Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm Hội nhập quốc tế phối hợp cùng Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức thành công Hội thảo: “Cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội hay thách thức với doanh nghiệp”

Trung tâm Hội nhập quốc tế phối hợp cùng Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức thành công Hội thảo: “Cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội hay thách thức với doanh nghiệp”

07.01.05

Sáng ngày 25/06 tại TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức Hội thảo: “Cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội hay thách thức với doanh nghiệp”. Hội thảo thu hút hơn 150 đại biểu tham dự là đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, Hội Doanh nghiệp, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các chuyên gia và các cơ quan truyền thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS Trần Du Lịch, Thành viên tổ tư vấn kinh tế của Tủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết chiến tranh thương mại Mỹ- Trung bắt đầu từ tháng 3/2018, bề nổi của cuộc chiến này là các đòn áp thuế quan lẫn nhau giữa hai cường quốc, nhưng phần chìm của vấn đề lại chính là việc cạnh tranh về công nghệ số. Nếu biết tận dụng cơ hội, thương chiến sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia hội nhập hàng đầu thế giới, do vậy, vấn đề vĩ mô cần phải được chú trọng trong bối cảnh chiến tranh thương mại ngày càng leo thang.

Phát biểu chào mừng Hội thảo, PGS. TS Nguyễn Văn Trình, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thành phố cho biết khi cuộc chiến thương mại bắt đầu vào tháng 3 năm ngoái, Ủy ban nhân dân thành phố đã giao cho Viện nghiên cứu phát triển nghiên cứu về tác động của cuộc chiến, cập nhật tình hình diễn biến, tham vấn các doanh nghiệp và chuyên gia tham mưu cho chính quyền và doanh nghiệp Thành phố chủ động trước những tác động của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung.

Báo cáo tại Hội thảo, Ông Phạm Bình An, Giám đốc Trung tâm Hội nhập quốc tế TP. HCM (CIIS) cho biết diễn biến của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung cho đến nay có thể chia làm ba giai đoạn chính: áp thuế lẫn nhau trong năm 2018; tạm ngưng để đàm phán từ cuối năm 2018 đến đầu tháng 5/2019 và đàm phán thất bại, tiếp tục áp thuế vào tháng 10/5/2019. Cán cân thương mại của Việt Nam hiện đang nằm giữa kim ngạch xuất nhập khẩu của cả Trung Quốc và Hoa Kỳ. Xung đột thương mại lan rộng không chỉ trong lĩnh vực thương mại và công nghệ mà cao hơn là vấn đề về không gian phát triển.Với xu hướng thương chiến leo thang như hiện nay, nguy cơ hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt Nam để xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ để tránh thuế quan là rất cao. Ngày 29/5/2019 vừa qua, Mỹ đánh giá các đối tác thương mại lớn về vấn đề thao túng tiền tệ, trong đó Việt Nam bị Mỹ đưa vào danh sách 21 quốc gia bị theo dõi “thao túng tiền tệ” theo tiêu chí mới.

Bên cạnh đó, theo TS Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Trung Quốc (Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách-VERP) cho rằng nếu chiến tranh thương mại kéo dài thì chúng ta cần phải có một chiến thuật dài hạn để ứng phó. Theo ông Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản vào cuối tháng 6 này dự kiến chỉ có thể nối lại đàm phán giữa các bên chứ không thể đưa ra bất kỳ một thoả thuận nào. Suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu và chủ nghĩa bảo hộ gia tăng đang gây bất lợi cho nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm 2019 đã giảm 5.8% so vời cùng kỳ trong khi hàng Trung Quốc hiện đang xuất khẩu mạnh sang các thị trường xung quanh, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, đồng nhân dân tệ mất giá cũng gây sức ép không nhỏ lên hàng hoá xuất khẩu Việt Nam. Dòng vốn FDI tràn sang Việt Nam có thể tạo ra sức ép về các vấn đề quy hoạch ngành, tiêu chuẩn công nghệ và môi trường.

07.01.06

Hình: Ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Trường Đại học Fulbright Việt Nam
tham gia trình bày tại Hội thảo

Chia sẻ tại Hội thảo, Ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Trường Đại học Fulbright Việt Nam cũng cho biết tăng trưởng toàn cầu hiện nay đang suy giảm ở phần lớn các nền kinh tế trên thế giới trong đó có Việt Nam. Theo ông, với bối cảnh chiến tranh leo thang như hiện nay, tác động đối với tăng trưởng toàn cầu chắc chắn sẽ tiêu cực thêm trong thời gian tới, kéo theo những phản ứng từ chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương của mỗi nước. Cuối cùng, tác động của chiến tranh thương mại sẽ góp phần làm nới lỏng chính sách tiền tệ của các nước.

Cũng theo Luật sư Bùi Văn Thành, Trưởng Văn phòng Luật sư Mặt trời Mới- Hội đồng Khoa học Pháp lý Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đang dịch chuyển nhà máy sản xuất sang Việt Nam, trong đó “tốc độ” đang là vấn đề cấp thiết hiện nay. Việt Nam cần tận dụng cơ hội nhằm thu hút thêm vốn đầu tư từ Trung Quốc thông qua cắt giảm bớt các thủ tục hành chính phức tạp và mất nhiều thời gian, liên quan đến giấy phép thành lập doanh nghiêp, dự án khi đã có giấy chứng nhận đầu tư phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường, thẩm định báo cáo, đề án phòng cháy chữa cháy, xuất xứ hàng hoá,v.v…Đồng thời, khả năng tiếp cận đất đai để xây dựng nhà máy của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam cũng hết sức hạn chế.

Tại Hội thảo, Luật sư Ken Đạt Dương, Luật sư điều hành Công ty Luật TDL tại Hoa Kỳ cũng cho biết trước khi chiến tranh thương mại xảy ra, nhiều doanh nghiệp Mỹ cũng đã đặt nhà máy sản xuất ở Việt Nam như Coca Cola, Intel,.. Tuy nhiên, Việt Nam hiện nay vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu về để gia công sản phẩm trong nước, nguy cơ tiềm ẩn hàng xuất khẩu Việt Nam sẽ bị Mỹ đánh thuế quan cao. Theo ông, sản phẩm có hàm lượng nguyên liệu trên 51% sẽ được xem là có xuất xứ tại Việt Nam. Phần lớn các công ty Mỹ hiện nay đều tìm cách sát nhập hoặc liên doanh với các công ty Việt Nam nhằm đối phó trong ngắn hạn với chiến tranh thương mại.

Phiên thảo luận cuối chương trình tập trung giải đáp vướng mắc của doanh nghiệp xoay quanh các nội dung về những cơ hội, thách thức của doanh nghiệp liên quan hoạt động xuất nhập khẩu, những dự báo tác động của cuộc chiến trong tương lai cũng như cách thức phòng ngừa những rủi ro trước những bất ổn của thương mại thế giới. Trong phần này, hầu hết các đại biểu đều tham gia thảo luận và đặt câu hỏi sôi nổi, đa phần các câu hỏi đều được các diễn giả giải đáp thỏa đáng, tính kết nối giữa cơ quan chính quyền và doanh nghiệp trở nên thiết thực và hiệu quả cao.

Trong thời gian tới, Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục phối hợp cùng các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động phổ biến thông tin chuyên sâu cho doanh nghiệp về những diễn biến, tác động của cuộc chiến thương mại với nhiều chủ đề đa dạng, hữu ích và thiết thực./.

Nguồn: CIIS

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007387422
Go to top