Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hội nhập và phát triểnHành động nhanh, mạnh mẽ để thúc đẩy nền kinh tế phục hồi

Hành động nhanh, mạnh mẽ để thúc đẩy nền kinh tế phục hồi

13.07-37

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), trong bối cảnh kinh tế thế giới có mức tăng trưởng âm trong quý II-2020, nước ta tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng dương trong 6 tháng đầu năm 2020, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo được các cân đối lớn của nền kinh tế. Tuy nhiên, thách thức trong 6 tháng cuối năm rất lớn, cần những biện pháp mạnh mẽ, chính xác, kịp thời cùng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị nhằm phục hồi và phát triển kinh tế nhanh hơn sau đại dịch COVID-19…

Ảnh hưởng không nhỏ

Bộ KH&ÐT nhận định: Là một nước hội nhập quốc tế sâu rộng, kinh tế Việt Nam cũng chịu nhiều tác động do đại dịch COVID-19, tốc độ tăng trưởng GDP trong 6 tháng đầu năm chỉ ở mức 1,81%. Ðây là mức tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm qua đối với nước ta nhưng so với khu vực và thế giới thì Việt Nam là một trong số ít quốc gia có mức tăng trưởng dương. Ðồng thời, Việt Nam cũng là một trong những nước đầu tiên thoát ra khỏi dịch bệnh, kinh tế phục hồi và tăng trưởng trở lại, có nhiều điểm sáng; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, củng cố được niềm tin của nhân dân và bạn bè quốc tế đối với sự lãnh đạo của Ðảng và năng lực điều hành đất nước của Chính phủ. Ðặc biệt, 6 tháng đầu năm 2020, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, xuất siêu đạt mức 4 tỉ USD, trong đó, xuất khẩu trong khu vực đạt mức khá cao, lên đến 11,7%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 850.300 tỉ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2019 và bằng 33% GDP; giá trị tăng thêm ngành Công nghiệp tăng 2,71%; các hoạt động thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp tiếp tục phục hồi; kích cầu du lịch và tiêu dùng đã quay trở lại, lượng khách du lịch nội địa tăng nhanh; hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển; đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe nhân dân được bảo đảm an toàn…

Trong bối cảnh cả nước triển khai thực hiện mục tiêu “kép”, vừa phòng, chống đại dịch COVID-19, vừa thực hiện các giải pháp hạn chế sụt giảm, phục hồi nền kinh tế, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội thì những tháng đầu năm 2020, ÐBSCL nói chung, TP Cần Thơ nói riêng còn chịu nhiều ảnh hưởng do khô hạn, xâm nhập mặn… Từ đó tiến độ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong 6 tháng đầu năm 2020 chưa đạt yêu cầu, nhiều ngành, lĩnh vực sụt giảm sâu so cùng kỳ năm 2019. Ông Lê Quang Mạnh, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, cho biết: “Nhờ địa phương triển khai kịp thời và hiệu quả các giải pháp của Chính phủ, tăng cường sự đoàn kết, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, thành phố thực hiện đạt kết quả nổi bật với tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) dương, đạt 1,43% so cùng kỳ năm trước; thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho nhân dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, đồng thời giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội…”.

Trong 6 tháng đầu năm, thành phố có tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch COVID-19 chiếm 73,72% tổng số doanh nghiệp; trong 77.700 hộ kinh doanh cá thể thì có đến 47,23% số hộ tạm ngưng hoạt động, 52,77% số hộ bị giảm doanh thu đáng kể. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố thực hiện gói tín dụng ưu đãi cho khách hàng thuộc các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, với số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay 3.352 tỉ đồng cho 1.174 khách hàng; doanh số cho vay mới 12.423 tỉ đồng cho hơn 3.405 khách hàng vay do bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19... 2 tháng 5 và 6-2020, các hoạt động kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh đã khôi phục trở lại với mức tăng cao so với tháng 3 và 4-2020. Ðiều này cho thấy tín hiệu vui kinh tế hồi phục trở lại.

Thúc đẩy phát triển

Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ KH&ÐT, cho biết: “Ðể kích thích tăng trưởng, phục hồi nhanh và thúc đẩy phát triển kinh tế, ngay lúc này chúng ta cần phải có những hành động nhanh, mạnh mẽ hơn. Các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương cần tập trung cao độ; nghiêm túc, quyết liệt, khẩn trương, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các giải pháp đề ra tại các Nghị quyết của Ðảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, như: Kết luận 77-KL/TW ngày 5-6-2020 của Bộ Chính trị, các Nghị quyết số: 01/NQ-CP, 02/NQ-CP; 42/NQ-CP, 84/NQ-CP của Chính phủ; Chỉ thị 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ…”.

Qua đó cần tập trung vào một số vấn đề quan trọng như: tận dụng tối đa thời cơ và cơ hội để tạo động lực mới cho phát triển, nhất là sự đoàn kết, đồng lòng của toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân với tâm thế mới, tinh thần yêu nước, quyết tâm của nhân dân cả nước; khai thác, phát huy tối đa vị thế, uy tín của nước ta trên trường quốc tế sau khi kiểm soát thành công dịch COVID-19 để đón nhận hiệu quả sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế phục vụ phát triển đất nước; tập trung rà soát nhằm phát huy mọi dư địa tăng trưởng trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương, từng dự án lớn, trọng điểm và tiếp tục triển khai mạnh mẽ các chính sách tiền tệ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cho đất nước...

Những tháng cuối năm, TP Cần Thơ sẽ tập trung hỗ trợ, phục hồi nhanh sản xuất, kinh doanh; nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động; đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế. Trong đó, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy kinh tế phát triển, bảo đảm an sinh xã hội trên tinh thần không chủ quan, lơ là trước nguy cơ tiềm ẩn lây lan, lây nhiễm chéo của dịch bệnh COVID-19; thực hiện kịp thời, minh bạch các chủ trương về giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, rà soát các loại phí, lệ phí, đề xuất mức miễn, giảm phù hợp để tổ chức thực hiện trên toàn địa bàn. Triển khai kịp thời các giải pháp, hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục thiếu hụt lao động, kết nối cung - cầu, giải quyết việc làm cho người lao động; tăng cường kết nối cung - cầu giữa các địa phương, thực hiện có hiệu quả các giải pháp kích cầu tiêu dùng nội địa, phát triển thị trường trong nước, liên kết tiêu thụ sản phẩm…

Ông Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh: “Chúng ta hiện đang kiểm soát thành công COVID-19 ở trong nước, nhưng không được phép chủ quan trước dịch bệnh, không được mất động lực chống dịch trong bối cảnh đất nước an toàn trong khi nhiều nước còn đang vật lộn với dịch bệnh. Bối cảnh thế giới đã và đang đặt ra những thách thức lớn trong cả ngắn hạn, trung và dài hạn đối với nền kinh tế Việt Nam, nhưng cũng mở ra những cơ hội và động lực mới cho phát triển đất nước. Ðiều này cần sự nỗ lực phấn đấu, khai thác cơ hội, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh của từng địa phương trên cả nước”.

Nguồn: Báo Cần Thơ

Từ khóa: hành động, nhanh, mạnh mẽ, thúc đẩy, nền kinh tế, phục hồi

Hội nhập và phát triển

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Lượt truy cập

007371102
Go to top