Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm Hội nhập quốc tế phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương tổ chức thành công Hội Thảo Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định CPTPP

Trung tâm Hội nhập quốc tế phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương tổ chức thành công Hội Thảo Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định CPTPP

27.02.01

Sáng ngày 27/02, Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Hướng dẫn tận dụng lợi ích từ quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)” tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo nhận được sự quan tâm và đăng ký tham dự của hơn 600 đại biểu là đại diện đến từ các Sở ban ngành, Hiệp hội/ hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn Thành phố và các tỉnh thành phía Nam.

Phát biểu khai mạc buổi Hội thảo, Ông Phạm Bình An, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức có hiệu lực với Việt Nam từ 14/01/2019. Hiệp định CPTPP đã tạo ra một không gian thương mại tự do cho 11 quốc gia với quy mô dân số 500 triệu người, tổng GDP vượt hơn 10 nghìn tỷ USD, giao dịch thương mại gần 5.000 tỷ USD. CPTPP là một trong những hiệp định thương mại tự do quan trọng nhất của Việt Nam, không chỉ về tầm vóc quy mô, mà còn về độ sâu của các cam kết, theo hướng xóa bỏ hàng rào thuế quan, đơn giản hóa hàng rào phi thuế, thiết lập các tiêu chuẩn cao về hoạt động kinh doanh và cải thiện về thể chế, giúp tăng cường giao thương, phát triển kinh tế bền vững. Dự kiến đến năm 2035, CPTPP có thể giúp GDP Việt Nam tăng 1,32%, xuất khẩu tăng 4,04%, nhập khẩu tăng 3,8%, tạo thêm 20.000 - 26.000 việc làm mỗi năm. Với ưu đãi từ CPTPP, nhiều ngành hàng như thực phẩm, đồ uống, thuốc lá; may mặc, hàng da; hóa chất, sản phẩm da và nhựa... sẽ được hưởng lợi và có mức tăng trưởng cao. Theo Ông Phạm Bình An, mặc dù CPTPP mang lại nhiều cơ hội trong việc mở cửa thị trường xuất khẩu nhưng để tận dụng hiệu quả các lợi ích từ Hiệp định doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo quy tắc xuất xứ - điều kiện tiên quyết để hưởng ưu đãi thuế quan.

Chia sẻ tại Hội thảo, Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết với tinh thần khẩn trương xây dựng văn bản nội luật hóa nhằm thực hiện các cam kết tại Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (sau đây gọi là Hiệp định CPTPP), Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 03/2019/TT-BCT ngày 22/01/2019 quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP. Thông tư số 03/2019/TT-BCT sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 8 tháng 03 năm 2019. Thông tư gồm 5 Chương, 33 Điều và 9 Phụ lục. So với các FTA Việt Nam đã ký kết và tham gia, quy tắc xuất xứ hàng hóa CPTPP có một số điểm mới về quy tắc xuất xứ bộ hàng hóa; quy tắc xuất xứ hàng tân trang, hàng tái chế tạo; công thức tính RVC; quy định De minimis; C/O mẫu CPTPP; cơ chế chứng nhận xuất xứ và quy trình chứng nhận, kiểm tra xuất xứ hàng hóa. Đối với công thức tính RVC, ngoài công thức tính RVC gián tiếp và RVC trực tiếp, có thêm công thức tính RVC theo trị giá tập trung và công thức tính RVC theo chi phí tịnh (chỉ áp dụng với ô tô và phụ tùng ô tô). Riêng đối với danh mục PSR, Hiệp định CPTPP quy định chi tiết theo công đoạn sản xuất cụ thể gồm 3 danh mục: danh mục PSR đối với mặt hàng dệt may, danh mục PSR đối với xe và các bộ phận, phụ kiện và danh mục PSR đối với các mặt hàng còn lại. C/O mẫu CPTPP sẽ được cấp cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, bao gồm các thông tin tối thiểu theo quy định tại Hiệp định CPTPP. Về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hàng xuất khẩu từ Việt Nam áp dụng cơ chế C/O do cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền cấp; thời gian chuyển tiếp thực hiện cơ chế nhà xuất khẩu đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện từ 5 đến 10 năm theo hướng dẫn của Bộ Công Thương; cơ chế nhà nhập khẩu Việt Nam được tự chứng nhận xuất xứ sẽ áp dụng sau 5 năm kể từ ngày CPTPP có hiệu lực.

Tham gia tại Hội thảo, Ông Vũ Hùng Thịnh, Phó Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đã giới thiệu quy định quy tắc xuất xứ áp dụng đối với hàng dệt may, thủy sản, giày dép khi xuất khẩu đi các nước thành viên Hiệp định CPTPP. Riêng đối với hàng dệt may, áp dụng nguyên tắc 03 công đoạn bao gồm tạo sơ, xe sợi; dệt và hoàn thiện vải; cắt may. Về nguồn nguyên liệu thiếu hụt khi sản xuất sản phẩm dệt may, doanh nghiệp sẽ được phép nhập khẩu từ ngoài khối đối với 187 loại vải, sợi không có sẵn trong Hiệp định CPTPP để cắt may thành thành phẩm xuất khẩu. Trong CPTPP, tỷ lệ “linh hoạt” De Minimis được quy định riêng đối với hàng dệt may, với sợi, vải (chương 50 – 60) quy định xơ, sợi không có xuất xứ vẫn là được coi là có xuất xứ nếu tổng trọng lượng của xơ hoặc sợi đó không vượt quá 10% trọng lượng sợi, vải; quần áo may sẵn (chương 61 – 63) quy định xơ, sợi không có xuất xứ không vượt quá 10% tổng trọng lượng sợi, vải. Ngoài ra, tại Hội thảo, ông Vũ Hùng Thịnh cũng hướng dẫn cho doanh nghiệp tham dự về các nội dung cần kê khai trên C/O mẫu CPTPP; cơ chế xác minh, kiểm tra; phương thức và trình tự kiểm tra tính hợp lệ của C/O mẫu CPTPP.

Phiên thảo luận cuối chương trình tập trung giải đáp vướng mắc của doanh nghiệp xoay quanh các nội dung về thời gian chính thức được cấp C/O mẫu CPTPP, hiệu lực hồi tố đối với các lô hàng đã xuất khẩu trước ngày Thông tư số 03/2019/TT-BCT có hiệu lực, sự khác biệt về quy tắc xuất xứ trong Hiệp định CPTPP so với các FTA Việt Nam đã ký kết... Trong phần này, hầu hết các đại biểu đều tham gia thảo luận và đặt câu hỏi sôi nổi, đa phần các câu hỏi đều được các diễn giả giải đáp thỏa đáng, tính kết nối giữa cơ quan chính quyền và doanh nghiệp trở nên thiết thực và hiệu quả cao.

Hội thảo hôm nay nằm trong chuỗi các hoạt động triển khai Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại TP. HCM theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và nhu cầu của các doanh nghiệp. Trong thời gian tới, Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục phối hợp cùng Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động phổ biến thông tin chuyên sâu cho doanh nghiệp về tiếp cận thị trường CPTPP với đa dạng chủ đề hữu ích và thiết thực.

Nguồn: Trung tâm CIIS

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007391397
Go to top