Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hội nhập và phát triểnKinh tế TP.HCM đang dần phục hồi

Kinh tế TP.HCM đang dần phục hồi

10.09-16

8 tháng qua, bốn ngành công nghiệp trọng yếu ước tăng 2,5% so với cùng kỳ, trong đó, ngành sản xuất hàng điện tử tiếp tục tốc độ dẫn đầu với mức tăng gần 18% so với cùng kỳ.

Nhiều điểm sáng

Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính TP.HCM cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên kinh tế của thành phố chịu tác động nghiêm trọng.

Cụ thể, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 8 ước đạt hơn 105.000 tỷ đồng, giảm 5,2% so với cùng kỳ, tính chung 8 tháng năm 2020 giảm 3,3% so với cùng kỳ. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tăng 4% và nhập khẩu giảm 2,8%.

Du lịch là một trong những ngành giảm tổng thu nhiều nhất, ước đạt 7.006 tỷ đồng, giảm 42,6% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, ở lĩnh vực công nghiệp, chỉ số sản xuất công nghiệp của thành phố 8 tháng đầu năm ước tăng 2,1% so với cùng kỳ. 4 ngành công nghiệp trọng yếu tăng 2,5% so với cùng kỳ, trong đó, ngành cơ khí giảm 10,5%, ngành sản xuất hàng điện tử tiếp tục tăng khá 17,9%, ngành hóa chất - cao su - nhựa tăng 9,1%, ngành chế biến lương thực - thực phẩm - đồ uống ước tăng 1,5%.

Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp trên địa bàn trong 8 tháng đầu năm tăng 3% với hơn 8.700 tỷ đồng với cùng kỳ. Trong đó, trồng trọt tăng 2,6%, chăn nuôi tăng 1,3%, thủy sản tăng 4,8%, dịch vụ nông nghiệp tăng 7%.

Về giải ngân vốn đầu tư công, tính đến hết ngày 23/8/2020, tổng số vốn đầu tư công của thành phố đã giải ngân gần 21.280 tỷ đồng, đạt 50,5% tổng kế hoạch thành phố đã giao, cao gấp 2,35 lần về số vốn và tăng 1,89 lần về tỷ lệ giải ngân so với cùng kỳ.

Ngoài những điểm sáng nêu trên, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cũng có sự chuyển biến cực với kim ngạch xuất khẩu tháng 8 đạt 3,8 tỷ USD tăng 3% so với tháng trước. 8 tháng đầu năm đạt 28,4 tỷ USD tăng 4% so với cùng kỳ.

Cùng với đó, trong 8 tháng đầu năm thành phố có thêm 27.000 doanh nghiệp thành lập mới số vốn đăng ký 625.200 tỷ đồng, doanh số đóng góp cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu Tư và Sở Tài chính, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi sự bùng phát trở lại của dịch bệnh nhưng nhìn chung kinh tế thành phố đang có chiều hướng phục hồi dần và khả năng tăng nhanh vào quý IV/2020.

Mặc dù được coi là điểm sáng nhưng ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng, tình hình dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi lĩnh vực nhưng sự phục hồi và sức bật của thành phố là rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, các sở, ngành, quận huyện không được phép bằng lòng với những kết quả bước đầu đó, mà phải đặt ra mục tiêu tháng sau cao hơn tháng trước để nỗ lực và hoàn thành kế hoạch năm 2020.

Theo đó, thành phố tiếp tục tập trung mọi nguồn lực để phòng, chống và kiểm soát tốt dịch Covid-19, kiểm soát triệt để nguồn lây bệnh, không để dịch lây lan rộng, đảm bảo an toàn và ổn định tâm lý nhân dân. Đồng thời, triển khai các chính sách hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới hiện nay (gói hỗ trợ lần 2).

Song song đó, triển khai hỗ trợ phát triển nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực và nhóm sản phẩm công nghiệp tiềm năng của thành phố giai đoạn 2021 - 2025. Chuẩn bị các điều kiện về đất đai, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực để thu hút đầu tư chọn lọc. Triển khai thực hiện Đề án phát triển du lịch thông minh trên địa bàn đến năm 2025, tầm nhìn 2030…

Đẩy nhanh hoàn thành các công trình trọng điểm

Theo Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong, vừa qua, lãnh đạo UBND thành phố đã chủ trì cuộc họp với các sơ, ngành, quận huyện để rà soát lại hoạt động đầu tư công và có giải pháp đẩy mạnh trong thời gian tới.

Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và khởi công một số công trình, dự án trên địa bàn. Các Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng các công trình giao thông, các công trình dân dụng và công nghiệp, hạ tầng đô thị cùng Sở Xây dựng, quận Thủ Đức, quận 10, huyện Bình Chánh, Công ty quản lý và kinh doanh nhà thành phố… chuẩn bị lễ khởi công và khánh thành các dự án theo đúng thời gian đề ra.

Trong đó, dự án hầm chui tại nút giao An Sương sẽ tổ chức khánh thành vào ngày 19/9/2020; Dự án lắp đặt cửa van cống ngăn triều Tân Thuận hoàn thành vào 30/9/2020; Dự án Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo khởi công vào 30/9/2020; Khánh thành cầu thép An Phú Đông; dự án thoát nước đường Võ Văn Ngân; Khánh thành hạ tầng kỹ thuật nhà ga bến xe miền Đông mới vào ngày 10/10/2020; Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ khởi công vào ngày 10/10/2020; Xây dựng mới bảo tàng Tôn Đức Thắng và khởi công vào ngày 12/10/2020…

Với các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Sở - ngành liên quan theo dõi, đôn đốc, cùng với chủ đầu tư kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình.

Ngân hàng tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó

Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh TP.HCM– Trần Đình Cường cho hay, đến nay, các ngân hàng thương mại thành phố đã hỗ trợ cho hơn 270.000 khách hàng với số dư nợ là hơn 583.000 tỷ đồng, tập trung hỗ trợ 2 nhóm chủ yếu là giảm lãi suất và cơ cấu lại nợ giữ nguyên nhóm nợ.

Trong đó cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho gần 171.000 khách hàng với dư nợ đạt hơn 142.000 tỷ đồng, miễn giảm lãi cho hơn 18.000 khách hàng với dư nợ đạt gần 54.000 tỷ đồng và cho vay mới lũy hơn 51.000 khách hàng với doanh số đạt hơn 387.000 tỷ đồng. Đã tiếp nhận gần 700 trường hợp doanh nghiệp bị ảnh hưởng thiệt hại do dịch bệnh Covid-19; trong đó đang xử lý 11 trường hợp, đã có kết quả xử lý 714 trường hợp.

Ông Trần Đình Cường khẳng định, nguồn vốn cho vay này là của các ngân hàng thương mại chứ không phải của nhà nước, do đócác ngân hàng này cũng phải đảm bảo và tuân thủ chặt chẽ các điều kiện cho vay để bảo toàn nguồn vốn.

Theo ông Cường, giai đoạn này lãi suất có phần giảm, một mặt do Ngân hàng Nhà nước đã dùng các công cụ chính sách tiền tệ của giảm lãi suất cho vay tái chiết khấu, giảm lãi suất cho vay tái cấp vốn, giảm quy định dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại… do đó các ngân hàng thương mại giảm chi phí vốn, có nguồn tài chính để giảm lãi suất cho vay.

Nguồn: Báo Doanh nghiệp

Từ khóa: kinh tế, TP.HCM, phục hồi

Hội nhập và phát triển

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Lượt truy cập

007391450
Go to top