Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hội nhập và phát triểnHiện thực hóa khát vọng của TP HCM: Cần cơ chế phù hợp

Hiện thực hóa khát vọng của TP HCM: Cần cơ chế phù hợp

khat vong tphcm 17621

L.T.S: Làm sao để "siêu đô thị " TP HCM có bước đi đột phá, phù hợp với tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội và lợi thế cạnh tranh của mình? Trả lời câu hỏi này, Báo Người Lao Động khởi đăng loạt bài "Hiện thức hóa khát vọng của TP HCM" với những đề xuất, góp ý từ các chuyên gia uy tín.

Góp ý cho khát vọng vươn lên mạnh mẽ của TP HCM, các chuyên gia cho rằng TP cần có cơ chế phù hợp với một siêu đô thị, bởi đô thị này đang mặc chiếc áo quá chật so với cơ thể đang lớn nhanh.

Vị trí, vai trò đầu tàu của TP HCM đối với phía Nam và cả nước đã được xác định từ đầu thập niên 1980 với Nghị quyết 01 của Bộ Chính trị và trong quá trình mở cửa, hội nhập đã nâng tầm thành trung tâm kinh tế, đô thị hiện đại so với các đô thị lớn trong khu vực ASEAN bằng Nghị quyết 20 năm 2002 và Nghị quyết 16 năm 2012 của Bộ Chính trị. Đến hiện tại, TS Trần Du Lịch phân tích tuy TP HCM vẫn đóng góp hơn 1/5 GDP và gần 30% ngân sách của cả nước nhưng tỉ̉ trọng trong một số ngành và lĩnh vực như tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư... đều giảm dần.

Nhận diện chính xác những nút thắt

TS Trần Du lịch nói dường như TP HCM đang ngày càng "đuối tầm" trong vai trò của một đầu tàu tăng trưởng kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Ông dẫn chứng từ năm 1991-2010, tốc độ tăng GDP bình quân của TP là 10,5%/năm và gấp 1,5 lần GDP cả nước. Nhưng từ năm 2011-2020, những con số trên lần lượt là 7,2%/năm và chỉ gấp 1,2 lần cả nước. Năm 2020, lần đầu tiên tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP HCM chỉ bằng 0,45 lần cả nước. "Dĩ nhiên là do nguyên nhân khách quan từ đại dịch Covid-19 nhưng qua tình hình này cũng cho thấy khả năng chống chịu trước những biến động bất thường của kinh tế của TP HCM không khỏe. Qua đó cũng bộc lộ những bất cập và khả năng thích ứng của cơ cấu kinh tế trên địa bàn" - TS Trần Du Lịch nhận định.

Năng lực sáng tạo của TP HCM phải thể hiện năng lực sáng tạo quốc gia và sự phát triển của TP thể hiện sự phát triển của quốc gia".

Ông LÊ XUÂN ĐỊNH, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

Chuyên gia này chỉ ra 3 bất cập mà suốt 20 năm qua TP HCM chưa giải quyết được. Đó là cơ cấu kinh tế không khai thác được thế mạnh địa kinh tế, nguồn nhân lực; đô thị phát triển theo "vết dầu loang" và sự bất cập trong mô hình quản lý đô thị đặc biệt. Vì vậy, đối với sự phát triển TP HCM trong 10 năm tới thì nhất thiết phải vượt qua những rào cản về tâm lý và thể chế để hình thành được tư duy đột phá về cơ cấu và thể chế kinh tế. Muốn làm được điều này, TP phải đặt tầm nhìn trở thành một điểm đến thu hút các doanh nghiệp toàn cầu; là điểm ưu tiên lựa chọn của các nhà đầu tư lớn trên thế giới.

Trong khi đó, TS Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, cho rằng 3 "nút thắt" lớn của TP HCM là cơ sở hạ tầng, cải cách thể chế và chất lượng nguồn nhân lực. Qua theo dõi TP HCM trong 20 năm, TS Vũ Thành Tự Anh thẳng thắn chỉ ra thực tế 10 năm qua, TP HCM không còn là niềm hứng khởi, không tạo ra cảm hứng cho các tỉnh, thành, cho cả nước về cải cách. Các địa phương khác không còn tới TP HCM để học hỏi kinh nghiệm cải cách. "Tại sao TP HCM lại đánh mất điều này? TP HCM muốn phát triển, muốn đi đầu, trở thành đô thị sánh ngang Seoul, Singapore mà không cải cách là tự loại mình ra khỏi cuộc chơi" - chuyên gia này nêu góc nhìn.

Theo TS Trần Du Lịch, một trong những nguyên nhân của các vấn đề trên là sự bất cập trong mô hình quản lý một đô thị loại đặc biệt như TP HCM đã được nêu ra từ nửa đầu thập niên 2000 với sự hình tượng hóa dễ hiểu là "TP HCM đang mặc chiếc áo quá chật so với cơ thể đang lớn nhanh". "Chúng ta hay nói là cơ chế đặc thù cho TP nhưng quan điểm của tôi là TP cần cơ chế phù hợp với siêu đô thị. Chúng ta cần cơ chế phù hợp chứ không phải cái gì đó lạ lùng" - TS Trần Du Lịch bày tỏ.

Chọn chiến lược ưu tiên

TS Trần Du lịch nói Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định 3 cơ chế rất rõ, thế nào là phân cấp, thế nào là phân quyền, thế nào là ủy quyền nhưng trong các luật chuyên ngành thì không. Do đó, ông đề nghị cần rà lại những luật chuyên ngành liên quan, những gì cần phân cấp, những gì cần phân quyền, những gì cần ủy quyền cho TP HCM trong từng lĩnh vực. Từ đó, TP HCM hoàn toàn có thể năng động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm. Để làm việc này, TS Trần Du Lịch đưa ra 2 hình thức. Ở mức thấp là thông qua Thường vụ Quốc hội và Chính phủ ban hành nghị định. Cao hơn là ban hành một nghị quyết để minh bạch, tạo được một không gian và khung pháp lý để TP HCM phát huy được tính năng động, sáng tạo. Bởi giữ vững vị thế, vai trò đầu tàu của TP là vấn đề mang tầm quốc gia chứ không phải chuyện riêng của TP HCM. Việt Nam có phát triển được hay không nằm ở chỗ có tận dụng được hay không đầu tàu TP HCM.

Đồng tình, TS Vũ Thành Tự Anh nói quan trọng nhất là cải cách thể chế. Có hai điều quan trọng là cải cách quản lý để phát triển siêu đô thị hiện đại. Các dự án liên quan đến chính quyền đô thị, TP Thủ Đức là một trong những đột phá về thể chế quan trọng. Thứ hai là cải cách thể chế về môi trường kinh doanh, đầu tư. Nếu trước đây, TP HCM chỉ nói về thu hút lao động chi phí rẻ, kỹ năng trung bình... thì bây giờ, cần làm thế nào để thu hút được những tập đoàn lớn nhất đến. Muốn vậy, TP HCM phải tạo môi trường "đất lành chim đậu" và tạo ra các "ổ đại bàng" cho doanh nghiệp.

Gợi mở thêm cho TP HCM, TS Vũ Thành Tự Anh nói TP cần chọn một số ưu tiên chiến lược thay vì chọn làm quá nhiều thứ cùng một lúc. Bởi vì, TP HCM sẽ không đủ nguồn lực cả về thời gian, con người và thể chế tổ chức để thực hiện. "Chiến lược là sự lựa chọn. Chúng ta chọn làm cái này và không làm cái khác" - ông Vũ Thành Tự Anh tư vấn. Sự lựa chọn theo chuyên gia này là TP HCM nên hạn chế và tiến tới không còn ngành công nghiệp và quyết liệt chuyển sang dịch vụ, bởi đây là xã hội hậu công nghiệp. Nếu TP tiếp tục định vị mình như đô thị phát triển công nghiệp thì vừa bất khả thi vừa đánh mất cơ hội của TP trong 10-20 năm tới. Thứ hai là động lực. "Trong 10 năm tới, động lực của TP phải là năng suất bằng việc phát triển được khu vực tư nhân nội địa. Cùng với đó là mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời đưa ra được các chính sách khuyến khích tăng năng suất, phát triển cơ sở hạ tầng. Hình thành cụm ngành then chốt, trong đó có phát triển trung tâm tài chính quốc tế của cả nước đặt tại TP HCM" - chuyên gia này nhấn mạnh.

Xa hơn, TS Vũ Thành Tự Anh cho rằng TP phải chuyển sang nền kinh tế có tính đổi mới sáng tạo chứ không chỉ dựa vào năng suất. Điều này đòi hỏi TP HCM phải có nguồn nhân lực có kỹ năng cao, có cơ sở khoa học công nghệ, có các chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo và tạo ra được cụm ngành có năng lực cạnh tranh nổi trội. 

Nguồn: Người Lao động

Từ khóa: hiện thực hóa khát vọng TPHCM

Hội nhập và phát triển

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Lượt truy cập

007370901
Go to top