sẽ có nhà máy đốt rác phát điện tại đây. Còn một dự án tại Trà Vinh, xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt, công nghiệp, nguy hại và đặc biệt là đốt rác phát điện luôn. Mục tiêu là đốt rác phát điện. Thông thường các nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt là xử lý triệt để, trong đó, chúng ta tận thu nguồn từ thành phần hữu cơ trong rác thải, rồi nhiên liệu từ nilon trong rác thải, và một số thành phần như săt, thép được tách ra, tro xỉ, đất đá được ép nén làm viên gạch không nung”.

Về giá trị mà kinh tế tuần hoàn đem lại, PGS.TS Nguyễn Hồng Quân - Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn (ICDE) thuộc Đại học Quốc Gia TPHCM nhìn nhận: “Về mặt đóng góp trong phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn có thể đóng góp 9/17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc, do vậy, chúng tôi nghĩ cách tiếp cận kinh tế tuần hoàn sẽ góp phần phát triển bền vững của kinh tế Thành phố Thủ Đức nói riêng, TPHCM và Việt Nam nói chung. Trong kinh tế tuần hoàn, là sự kết hợp giải pháp có thể giải quyết được bài toán về môi trường trong mâu thuẫn phát triển kinh tế. Thì kết quả của kinh tế tuần hoàn là gì? Đó chính là mô hình kinh doanh, đem lại lợi ích cho các bên tham gia cùng có lợi, đặc biệt là doanh nghiệp, tham gia cùng chính quyền địa phương, Trung ương những vấn đề về chính sách, trong đó có vai trò của các trường đại học, các viện nghiên cứu”.

Phát triển kinh tế tuần hoàn là thể hiện trách nhiệm của quốc gia trong giải quyết những thách thức toàn cầu do ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu đồng thời nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Kinh tế tuần hoàn giúp tận dụng được nguồn nguyên vật liệu đã qua sử dụng thay vì tiêu tốn chi phí xử lý; giảm thiểu khai thác tài nguyên thiên nhiên, tận dụng tối đa giá trị tài nguyên; hạn chế tối đa chất thải, khí thải ra môi trường. Đối với xã hội, kinh tế tuần hoàn giúp giảm chi phí xã hội trong quản lý, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; tạo ra thị trường mới, cơ hội việc làm mới, nâng cao sức khoẻ người dân... Đối với doanh nghiệp, kinh tế tuần hoàn góp phần giảm rủi ro về khủng hoảng thừa sản phẩm, khan hiếm tài nguyên; tạo động lực để đầu tư, đổi mới công nghệ, giảm chi phí sản xuất, tăng chuỗi cung ứng...Tuy nhiên, ông Trần Văn Lượng - Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Môi trường Việt Nam cho rằng, Việt Nam chưa có hành lang pháp lý cho phát triển kinh tế tuần hoàn, trong khi đó, doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế về năng lực công nghệ, tái sử dụng: “Với ngành công nghiệp môi trường của chúng ta, trong điều kiện sản xuất thì ở đâu cũng có công nghiệp môi trường, bất cứ ngành sản xuất nào từ sản xuất năng lượng, thực phẩm, y tế thì công nghiệp môi trường đã đan xen vào, thế nhưng cho đến hiện nay, chúng ta có những doanh nghiệp chuyên sâu vào ngành này thì chúng ta cũng chưa thật sự có những doanh nghiệp nào. Đây là nhiệm vụ của Chính phủ, những nhà khoa học làm sao tạo ra thị trường. Chúng ta có nhu cầu nhưng để tạo ra thị trường thì đó lại là vấn đề đang có khoảng cách”.

Việt Nam đã và đang tham gia nhiều Hiệp định thương mại song phương và đa phương thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong các lĩnh vực gia công, chế biến sản phẩm có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như: giấy, dệt nhuộm, thuộc da, khai thác và chế biến khoáng sản, hóa chất, nhiệt điện…tạo ra áp lực lớn trong công tác bảo vệ môi trường. Do đó, yêu cầu về nhận diện, xác định các thách thức vấn đề về môi trường trong các hoạt động công nghiệp như: Chất thải điện tử, điện mặt trời, điện gió, điện rác, từ trường, bức xạ… và thương mại gồm: Dịch chuyển các loại công nghệ cũ, lạc hậu, nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trong giai đoạn tới, sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nước có được các giải pháp cụ thể nhằm tránh bị động trong công tác bảo vệ và ứng phó với các sự cố môi trường.

Nguồn: VOH

Từ khoá: thách thức, nguồn nguyên liệu, năng lực công nghệ, sự cố môi trường

Hội nhập và phát triển

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Lượt truy cập

007384259
Go to top